Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiết Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{commonscat → {{thể loại Commons using AWB
n AlphamaEditor
Dòng 55:
[[Nhà Tùy]] tái thống nhất Trung Quốc và xây dựng con kênh lớn [[Đại Vận Hà]] nối [[Hàng Châu]] với [[bình nguyên Hoa Bắc]], mang lại cho Chiết Giang một đường kết nối quan trọng với các trung tâm của văn minh Trung Hoa. Thời [[nhà Đường]] là thời hoàng kim của Trung Hoa. Khi đó, Chiết Giang là một phần của [[Giang Nam Đông đạo]] (江南東道) và bắt đầu phát triển thịnh vượng. Về sau, khi nhà Đường sụp đổ, đa phần lãnh thổ của [[ngô Việt|nước Ngô Việt]] thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]] là tại Chiết Giang.
 
[[Nhà Tống|Bắc Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào khoảng năm [[960]]. Trong thời nhà Tống, sự giàu có thịnh vượng của miền Nam Trung Quốc bắt đầu vượt miền Bắc Trung Quốc. Sau khi miền Bắc bị người [[Nữ Chân]] xâm chiếm vào năm [[1127]], Chiết Giang tiến vào thời cực thịnh: [[Hàng Châu]] trở thành kinh đô của [[Nhà Tống|Nam Tống]]. Nổi tiếng vì vẻ đẹp và sự giàu có, thành phố này có thể đã là thành phố lớn nhất thế giới vào thời đó.<ref>{{chú thích web|last=Rosenberg|first=Matt T.|title=Largest Cities Through History|url=http://geography.about.com/library/weekly/aa011201a.htm|publisher=About.com Geography|accessdate=2012-11-ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref> Kể từ đó đến nay, trong văn hóa Trung Hoa, cùng với vùng Nam [[Giang Tô]] lân cận, vùng Bắc Chiết Giang đã đồng nghĩa với sự xa hoa và giàu có. Chiến thắng của quân [[đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] và việc thành lập [[nhà Nguyên]] năm [[1279]] đã kết thúc vai trò quan trọng về chính trị của Hàng Châu, tuy nhiên, thành phố này vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng; [[Marco Polo]] đã đến thăm Hàng Châu, ông gọi thành phố này là "Kinsay" và gọi đây là "thành phố sang trọng và đẹp đẽ nhất" trên thế giới.<ref>{{chú thích web|last=Halsall|first=Paul|title=Medieval Sourcebook: Marco Polo: The Glories Of Kinsay [Hangchow] (c. 1300)|url=http://www.fordham.edu/halsall/source/polo-kinsay.asp|publisher=Fordham University|accessdate=2012-11-ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
[[Tập tin:Ceramic planter from the Ming Dynasty.jpg|nhỏ|trái|240px|Đồ sứ ba chân thời [[nhà Minh]] phát hiện tại tỉnh Chiết Giang. Hiện được trưng bày tại [[viện Smithsonian]] ở [[Washington, D.C.]]]]
 
=== Thời Minh ===
[[Nhà Minh]], triều đại đánh đuổi được người Mông Cổ vào năm [[1368]], là triều đại đầu tiên thiết lập đơn vị hành chính cho riêng Chiết Giang, [[Chiết Giang thừa tuyên bố chánh sứ ti]] (浙江承宣布政使司), và kể từ đó ranh giới của tỉnh hầu như không thay đổi. Thời nhà Minh, Chiết Giang có 11 phủ và 75 huyện. Thời Minh, Chiết Giang là một vùng quan trọng về thuế, đương thời Gia Hưng và Hồ Châu là những vùng sản xuất tơ sống chủ yếu. Tuy nhiên, do [[Trương Sĩ Thành]] (张士诚) và [[Phương Quốc Trân]] (方国珍) đối kháng với triều đình, Chu Nguyên Chương đã thực hiện chính sách [[hải cấm]], tiến hành phong tỏa các khu vực duyên hải của Chiết Giang, do vậy nền thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng của tỉnh có khuynh hướng suy giảm. Theo chính sách "Hải cấm", cư dân duyên hải bị buộc phải di chuyển vào sâu trong nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của họ.<ref>{{chú thích web|title=海禁与锁国|url=http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/mtlddf/2008-03/21/content_13222900.htm|publisher=中国网|accessdate=2012-11-ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref> Năm [[Hồng Vũ (niên hiệu)|Hồng Vũ]] thứ 19 (1386), hơn 30.000 cư dân tại 46 đảo [[Chu San|Chu Sơn]] bị bách phải chuyển vào nội địa, năm sau, huyện đảo duy nhất khi ấy là Xương Quốc huyện (tức Chu Sơn ngày nay) bị phế bỏ.<ref>[http://www.zsctrip.com/culture/history/07051363.shtml 王国祚面奏皇帝的内幕],舟山文化旅游网</ref> Đến những năm [[Gia Tĩnh (niên hiệu)|Gia Tĩnh]], Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hải tặc [[Uy khấu]], nặng nề nhất là Phúc Kiến và Chiết Giang.
 
=== Thời Thanh ===
Dòng 92:
 
=== Sông hồ ===
Trong nhiều năm, bình quân tổng lượng tài nguyên nước của tỉnh là 93,7 tỷ m³, xét trên một đơn vị diện tích thì xếp thứ 4 toàn quốc, song do tỉnh có mật độ dân số cao, bình quân tài nguyên nước chỉ là 2.008 m³/người, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, thấp nhất là bình quân tài nguyên nước trên người tại quần đảo Chu Sơn, với chỉ 600 m³/người.<ref>{{chú thích web|title=浙江省水资源概况:七山一水两分田|url=http://zjnews.zjol.com.cn/05zjnews/system/2007/03/19/008261194.shtml|publisher=浙江在线新闻网站|accessdate=2012-11-ngày 8 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
Hệ thống các sông tại tỉnh Chiết Giang có đặc điểm đại bộ phận là các sông ngắn, có lưu vực hẹp. diện tích sông và hồ chiếm 6,4% tổng diện tích của tỉnh. Do Chiết Giang có địa thế cao ở tây nam và thấp ở đông bắc, đa số các sông bắt nguồn từ tây bộ hoặc trung bộ, chảy theo hướng đông hoặc đông bắc rồi đổ vào [[biển Hoa Đông]].
 
Sông dài nhất và có diện tích lưu vực lớn nhất tại Chiết Giang là sông [[Tiền Đường]]; dòng đầu nguồn chính là [[sông Tân An|Tân An]], bắt nguồn từ khu vực [[Huy Châu]] của tỉnh An Huy; dòng đầu nguồn phía nam là sông Lan, bắt nguồn từ huyện [[Khai Hóa]]. Hai dòng đầu nguồn này đến trấn Mai Thành của [[Kiến Đức, Hàng Châu|Kiến Đức]] thì hợp dòng rồi đổ vào [[vịnh Hàng Châu]]. Hệ thống chi lưu của sông Tiền Đường còn có sông Kim Hoa, sông Phân Thủy, sông Phổ Dương, sông Tào Nga. Hiện tượng [[thủy triều]] trên sông Tiền Đường là một cảnh quan trứ danh, cả [[thiên hạ]] biết đến. Ở bắc bộ Chiết Giang, [[sông Điều]] (苕溪) đổ nước vào [[Thái Hồ]], là một bộ phận của lưu vực Trường Giang. Với 5 sông lớn đổ trực tiếp ra biển Hoa Đông là sông Âu, sông Linh, sông Dũng, sông Phi Vân và sông Ngao, chúng được gọi là "Chiết Giang thất đại thủy hệ". Sông Tào Nga trước đây được xem là một lưu vực sông độc lập đổ thẳng ra biển song hiện nay được xem là một chi lưu lớn cuối cùng của sông Tiền Đường, do đó đôi khi người ta đưa sông Tào Nga vào thất đại thủy hệ, trở thành Chiết Giang bát đại thủy hệ.<ref>{{chú thích web|title=浙江省整治境内八大水系|url=http://news.cnnb.com.cn/system/2006/01/08/005062476.shtml|publisher=中国宁波网|accessdate=2012-11-ngày 8 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
Thái Hồ nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Chiết Giang và Giang Tô, khu Ngô Hưng và huyện [[Trường Hưng (huyện)|Trường Hưng]] của Hồ Châu nằm ở bờ nam của Thái Hồ. Ngoài Tây Hồ, trên địa phận Chiết Giang còn có [[Tây Hồ (hồ Hàng Châu)|Tây Hồ]], [[hồ Đông Tiền]] (东钱湖) cùng trên 30 hồ có dung tích trên 1 triệu m³. Hồ Đông Tiền là hồ tự nhiên lớn nhất tại Ninh Ba, diện tích bề mặt là 19,89&nbsp;km². Các hồ nổi tiếng là Tây Hồ của Hàng Châu, [[Nam Hồ (Gia Hưng)|Nam Hồ]] tại Gia Hưng, [[Đông Hồ (Thiệu Hưng)|Đông Hồ]] tại Thiệu Hưng. Hồ nhân tạo lớn nhất Chiết Giang là [[hồ Thiên Đảo]] (千岛湖), tức hồ chứa sông Tân An, diện tích mặt hồ là 573&nbsp;km².
Dòng 115:
=== Khoáng sản ===
[[Tập tin:East China sea digging map.svg|nhỏ|phải|Vị trí các mỏ dầu khí (chấm đỏ) trên biển Hoa Đông nằm gần vùng biển tranh chấp]]
Chiết Giang là một tỉnh nhỏ về tài nguyên [[khoáng sản]], chủ yếu là khoáng sản [[phi kim]]. Chiết Giang đứng đầu cả nước về trữ lượng than [[antraxit]], [[anulit]], [[pirofilit]], [[đá tro núi lửa]] dùng để làm [[xi măng]]; đứng thứ hai cả nước về trữ lượng [[fluorit]]. Anulit tại huyện [[Thương Nam, Ôn Châu|Thương Nam]] có trữ lượng rất phong phú, trữ lượng [[Kali alum]] (''phèn chua'') tại khu khai khoáng Phàn Sơn ở phía nam Thương Nam có trữ lượng chiếm tới 80% của cả nước, chiếm 60% trữ lượng toàn thế giới, được gọi là "thủ đô phèn thế giới".<ref>{{chú thích web|title=温州要金山银山更要绿水青山|url=http://www.zj.xinhuanet.com/special/2005-08/19/content_4927194.htm|publisher=新华网|accessdate=2012-11-ngày 8 tháng 11 năm 2012}}</ref> Chiết Giang có trữ lượng đá vôi rất phong phú, đá vôi là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng, sản lượng xi măng của Chiết Giang chiếm 10% sản lượng toàn quốc. [[Tấn Văn]] tại Chiết Giang là khu vực sản xuất [[zeolit]] trọng yếu của Trung Quốc. Chiết Giang thiếu các tài nguyên than đá và sắt; than đá chủ yếu được khai thác ở mỏ than Trường Quảng ở tây bắc của huyện Trường Hưng, tức nơi giáp với tỉnh An Huy; ở huyện Thiệu Hưng có mỏ sắt Li Chử (漓渚), song sản lượng không lớn. Chiết Giang là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản hải dương, thềm lục địa tại biển Hoa Đông có triển vọng phát triển lĩnh vực khai thác [[dầu mỏ]] và [[khí thiên nhiên]]; hiện đã xây dựng các dàn khoan tại [[mỏ dầu khí Xuân Hiểu]] (春晓油气田), [[mỏ dầu khí Bình Hồ|Bình Hồ]] (平湖油气田), [[mỏ khí Thiên Ngoại Thiên|Thiên Ngoại Thiên]] (天外天油气田), tuy nhiên việc phát triển ngành dầu khí lại chịu ảnh hưởng từ việc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Nhật Bản.<ref>{{chú thích web|title=外交部发言人秦刚就所谓中方"单方面"开发 "天外天"油气田问题答记者问|url=http://www.gov.cn/xwfb/2009-01/04/content_1195263.htm|publisher=中国政府网|accessdate=2012-11-ngày 8 tháng 11 năm 2012}}</ref><ref>{{chú thích web|title=Cuộc chiến không tiếng súng (Kỳ 1)|url=http://www.petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/dau-tien-quyen-luc/cuoc-chien-khong-tieng-sung-(ky-1).html|publisher=Petrotimes|accessdate=2012-11-ngày 8 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
== Sinh vật ==
Dòng 413:
[[Tập tin:Wenzhou World Trade Center dans son environnement urbain.JPG|nhỏ|phải|Ôn Châu với siêu cao ốc Trung tâm Mậu dịch Thế giới]]
 
Năm 2007, tổng GDP toàn tỉnh (con số cuối cùng<ref>[http://219.235.129.54/cx/table/table.jsp 国家统计数据库,2007年地区生产总值(摘要版)]</ref>) đạt 18,86 tỉ NDT, tăng 14,5% so với năm trước đó, chiếm tỷ lệ 6,28% so với toàn quốc. Trong đó [[khu vực một của nền kinh tế|khu vực một]] đạt 1,025 tỉ NDT, chiếm 5,5%; [[khu vực hai của nền kinh tế|khu vực hai]] đạt 10,09 tỉ NDT, chiếm 54,15%; [[dịch vụ|khu vực ba]] đạt 7,5 tỉ NDT, chiếm 40,35%, GDP bình quân đầu người vào năm 2007 là 37.128 NDT. Theo thống kê năm 2011, tổng GDP của Chiết Giang đạt 32,32 tỉ NDT, tăng trưởng 9% so với năm trước.<ref>{{chú thích web|title=财政金融稳健运行|url=http://www.zj.stats.gov.cn/art/2012/7/6/art_281_51456.html|publisher=浙江省统计局|accessdate=2012-11-ngày 9 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
Năm 2011, [[Viện Khoa học Trung Quốc]] đã công bố về chất lượng GDP của các khu vực tại Trung Quốc, theo đó Chiết Giang đứng ở vị trí số ba, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải, xếp trên Thiên Tân.<ref>{{chú thích web|title=中科院报告首次发布中国各地区GDP质量排行|url=http://news.xinhuanet.com/politics/2011-07/29/c_121744339.htm|publisher=新华网|accessdate=2012-11-ngày 9 tháng 11 năm 2012}}</ref> Theo số liệu của chính phủ Chiết Giang công bố vào tháng 2 năm 2013, thu nhập ròng bình quân đầu người Chiết Giang là 34.550 NDT.
 
Kinh tế Chiết Giang có một đặt điểm là kinh tế dân doanh lớn mạnh. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Chiết Giang được gọi là "mô thức Chiết Giang", "kinh nghiệm Chiết Giang" hoặc "hiện tượng Chiết Giang", nhận được sự quan tâm rộng rãi. Chiết Giang nhờ có nhân dân cần cù, dũng cảm, đã phát triển từ một tỉnh nhỏ trở thành một tỉnh lớn về kinh tế. Thương nhân Chiết Giang nổi tiếng khắp nơi. Đồng thời, khu vực kinh tế quốc doanh tại Chiết Giang cũng có hiệu quả kinh tế đáng kể. Sau khi Trung Quốc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch, Chiết Giang là tỉnh đi đầu cả nước trong việc giải phóng kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh.
Dòng 427:
Hiện nay, trên địa bàn Chiết Giang có các tuyến đường sắt lớn như [[đường sắt Hỗ-Hàng]], [[đường sắt Chiết-Cám]], [[đường sắt Tiêu-Dũng]], [[đường sắt Kim-Ôn]], [[đường sắt Tuyên-Hàng]], [[đường sắt Kim-Thiên]] và [[đường sắt Dũng-Thai-Ôn]].
 
Đến cuối năm 2010, chiều dài đoạn đường sắt chính hoạt động là 1.775&nbsp;km, tức mỗi 1 triệu người chỉ có 32,6&nbsp;km đường sắt, thấp hơn một nửa mức bình quân của toàn Trung Quốc. Việc thiếu đường sắt đã khiến tỉnh Chiết Giang phải tích cực đề ra các kế hoạch xây dựng những tuyến đường sắt mới, như [[đường sắt vận chuyển hành khách Ninh-Hàng]], đoạn Hàng Châu-Ninh Ba của [[đường sắt vận chuyển hành khách Hỗ-Hàng-Dũng]]. Dự tính tất cả các địa cấp thị tại Chiết Giang sẽ đều thông đường sắt, các đoạn Ninh Ba-Thiệu Hưng-Hàng Châu và Kim Hoa Tây-Hàng Châu-Hia Hưng sẽ là các tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ trên 250&nbsp;km/h. Tháng 9 năm 2006, Công ty Tập đoàn Đầu tư Đường sắt tỉnh Chiết Giang đã được thành lập, là chủ thể chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường sắt trong tỉnh.<ref>[http://news.sina.com.cn/c/2006-10-ngày 15 tháng 10 năm 2006/060210236566s.shtml 浙江拟在2010年建成三小时铁路交通圈],新浪网新闻</ref><ref>[http://www.railcn.net/news/railway-express/43194.html 浙江三年内基本筑成3小时快速铁路交通圈],中国铁道网,铁路新闻</ref>
 
Chiết Giang là một trong số ít các tỉnh tại Trung Quốc có đường sắt tư nhân. Năm 2005, sau khi phân cục đường sắt Hàng Châu bị bãi bỏ, đường sắt Chiết Giang thuộc phạm vi phụ trách của cục đường sắt Thượng Hải. Tuy nhiên tuyến đường sắt Kim-Ôn nối giữa Kim Hoa, Lệ Thủy và Ôn Châu do công ty Hữu hạn Phát triển Đường sắt Kim-Ôn vận hành.
 
Các ga đường sắt hành khách lớn tại Chiết Giang là [[ga Hàng Châu]], [[ga Ôn Châu]], [[ga Ôn Châu Nam]], [[ga Ninh Ba]], [[ga Thai Châu]], [[ga Hàng Châu Đông]], [[ga Kim Hoa Tây]], [[ga Nghĩa Ô]].<ref>义乌站在2004年升格为一等站,参见 [http://www.ywsp.com/news/1/2007-12-ngày 29 tháng 12 năm 2007-3109.html 火车站变迁见证义乌的发展],义乌新闻网</ref> Các ga đường sắt vận chuyển hàng hóa lớn nhất là [[ga Cấn Sơn Môn]], [[ga Kim Hoa Đông]], [[ga Ninh Ba Bắc]], [[ga Kiều Ti]], [[ga Ôn Châu Tây]], [[ga Thai Châu Nam]]. Ga Hàng Châu là trung tâm của mạng lưới đường sắt Chiết Giang. Ga Kim Hoa Tây là trung tâm giao thông đường sắt của khu vực trung nam bộ Chiết Giang. Sau khi [[đường sắt Dũng-Thai-Ôn]] và [[đường sắt Ôn-Phúc]] thông tuyến, Ôn Châu sẽ trở thành trung tâm giao thông đường sắt tại nam bộ Chiết Giang.
 
=== Đường bộ ===
Dòng 441:
Chiết Giang có 6 tuyến quốc lộ đi qua là [[quốc lộ 104|104]], [[quốc lộ 205|205]], [[quốc lộ 318|318]], [[quốc lộ 320|320]], [[quốc lộ 329|329]], [[quốc lộ 330|330]]. Có 68 tuyển tỉnh lộ và 11 tuyến tỉnh lộ cao tốc.
 
Cầu vượt biển lớn nhất thế giới, [[cầu vịnh Hàng Châu]] nằm trên địa bàn Chiết Giang, kết nối Gia Hưng ở phía bắc vịnh với Ninh Ba ở phía nam vịnh. Việc xây dựng "đại kiều" này được xem là một bước ngoặt của Chiết Giang.<ref>[http://zjnews.zjol.com.cn/05zjnews/system/2008/03/27/009353589.shtml 聚焦杭州湾跨海大桥建成通车-杭州湾,跨海大桥-浙江在线-浙江新闻]</ref> Hệ thống các cầu vượt biển từ đất liền ra quần đảo Chu Sơn cũng là công trình tầm cỡ thế giới, trong đó, cầu Tây Hậu Môn là cầu treo có nhịp cầu dài thứ hai trên thế giới.<ref>{{chú thích web|url=http://en.structurae.de/structures/data/index.cfm?ID=s0015467 |title=Structurae [en&#93;: Xihoumen Bridge (2008) |language={{de icon}} |publisher=En.structurae.de |date= |accessdate=ngày 3 tháng 4 năm 2009-04-03}}</ref>
 
=== Đường thủy ===
[[Tập tin:Modern Course of Grand Canal of China.png|nhỏ|phải|Tuyến hiện nay của [[Đại Vận Hà]], nối từ Bắc Kinh đến Hàng Châu]]
Chiết Giang là tỉnh lớn về vận chuyển đường thủy tại Trung Quốc, loại hình giao thông này có địa vị trọng yếu trong hệ thống giao thông chung. Năm 2003, hệ thồng giao thông đường thủy tại Chiết Giang đã vận chuyển được 296 triệu tấn hàng hóa, xếp thứ nhất toàn quốc.<ref name="浙江内河航道建设率先向民资开放">[http://finance.sina.com.cn/roll/20050111/08241284460.shtml 浙江内河航道建设率先向民资开放],新浪网转载自经济参考报</ref> Về vận tải biển, [[cảng Ninh Ba-Chu Sơn]] là thương cảng lớn nhất trong tỉnh. Nửa đầu năm 2008, cảng Ninh Ba-Chu Sơn chỉ xếp sau [[cảng Thượng Hải]] trên toàn quốc về lượng hàng hóa vận chuyển, xếp thứ 4 toàn quốc về lượng [[côngtenơ hóa|container]] vận chuyển (sau cảng Thượng Hải, [[cảng Thâm Quyến]] và [[Cảng Quảng Châu]]).<ref>[http://finance1.jrj.com.cn/news/2007-10-ngày 17 tháng 10 năm 2007/000002797382.html 宁波-舟山港吞吐量紧追上海]</ref><ref>2008年上半年全国前十大港口货物吞吐量及其增速,转载自 [http://www.p5w.net/newfortune/fxs/baogao/glgkhy/200809/P020080925593054133326.pdf 国信证券--港口业半年报:港口业面临高位调整,天津港在逆风中前行]</ref> [[Cảng Ôn Châu]] cũng là một hải cảng lớn trên toàn quốc. Các cảng quan trọng khác là [[cảng Hải Môn]], [[cảng Ngao Giang]], [[cảng Thụy An]], [[cảng Sạ Phố]] (tức cảng Gia Hưng). Có các chuyến tàu đều đặn kết nối đất liền Chiết Giang với quần đảo Chu Sơn, [[đảo Động Đầu]] và các đảo có người cư trú khác. Giữa [[đảo Chu San|đảo Chu Sơn]] và Ninh Ba có hàng chục chuyến tàu thủy thông hành thủy mỗi ngày.
 
Về vận tải đường sông, lấy [[Đại Vận Hà]] kết nối Hàng Châu với Bắc Kinh làm chủ đạo, giao thông đường sông tại vùng đồng bằng Hàng-Gia-Hồ phát triển mạnh. Gia Hưng, Hồ Châu, Đức Thanh, Tân Thị, Gia Thiện đều là những cảng sông quan trọng. Năm 2003, tổng chiều dài các tuyến đường sông có thể thông hành tại Chiết Giang là 10.539&nbsp;km, một số lượng lớn than đá, nhiên liệu và vật liệu đá xây dựng được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng các phương tiện giao thông đường thủy. Bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành cải cách, theo đó khuyến khích vốn tư nhân và nước ngoài trong việc xây dựng và cải tạo các tuyến vận tải đường sông.<ref name="浙江内河航道建设率先向民资开放"/> Sau đó, vốn nước ngoài đã bắt đầu đổ vào hệ thống vận tải đường sông, như ba cảng container Hàng Châu, Gia Hưng, An Cát.<ref>[http://www.zj56.com.cn/Zxzx/List01.asp?ID=32953 外资看好浙江内河集装箱商机],浙江物流网</ref><ref>[http://www.p5w.net/news/cjxw/200505/t107399.htm 浙江内河航道首纳外资],全景网,权威财经网站,新闻频道</ref>
Dòng 549:
==Tham khảo==
{{Tham khảo|refs=
<ref name="stat">{{chú thích web|url=http://www.zj.stats.gov.cn/art/2013/2/8/art_164_221.html|title=2012年浙江省国民经济和社会发展统计公报 |accessdate=2013-08-ngày 26 tháng 8 năm 2013 |date=ngày 8 tháng 2 năm 2013-02-08 |publisher=Zhejiang Provincial Statistic Bureau |language=Simplified Chinese }}</ref>
}}
*[http://info.hktdc.com/mktprof/china/mpzhj.htm Hồ sơ kinh tế Chiết Giang tại] tại [[Cục Phát triển Mậu dịch Hồng Kông|HKTDC]]