Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
/* Giai đoạn đầu của nhà nước Cộng hoà
Dòng 146:
Vì thời cuộc chuyển biến quá nhanh và sự tuyên bố độc lập của các tỉnh khỏi triều đình nhà Thanh, Viên Thế Khải cảm thấy cần thiết phải đàm phán với những người Cách mạng. Viên Thế Khải đồng ý chấp nhận Trung Hoa Dân Quốc, và vì vậy Tân quân cũng quay sang chống lại nhà Thanh. Chuỗi sự kiện này buộc hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, [[Phổ Nghi]], phải thoái vị ngày [[12 tháng 2]] theo sức ép của Viên Thế Khải với [[Hiếu Định hoàng hậu]], người đã ký giấy thoái vị chính thức. Tuy nhiên, Phổ Nghi được phép tiếp tục sống trong [[Tử Cấm Thành]]. Trung Hoa Dân Quốc chính thức trở thành chính thể tiếp nối triều đình nhà Thanh.
 
===Giai đoạn đầu của nhà nước Cộng hoà ăn thịt vịt sống còn lông===
Ngày [[1 tháng 1]], [[1912]], Tôn Dật Tiên chính thức tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc và lên làm [[Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc|Tổng thống lâm thời]] tại Nam Kinh. Nhưng quyền lực ở Vịt Chiến [[Bắc Kinh]] THối đã rơi vào tay [[Viên Thế Khải]], người đã kiểm soát được toàn bộ [[Bắc Dương quân]], lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Quốc thời đó. Để ngăn chặn [[nội chiến]] và những can thiệp có thể xảy ra từ phía bên ngoài gây phương hại cho nhà nước Cộng hòa non trẻ, Tôn Dật Tiên đồng ý với đề xuất của Viên Thế Khải về việc thống nhất đất nước dưới quyền kiểm soát của một chính phủ do Viên Thế Khải cầm đầu. Ngày [[10 tháng 3]] tại Bắc Kinh, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống lâm thời thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc.
 
[[Tập tin:Chinese republic forever.jpg|nhỏ|270px|Một áp phích kỷ niệm vị Tổng thống vĩnh viễn của Trung Hoa Dân Quốc [[Viên Thế Khải]] và Tổng thống lâm thời của nhà nước Cộng hoà [[Tôn Dật Tiên]].]]
Dòng 160:
Tuy nhiên, Cuộc cách mạng thứ hai không mang lại lợi ích cho Quốc Dân Đảng. Lãnh đạo lực lượng quân sự của Quốc Dân Đảng ở [[Giang Tây]] bị quân của Viên Thế Khải đánh bại ngày 1 tháng 8 và [[Nam Xương]] bị chiếm đóng. Ngày 1 tháng 9, Nam Kinh thất thủ. Khi cuộc nổi dậy bị đàn áp, Tôn và những người lãnh đạo khác của cuộc cách mạng phải bỏ chạy sang [[Nhật Bản]]. Tháng 10 năm 1913 một nghị viện bù nhìn bầu Viên Thế Khải làm [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]], và trao nhiều quyền lực to lớn cho chính phủ của ông ta. [[Đoàn Kỳ Thụy]] và các vị tướng lĩnh được tin cậy khác trong Bắc Dương Quân được trao các chức vụ chủ chốt trong nội các. Để có được sự thừa nhận từ bên ngoài, Viên Thế Khải phải chấp nhận cho [[Ngoại Mông]] và [[Tây Tạng]] được tự trị. Trung Quốc vẫn là một [[nước bị bảo hộ]], nhưng họ phải cho phép [[Nga]] tự do hoạt động ở vùng Ngoại Mông và [[Tuva|Tanna Tuva]] và [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] tiếp tục giữ ảnh hưởng tại Tây Tạng.
 
=== ViênVịt Thế Khải và cuộc chiến tranh giữ nước ===
[[Tập tin:Yuan shikai.jpg|nhỏ|trái|200px|Viên Thế Khải]]
Tháng 11, [[Viên Thế Khải]], vị tổng thống hợp pháp ra lệnh cho Quốc Dân Đảng tự giải tán và buộc mọi thành viên của đảng này rời khỏi nghị viện. Vì đa số thành viên nghị viện là đảng viên Quốc Dân Đảng, nghị viện không có đủ [[số đại biểu cần thiết]] và vì thế không thể được triệu tập. Tháng 1 năm 1914 Viên Thế Khải chính thức đình chỉ nghị viện. Tháng 2 ông kêu gọi triệu tập một cuộc hội nghị nhằm sửa đổi Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc. Hiến pháp sửa đổi trao nhiều quyền lực to lớn cho Viên Thế Khải, cho phép ông tuyên chiến, ký kết các hiệp ước, và chỉ định các chức vụ mà không cần sự đồng thuận từ phía lập pháp. Tháng 12 năm 1914, ông tiếp tục sửa đổi luật pháp, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống thành mười năm với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế. Đặc biệt, Viên Thế Khải còn chuẩn bị để lên ngôi hoàng đế.