Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Cao Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Lùi đến phiên bản 20850261 lúc 2015-04-01 01:07:48 của ThitxongkhoiAWB dùng popups
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
| nơi an táng = [[Hiến lăng]]
}}
'''Đường Cao Tổ''' (唐高祖, [[566]] – [[25 tháng 7]] năm [[635]]), tên húy là '''Lý Uyên''' (李淵), [[tên chữ|tự]] '''Thúc Đức''' (叔德), là vị [[hoàng đế]] khai quốc của [[triều đại Trung Quốc|triều]] [[nhà Đường|Đường]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông trị vì từ năm [[618]] đến năm [[626]].
 
Ông từng phụng sự cho [[nhà Tùy|triều Tùy]], Lý Uyên được giao cai quản khu vực tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay, trị sở ở [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]]. Trước tình thế triều Tùy tan rã, lại được con trai là [[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]] khuyến khích, Lý Uyên đã tiến hành nổi dậy, đánh chiếm kinh thành [[Trường An]]. Sau đó, ông tự phong mình là "đại thừa tướng", hưởng tước Đường vương và tôn Dương Hựu làm hoàng đế bù nhìn, tức [[Tùy Cung Đế]]. Sau khi biết tin [[Tùy Dạng Đế]] bị sát hại vào năm 618, Lý Uyên đã buộc Tùy Cung Đế phải [[thiện nhượng|nhường ngôi]], lập ra triều Đường.
 
Trong thời gian trị vì của Đường Cao Tổ, triều đình nhà Đường tập trung vào việc thống nhất quốc gia. Nhờ công lao của Tần vương [[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]], quân Đường đã đánh bại các đối thủ lớn như [[Lý Quỹ]], [[Đậu Kiến Đức]], [[Vương Thế Sung]], [[Tiết Nhân Cảo]] hay [[Lưu Vũ Chu]]. Vào năm 628, nhà Đường hoàn toàn thống nhất quốc gia. Trong việc trị quốc, Đường Cao Tổ tiến hành phân bổ công bằng đất đai đối với các thần dân, giảm thuế và bãi bỏ hệ thống hình pháp khắc nghiệt của Tùy Dạng Đế. Những việc làm này đã giúp nhà Đường ổn định và phát triển, làm bệ phóng cho [[Đường Thái Tông]] đưa nhà Đường lên đỉnh cao quyền lực, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
 
Năm [[626]], do tranh chấp với Thái tử [[Lý Kiến Thành]] và Tề vương [[Lý Nguyên Cát]], Lý Thế Dân đã gây ra [[sự biến Huyền Vũ môn]], giết chết cả Kiến Thành và Nguyên Cát. Đường Cao Tổ lo sợ về các hành động sau này của Thế Dân nên đã nhường ngôi cho Thế Dân, tức là vua '''Đường Thái Tông''', còn bản thân Cao Tổ trở thành [[Thái thượng hoàng]] rồi mất vào năm 635.
 
== Thân thế ==
Tổ tiên của Lý Uyên là người [[Địch Đạo]], [[Lũng Tây]], ông là hậu duệ đời thứ bảy của [[Lý Cảo]]- [[Danh sách vua Ngũ Hồ thập lục quốc|vua]] khai quốc của nước [[Tây Lương]] thời [[Ngũ Hồ thập lục quốc|Thập Lục Quốc]]. Sau khi Tây Lương bị tiêu diệt, vương tôn của Lý Cảo là [[Lý Trùng Nhĩ]] (李重耳) xuất sĩ làm quan cho [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|triều]] [[Bắc Ngụy]], chức quan đến Hoằng Nông thái thú. Tuy nhiên, trong vài đời sau đó, các tổ tiên của Lý Uyên chỉ giữ các chức vụ thấp trong quân đội. Tổ phụ của Lý Uyên là [[Lý Hổ]], Hổ phụng sự cho triều [[Tây Ngụy]], chức quan đến [[tả bộc dạ]], và được phong tước Lũng Tây quận công, là một trong [[Tây Ngụy#Bát trụ quốc|Bát trụ quốc]] của Tây Ngụy, được ban họ [[Tiên Ti]] là Đại Dã (大野). Lý Hổ qua đời trước khi [[Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế]] tức vị, mở đầu triều [[Bắc Chu]], song ông được Hiếu Mẫn Đế truy phong tước 'Đường quốc công', được ban thụy là "Tương" (襄).
 
Cha của Lý Uyên là [[Lý Bính]] (李昺), người kế tập tước Đường quốc công và kết hôn với một con gái của danh tướng [[Độc Cô Tín]]. Lý Uyên sinh năm 566 tại Trường An. Lý Bính qua đời vào năm 572, Lý Uyên kế tập tước Đường quốc công, và tiếp tục được giữ tước hiệu này sau khi [[Tùy Văn Đế]] Dương Kiên soán vị vào năm 581, mở đầu [[triều Tùy]]. Hoàng hậu [[Độc Cô Già La]] của Tùy Văn Đế là tụng mẫu (dì) của Lý Uyên. Lý Uyên đã kết hôn với Đậu thị, Đậu thị là con gái của Thần Vũ công [[Đậu Nghị]] (竇毅) với [[Tương Dương trưởng công chúa]] của triều [[Bắc Chu]]. Đậu thị sinh cho Lý Uyên năm người con, theo thứ tự là [[Lý Kiến Thành]], [[Công chúa Bình Dương (Đường Cao Tổ)|Bình Dương Chiêu công chúa]], Lý Thế Dân, Lý Huyền Bá và [[Lý Nguyên Cát]]. Sau Đậu thị chết sớm, Lý Uyên khi lên làm hoàng đế truy phong cho bà là [[Đậu phu nhân (Đường Cao Tổ)|Thái Mục hoàng hậu]].
 
== Làm quan cho triều Tùy ==