Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước 2 + 4”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên hệ tới Đức được ký kết ở [[Moskva]], vào ngày 12 tháng 9 1990,<ref name="Zelikow"/>{{rp|363}} và mở đường cho sự tái thống nhất nước Đức vào ngày 3 tháng 10 1990.<ref>{{chú thích web|url=http://www.auswaertiges-amt.de/EN/AAmt/PolitischesArchiv/EinblickeArchiv/ZweiPlusVier_node.html}}</ref> Theo đó cả 4 cường quốc chiếm đóng Đức từ bỏ tất cả những quyền mà họ trước đây đã giữ ở Đức, kể cả những quyền có liên can tới thành phố [[Berlin]].<ref name="Zelikow"/> Sau khi được thông qua, nước Đức thống nhất đã dành lại được toàn chủ quyền ngày 15 tháng 3 năm 1991.
 
Hiệp ước cho phép Đức có quyền lập liên minh hoặc thuộc mộ một liên minh nào đó, không phải bị những ép buộc chính trị trong chính sách về chính trị của mình. Tất cả các lực lượng Liên Xô phải rời khỏi nước Đức vào cuối năm 1994. Trước khi Liên Xô rút quân, Đức chỉ được phép đưa những đơn vị phòng thủ đến những nơi quân đội Liên Xô đóng quân. Sau khi Liên Xô rút quân, Đức có thể tự do đưa quân đội đến những chỗ đó đóng, ngoại trừ vũ khí nguyên tử. Trong suốt thời gian có mặt của Liên Xô, quân đội đồnng minh sẽ duy trì quân đội ở Berlin theo như yêu cầu của Đức.<ref name="Zelikow"/>
 
Đức phải giới hạn lực lượng vũ trang không được vượt qua số 370.000 binh lính, không được hơn 345.000 trong [[Lục quân Đức]] và [[Không quân Đức]]. Đức phải tái khẳng định từ bỏ sản xuất, sở hữu và điều khiển vũ khí nguyên tử, vi sinh học và hóa học, và đặc biệt, [[Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân]] sẽ tiếp tục được áp dụng cho nước Đức thống nhất. Không có lực lượng vũ trang ngoại quốc nào, vũ khí nguyên tử, hay các xe vận chuyển các vũ khí này được phép đưa vào Berlin hay các bang mới của Đức (Đông Đức cũ), vùng không có vũ khí hạt nhân. Đức cũng đồng ý chỉ dùng lực lượng quân sự phù hợp với [[Hiến chương Liên Hiệp Quốc]].<ref name="Zelikow"/>
 
==Chú thích==