Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận đồn Kiên Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Tóm tắt chiến tranh
|conflict=Trận đồn Kiên Giang
|partof= chiến tranh thuộc địa chống Đế quốc Pháp
|date=[[16 tháng 16]], [[1868]]
|place= [[Rạch Giá]], [[Kiên Giang]]
|result= Nghĩa quân Việt trước thắng, sau thua.
|combatant1=Nghĩa quân [[Nam Kỳ]]
|combatant2=[[Hình:Flag of France.svg|22px]] Quân đội viễn chinh Đế quốc Pháp
|commander1= Quản cơ [[Nguyễn Trung Trực]] (chỉ huy chính)
|commander2= Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart
|strength1=Khoảng 100 nghĩa quân
|strength2= Không rõ
|casualties1= Phó tướng [[Lâm Quang Ky]] bị bắt (sau trận bị giết chết). Các thiệt hại khác: Không rõ.
|casualties2=5 sĩ quan Pháp, 67 lính (gồm người Pháp & người Việt) bị giết chết. Bị mất khoảng trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược.
|}}
[[Hình:Tượng Nguyễn Trung Trực mới.jpg|nhỏ|phải|180px| Tượng đài Nguyễn Trung Trực (mới) tại công viên trung tâm, T.P Rạch Giá.]]
'''Trận đồn Kiên Giang'''<ref>Đồn (hay thành) Rạch Giá, còn gọi là đồn Kiên Giang hay đồn Săn Đá (có người gọi trại ra là Sơn Đá). Chữ “săn đá” âm từ chữ soldat (lính) mà ra. Đồn này có từ thời "cựu trào" (chữ dùng của [[Sơn Nam]]). Khi Pháp đến chiếm Rạch Giá liền cho xây lại bằng đá tảng. Về sau, Pháp dùng tòa thành này làm cơ quan hành chính (tức Tòa Bố) của tỉnh. Năm [[1945]], dân chúng tràn vào thành, đem hết giấy tờ ra bùng binh chợ Rạch Giá đốt cháy, khiến mất mát rất nhiều tài liệu quý (Sách ''Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực'' (tr. 142). Vị trí đồn khi xưa, nay nằm trong khuôn viên UBND tỉnh Kiên Giang, bên bờ Sông Kiên, gần đình thờ Nguyễn Trung Trực và cửa biển Rạch Giá.</ref> hay '''trận đồn Rạch Giá''' xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868 và kết thúc khoảng năm ngày sau đó. Cuộc đánh chiếm này do [[Nguyễn Trung Trực]] khởi xướng, và đã gây cho [[Pháp]] nhiều thiệt hại. Tuy quân Việt làm chủ tòa thành có năm ngày, nhưng sự kiện này đã được tác giả George Diirrwell đánh giá là ''một sự kiện bi thảm'' (un événement tragique)<ref name="a">Theo George Diirrwell, ''Bulletin de la Société des Etudes Indochine de Saigon'', [[Sài Gòn]], tr.40.</ref> của [[thực dân Pháp]] ở [[Việt Nam]].
Hàng 14 ⟶ 29:
==Trận đồn Kiên Giang==
===Đánh chiếm đồn===
[[File:Nồi đồng.jpg|nhỏ|phải|180px|Nồi đồng dùng để nấu ăn và vũ khí tự tạo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sử dụng tại Ba Trại, Hòn Chông.]]
Sau khi nắm được tình hình<ref>Sách ''Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực'' (tr. 56) và ''Việt sử tân biên'' (quyển 5, tập thương, tr. 197) đều nói rằng người đi dò xét đồn là chị em bà Điều (Bà Điều, còn gọi là bà Đỏ, vợ Nguyễn Trung Trực).</ref> của đối phương và tập trung xong lực lượng; vào khoảng nửa đêm ngày [[16 tháng 6]] năm 1868, Nguyễn Trung Trực cùng đoàn nghĩa quân bất ngờ dùng ghe chèo di chuyển theo bờ biển, đổ bộ lên bờ rạch Lăng Ông (Rạch Giá)<ref>Rạch Lăng Ông xưa nằm cạnh đền thờ Cá Ông (nay là đền thờ Nguyễn Trung Trực), bên bờ Sông Kiên, và gần cửa biển Rạch Giá. Hiện rạch đã bị lấp để làm con lộ nhựa.</ref>.
 
Hàng 22 ⟶ 36:
:''Đồn Rạch Giá bị tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868. Trung úy hải quân kiêm thanh tra địa phương, người ở đây gọi là Chánh Phèn, vì bộ râu vàng hoe, là một trong những người bị giết trước tiên. Trung úy Sauterne chỉ huy đồn lính bị giết chết sau một chập chống trả mãnh liệt. Đồn này gồm 30 người, ngủ say cạnh những khẩu súng của họ đều bị hạ sát. Khoảng 12 người họp lại mở vòng vây chạy tản mác vào làng. Vì lạ người lạ cảnh, họ bị giết lần lượt bằng chĩa ba, chỉ trừ Duplessis, tên này chạy trốn trong lùm bụi và được một ông lão và một người đàn bà Việt Nam cho ăn. Một viên chủ của sở thâu thuế tự vệ một lúc lâu bằng súng, cuối cùng cũng bị hạ sát với đứa con gái và đứa con trai nhỏ. Mấy tên thông ngôn và viên chức Việt nam làm việc cho người Pháp bị bắt và bị giết vừa lúc quân Pháp vừa lúc quân Pháp trở lại (phản công). Lúc Pháp tái chiếm Rạch Giá, những người Cao Miên quanh vùng dẫn tên Duplessis cho Thiếu tá Ausart và bắt đầu lục soát tìm bắt nghĩa quân...<ref>Alfred Schreiner, ''Abrégéde I’histoire D’ An nam'', 2è Éd. [[Sài Gòn]], 1906. Dẫn theo sách ''Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực'' (Nxb QĐND, 2008, tr. 142).</ref>
===Bị phản công===
[[File:Nồi đồng.jpg|nhỏ|phải|180px|Nồi đồng dùng để nấu ăn và vũ khí tự tạo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sử dụng tại Ba Trại, Hòn Chông.]]
Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), Bộ chỉ huy Pháp ở [[Mỹ Tho]] mới nhận được tin dữ, liền cử Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart mang quân từ [[Vĩnh Long]] sang tiếp cứu. Trong đội quân này, có Đại úy Dismuratin, chỉ huy một phân đội lính thủy đánh bộ, Trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà. Ngoài ra còn có Trung úy Hải quân Richard, [[Trần Bá Lộc|Tổng đốc Lộc]], [[Tổng Đốc Phương]] đi theo làm phụ tá...
 
Đến ngày 21, đoàn quân trên theo [[kênh Thoại Hà]] tiến đến Sọc Suông (nay thuộc xã Tân Hội, huyện [[Tân Hiệp]], Kiên Giang) và bắt đầu phản công dữ dội. Một vài trận kịch chiến đã diễn ra, nhưng trước vũ khí quá mạnh của đối phương, Nguyễn Trung Trực đành phải cho quân rút về đồn Rạch Giá, rồi rút tiếp ra Hòn Chông. Một số nghĩa quân theo không kịp, chạy trốn tản mác tại Rạch Giông (cách chợ Rạch Giá khoảng 3 [[km]]) và Rạch Kim Quy (nay thuộc xã Vân Khánh Đông, huyện [[An Minh]], Kiên Giang). Ngay sau khi tái chiếm đồn, A. Léonard Ausart liền sai lính đi tìm bắt các nghĩa quân đang lẩn trốn...
 
===Thiệt hại===
Sau trận đồn Rạch Giá, hai bên đã bị thiệt hại như sau: