Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người khuyết tật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 54:
 
===Hôn nhân===
Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, điều này thì lại hay được đánh giá thông qua ngoại hình. Thứ nữa nếu một người bình thường yêu người khuyết tật, gia đình đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợ rằng nếu lấy con họ sẽ khổ. Ngoài ra là những [[lo sợ]] về di truyền và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm khi về già. Người khuyết tật cũng thường có [[mặc cảm]] mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô) ấy sẽ [[hạnh phúc]] hơn nếu yêu mộtvà lấy người lành lặn. [[Dư luận xã hội]] nói chung có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là một “đôi đũa lệch” nếu như một cô gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và nghĩ rằng họ đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải [[tình yêu]]. Sự thực thì đúng là có những khó khăn nhất định nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc bạn khuyết tật hay không.
 
Sự [[kỳ thị]] thậm chí được thể hiện cả trong giới tính, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) thực hiện thì có đến 70% người khuyết tật nam tuổi từ 15 trở lên ở [[Thái Bình]] kết hôn. Trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ khoảng 20%. Tại [[Quảng Nam]], [[Đà Nẵng]] cũng có mức chênh lệch về tỷ lệ người khuyết tật không kết hôn khá lớn (59% là nữ, 33% là nam); Đồng Nai (nữ 66%, nam 51%). Khoảng một nửa số người khuyết tật ở Thái Bình và [[Đồng Nai]] được hỏi cho rằng, họ không thể kết hôn được là do sức khỏe. Còn lại là do cộng đồng không thông cảm với tình trạng khuyết tật của họ (32 – 50%); gia đình không ủng hộ (8,2 – 21,4%). Cuộc khảo sát những người đã kết hôn ở Thái Bình còn cho thấy có đến 38% cho rằng khó đảm bảo được điều kiện sống cho gia đình; 30% cảm thấy nuôi con rất vất vả và 10% sinh con bị [[dị tật bẩm sinh]]; 8% không hài lòng với đời sống [[tình dục]] và 5% thiếu sự thông cảm và khuyến khích từ vợ hoặc chồng<ref>[http://giadinh.net.vn/home/32541p0c1001/hon-nhan-cua-nguoi-khuyet-tat-phu-nu-kho-ket-hon-hon-nam-gioi-gap-3-lan.htm Hôn nhân của người khuyết tật: Phụ nữ khó kết hôn hơn nam giới gấp 3 lần]</ref>.
 
===Kỳ thị===