Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người khuyết tật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 98:
 
==Quan điểm của Phật giáo==
[[Phật giáo]] nói chung cho rằng người khuyết tật khó tiếp thu giáo lý hơn bình thường, điều này cũng không có gì khó hiểu, nó cũng tương tự như việc khó khăn trong học tập. Về lý do đưa đến khuyết tật, thì theo Phật giáo đó là do kết quả của [[nghiệp báo]], tức là tạo thiện nghiệp thì được quả thiện, mà ác nghiệp thì được quả ác. Nhưng điều đó không có nghĩa là có một linh hồn bất biến nhập vào các thân xác trong từng kiếp để chịu khổ đau hay hạnh phúc, tôn giáo này phủ nhận sự tồn tại thường hằng và có ngã tính của bất cứ hiện tượng nào của cuộc sống. [[Phật giáo nguyên thủy]] không cho người khuyết tật quá nặng vào tăng đoàn, lý do không phải bởi tôn giáo này [[kỳ thị]] mà là vì khi Đức Phật còn tại thế, rất nhiều người do khuyết tật nên khả năng tự nuôi sống rất khó khăn dẫn đến tâm lý mượn danh [[tỉ-khưu|Tăng ni]] để được [[cúng dường]], nhận lương thực thực phẩm do người khác cung cấp, trong khi đó đi tu mục đích tối thượng là để cầu [[giải thoát]]<ref>[http://www.phatviet.com/dichthuat/luantang/ntpgttl/ntpgttl.htm Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận]Nguyên tác: [[Kimura Taiken]] - Việt dịch: HT. [[Thích Quảng Độ]]</ref><ref>[http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-tinhoa/130tinhhoa.html Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật]Buddhism - Its Essence and Development. Nguyên tác:[[Edward Conze]] (1951) – Việt dịch:Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch (1969)</ref>. Về khả năng tu chứng để đạt [[Niết bàn]], Phật giáo cho rằng bất cứ người nào dù nam hay nữ, dù lành lặn hay khuyết tật đều có thể thành công bởi theo giáo lý tất cả chúng sinh đều có [[Phật tính]]<ref>[http://www.thuvienhoasen.org/tinhthandongthe-phatgiaodaithua.htm Tinh thần đồng thể trong giáo lý Phật giáo Đại thừa]</ref>, ẩn ý này còn được thể hiện qua câu nói sau đây của [[Thích-ca Mâu-ni]]: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành<ref>[http://www.thuvienhoasen.org/thanhdao-06.htm Những Bước Thành Ðạo]tác giả Minh Tâm</ref>.
 
==Chú thích==