Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Hà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
xóa đọan cá chép
Dòng 102:
Trong thời kỳ [[chiến tranh Việt Nam]], thị trấn Đông Hà là một đô thị quan trọng đối với khu vực Khe Sanh, Lao Bảo. Sau năm 1975, Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở 3 tỉnh [[Quảng Bình]], [[Quảng Trị]] và [[Thừa Thiên]], Đông Hà trở thành thị xã. Sau khi Tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra như cũ vào ngày 1 tháng 7 năm 1989, thị xã Đông Hà trở thành tỉnh lỵ Quảng Trị.
Thị xã Đông Hà được nâng lên thành thành phố theo nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 cùa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Thành phố Đông Hà được lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà; có diện tích tự nhiên 7.306 ha và 93.756 nhân khẩu (năm 2009).
 
'''Vài nét về Thành phố Đông Hà:'''
 
Nằm ở vị trí ngã ba của đường xuyên Việt, liên á, xuyên cảng TP. Đông Hà đến cảng Cửa Việt nổi tiếng, nối với đường số 9, Đông Hà từ lâu đã là đầu cầu của tuyến giao thương huyết mạch này. Đông Hà là đô thị sông nước, nằm ở ngã ba sông - nơi hợp lưu giữa 2 con sông quan trọng của vùng Quảng Trị là sông Hiếu và sông Thạch Hãn. Đông Hà cũng là thị xã được bao bọc 3 phía bởi 3 con sông: Thạch Hãn, Hiếu và Vĩnh Phước là điều kiện cần thiết của sự phát triển nông nghiệp, của giao thông đường thuỷ, thương nghiệp, của môi trường sinh thái và văn hoá. Hệ thống các sông: Vĩnh Phước - Hiếu Giang - Thạch Hãn bao bọc ở 3 phía được coi là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh môi trường nước - sinh thái của TP. Đông Hà. Trong nhiều thế kỷ (XVI - XVIII), sông Hiếu và Hói Sòng từng đóng vai trò là tuyến đường giao thông/ thương thuỷ quan trọng của vùng Quảng Trị/ Trung Trung bộ, giữa núi với biển, giữa miền ngược với miền xuôi, giữa người Việt với các tộc người Môn - Khơ me trên dãy Trường Sơn; giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. “Lối mòn”/ thượng đạo xuyên Trường Sơn/ đường 9 đã cùng với đường Thiên Lý/ Quốc lộ 1A đi qua/ giao nhau tại Đông Hà là tuyến giao thông/ giao thương/ hội nhập cả kinh tế và văn hoá giữa Đông Hà với các vùng miền trong tỉnh, trong nước, khu vực và quốc tế không chỉ từ thời thuộc Pháp như đã biết mà đã phát khởi trước đó hàng ngàn năm.
 
Trong vòng chu chuyển của lịch sử, vùng đất ngã ba này đã sớm tiếp cận với nhiều luồng kinh tế, văn hoá, nhất là luồng kinh tế thương mại; từng chứng kiến nhiều cuộc giao lưu (kể cả giao tranh), hội ngộ, chia ly của lịch sử và của các cộng đồng dân cư đến rồi đi qua nhiều thời đại. Từ đó đã hình thành nên một tính cách con người Đông Hà với tâm lý cởi mở, ý thức hội nhập cao và một tư duy muốn làm kinh tế (nhưng không phải là kinh tế sản xuất mà là kinh tế thương mại, dịch vụ). Cũng trên vùng đất ngã ba ấy, sự gặp gỡ của các nền văn hoá là điều hiển nhiên, nhưng sự lắng đọng, tụ lại của các các tinh hoa thường không nhiều và càng khó có thể nhận diện một cách rõ ràng. Sự tiếp xúc rộng rãi với bên ngoài càng nhiều thì kết quả của nó là làm cho văn hoá phong phú, đa dạng, có nhiều cái chung nhưng hệ luỵ đi kèm là những gì thuộc về cái riêng, bản sắc, cội rễ ngày càng bị cái mới lấn át làm phai mờ. Vì thế, văn hoá Đông Hà là một văn hoá mang tính đa hợp, là sự ngưng đọng, chuyển dịch, thường biến của các văn hoá vùng miền khác.
 
Nhưng Đông Hà cũng là một vùng đất được tạo hoá xếp đặt khá sòng phẳng. Cái lợi thế của ngã ba là có thực và là sự ưu đãi nhưng đi kèm với nó là nắng, gió (rốn gió Lào), lụt, bão, hạn hán... lại càng rất thực và cũng khá nhiều “ưu tiên”. Từ tính chất hai mặt của tự nhiên, trên hành trình mưu sinh, người Đông Hà lại vận dụng một cách linh hoạt để tận dụng, khai thác triệt để cả 3 yếu tố: Thiên - Địa - Nhân vào cuộc chống đỡ để sinh tồn, thử thách để chiến thắng và đổi mới để phát triển.
 
 
 
 
'''Một vùng đất được lịch sử chọn làm điểm tựa.'''
 
Do vị thế chiến lược của Đông Hà nên suốt trong chiều dài lịch sử, vùng đất này luôn được coi là phên dậu, tiêu điểm của các cuộc tranh chấp giữa các thế lực chính trị. Nơi đây từng là vùng đất giao tranh Hoa - Chăm (trước thế kỷ X), Chăm - Việt (thế kỷ X- XIV); vùng đất giao tranh giữa các thế lực phong kiến Đại Việt thời Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn...; vùng đất từng là chiến trường khốc liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Vì vậy nhân tố lịch sử dường như đã trở thành một nét vượt trội hơn hẳn nhiều vùng đất khác. Đông Hà được coi là nơi được lịch sử chọn làm điểm tựa trong nhiều cuộc trường chinh chống giặc giữ nước.
 
Trong lịch sử dân tộc ta, việc chia cắt đất nước có chiều dài trên 3.000km trùng hợp với việc chia cắt Quảng Trị và vùng phụ cận Đông Hà diễn ra không phải một lần. Sông Hiếu từng là đường ranh giới giữa Việt - Chăm hơn 2 thế kỷ (từ 1069 - 1306). Sau Hiệp định Genéve (1954), khi sông Hiền Lương trở thành ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc thì Đông Hà lại là điểm đầu cầu của miền Nam. Đông Hà không chỉ giữ vai trò là một dịa bàn xung yếu, mà còn là một bãi chiến trường, một vùng đất lửa.
 
Chiến tranh đã gây ra cho con người và đất Đông Hà không biết bao đau thương, mất mát nhưng cũng đã làm nảy sinh hàng loạt sự tích anh hùng, làm xuất hiện những địa danh lừng lẫy chiến công biểu trưng cho ý chí cách mạng, tinh thần chiến đấu kiên cường, lòng quả cảm và khát vọng đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Tất cả những yếu tố đó đã mài giũa, tôi luyện, hun đúc nên những con người với tính cách, phong thái kiên cường, chịu đựng gian khổ, biết vượt lên hoàn cảnh, khát khao đổi mới, có nghị lực, năng lực để có thể đảm nhận và hoàn thành một cách hiệu quả công việc cũng như sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.
 
'''Một vùng đất có sự tiếp nhận, giao thoa một cách đa hợp giữa các nền văn hoá.'''
 
Sản sinh ra từ cái nôi văn hoá Đại Việt trên đất Bắc qua các cuộc di dân lẻ tẻ hoặc tập trung về phía Nam, văn hoá vùng đất Đông Hà bắt đầu khởi hành từ thế kỷ XIV và định hình từ những thế kỷ từ XV - XIX. Vì thế, cho đến nay, mang trong mình nó là những yếu tố văn hoá Việt - Mường cổ (nhất là vùng văn hoá Thanh - Nghệ), kết hợp với các yếu tố Chăm được tiếp nhận trên vùng đất mới; đồng thời cũng có mặt đầy đủ các yếu tố văn hoá của nhiều dân tộc (kể cả Phương Đông và Phương Tây) trong quá trình giao lưu và hội nhập. Chính sự tích hợp này đã làm cho văn hoá vùng Đông Hà có một sắc thái riêng.
 
Sự hỗn dung, giao thoa, tiếp nhận văn hoá Việt - Mường - Chămpa - Môn - Khơ me thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ, văn hoá ẩm thực, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, âm nhạc, cách thức sản xuất... Sự tiếp nhận các yếu tố văn hoá Phương Tây (bao hàm cả văn hoá và phản văn hoá) thể hiện qua công cuộc kháng chiến của người dân Đông Hà trong suốt thế kỷ XX.
 
Sự tiếp nhận, giao thoa một cách đa hợp giữa các nền văn hoá: Việt - Mường - Chămpa - Môn - Khơ me và sự hội tụ/ hội nhập văn hoá các vùng, miền, Đông - Tây trên vùng đất Đông Hà qua nhiều giai đoạn lịch sử là một giá trị truyền thống đẹp. Đó cũng chính là bài học cần được tiếp cận/ dẫn truyền cho mọi thế hệ hôm nay, mai sau và là kinh nghiệm lịch sử quý báu cần được phát huy trong quá trình đô thị hoá.
 
'''Một vùng đất có những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, mang nhiều nét đặc thù.'''
 
- Đó là những công trình kiến trúc văn hoá truyền thống như nhà ở, đình, chùa, nhà thờ họ, đền miếu, nhà thờ Thiên chúa giáo; những làng mạc với sự bảo lưu thiết chế xã hội cổ truyền với các hoạt động kinh tế truyền thống, mà đặc biệt là các hoạt động ngành nghề thủ công như nghề rèn, mộc, mỹ nghệ, dệt vải, đan lát, cào hến, giá đỗ, trồng hoa, rau... tạo cho đô thị Đông Hà một sắc thái đặc trưng của “làng trong phố”, “phố trong làng”. Những nhân tố này sẽ góp phần làm cho đô thị Đông Hà thêm đa dạng, phong phú với vẻ đẹp đặc trưng của sản phẩm các ngành nghề thủ công. Đó là các chợ làng, chợ vùng, dấu ấn cảng thị vừa là đặc điểm độc đáo của miền Trung, trong đó có Đông Hà vừa là giá trị vật thể về địa lý vừa là đầu mối giao thông, trung tâm thương mại. Đó là các di tích lịch sử chiến tranh cách mạng của Đông Hà/ Quảng Trị chủ yếu là các chiến tích không chỉ là những kỳ tích chiến tranh giữ nước mà còn giá trị lâu dài về truyền thống văn hiến giữ nước vừa là sản phẩm du lịch của thời hiện đại.
 
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm dịch vụ du lịch nên là điểm xuất phát cho mọi tuyến du lịch. Nếu lấy Đông Hà là tiêu điểm, chúng ta có 3 vùng di tích đậm đặc vừa là ba tuyến du lịch về 3 phía: tây - nam - bắc. Quảng Trị mà trung điểm là Đông Hà vốn là một bảo tàng sống động về chiến tranh.
 
'''Một phong tục, tập quán không nặng nề, một lối sống thoáng mở.'''
 
Người Việt ở Đông Hà ăn, uống không cầu kỳ, nặng tính dân dã và mang tính tổng hợp cao. Quá trình đô thị hoá thị xã Đông Hà cũng là quá trình tập hợp/ hội tụ những món ăn ngon, cách chế biến món ăn của các vùng miền trên đất Quảng Trị để tạo nên sắc thái đặc trưng của ẩm thực Đông Hà. Lối sống của người Đông Hà/ Quảng Trị rất tằn tiện nên ăn mặc cũng đơn giản và tránh xa xỉ.
 
Văn hóa phi vật thể truyền thống Đông Hà được thể hiện rõ nét trong hôn nhân và gia đình. Trong các nghi lễ về hôn nhân, tang ma tuy có những phần khá rườm rà và chịu sự tác động của những quan niệm Nho giáo nhưng chỉ có ở những gia đình giàu có còn các gia đình bình dân thì thường đơn giản. ở một số mặt nào đó, đám cưới cổ truyền có một nét tích cực thể hiện tính trang trọng, truyền thống đạo lý như hiếu để với ông bà, cha mẹ, tình cảm gắn bó vợ chồng, trách nhiệm công dân đối với cộng đồng. Trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, xóm giềng thì quan hệ xóm giềng vẫn được đề cao. Đó là những tập quán thoáng mở. Quan niệm “Nghĩa tử là nghĩa tận” và tinh thần cộng đồng xóm làng, họ mạc trong tang ma là những nét đẹp của phong tục. Trong gia phong, gia lễ tuy có những khuôn phép, kỷ cương nhưng đều xoay quanh chữ Hiếu - Dễ; vợ chồng theo chữ thuỷ chung. Đối với làng - nước là chữ nghĩa vụ. Thờ cúng tổ tiên, ông bà là mỹ tục, nghi thức thờ cúng, lễ vật hiến dâng người đã khuất trong mỗi gia đình mỗi kiểu, nhưng đều gặp nhau ở lòng thành, mong cho người đã khuất mồ yên mả đẹp, cầu cho người sống an khang thịnh vượng, thành đạt; cầu cho tổ tiên phúc ấm.
 
Trong tín ngưỡng, tôn giáo, người Đông Hà/ Quảng Trị không đến nổi vô thần nhưng không quá tin vào thần thánh. Trong quan niệm thì "có thờ thì có thiêng, có kiêng thì có lành", nhưng vẫn nghĩ "linh tại ngã, bất linh tại ngã" (sự linh thiêng của thần là ở tại nơi người). Bởi vậy, khoảng không gian tâm linh trong từng con người không lớn. Truyền thống lễ hội của vùng đất Đông Hà/ Quảng Trị chưa có tính hệ thống và chưa được định hình một cách rõ nét. Lễ hội tuy vẫn diễn ra theo vòng "xuân, thu nhị kỳ", nhưng hẹp về không gian, nghèo nàn về nội dung, hình thức và chưa trở thành một lực hút ghê gớm để những người đi hội tìm đến nhằm giải tỏa các vấn đề tâm linh cũng như tìm sự che chở, cứu cánh từ lễ hội và từ các vị thần linh. Những hình thức lễ hội làng tưởng nhớ những người có công với làng với nước, Thành hoàng; lễ hội tưởng nhớ tổ sư nghề nghiệp; lễ hội xuống đồng, cầu mao, lễ tết, tảo mộ, Đại tự cầu an,... đa phần chỉ diễn ra trong phạm vi của một làng, chưa có lễ hội trên phạm vị liên làng và vùng. Các trò diễn, trò chơi dân gian tuy sôi nổi nhưng đơn điệu, nhỏ về quy mô, nghèo về loại hình. Dù sao thì các hình thức nghinh rước thần, các hoạt động đua thuyền, bơi trải, bài chòi... và nhất là các điệu trống quân cần phải được khuyến khích để tạo nên phần hồn cho quá trình phát triển văn minh đô thị.
 
 
'''Một truyền thống hiếu học, khuyến học, trọng học, trọng tài.'''
 
Đông Hà chưa phải vùng đất có truyền thống khoa bảng, nhiều đời, có khi tam đại đều đỗ đạt lớn. Giá trị to lớn ở giáo dục dân gian vùng này là có truyền thống hiếu học, khổ học. Con đường nhọc nhằn, khó khăn với khát vọng hiểu biết để thành tài không phải chỉ là của các bậc danh nhân, ngay cả con nhà nghèo cũng khổ công, khổ học để tìm đến ánh sáng. Trước cách mạng tháng Tám, nhân dân Quảng Trị - Đông Hà sớm thấy tầm quan trọng, ý nghĩa của sự học, cho nên nhiều làng ở Đông Hà hiện nay, dù khá giả hay chỉ mới “đủ ăn” đã bằng mọi cách cho con đến trường, thậm chí có một số gia đình đã có nhiều người đỗ đạt từ cấp tiểu học đến trung học hoặc trường kỹ nghệ thực hành. Từ khi nước nhà thống nhất đến nay, nhờ sự học phát triển, nhiều con em ở vùng Đông Hà và phụ cận đã được học hành có hệ thống, đỗ đạt cao, nhiều người đạt học vị tiến sĩ học hàm giáo sư, một số người được Chính phủ ta gửi đến học tại trường đại học danh tiếng ở Nga, Mỹ và các nước Châu Âu. Một số dòng họ có truyền thống hiếu học, khuyến học, có nhiều người đỗ đạt như: họ Hồ Công ở làng Nghĩa An; họ Nguyễn Thế, Nguyễn Hữu, Nguyễn Khắc; họ Phạm ở Lập Thạch (Đông Lễ); họ Lê Văn ở Trung Chỉ.
 
'''Một vùng đệm/ hội tụ/ lan toả của nhiều loại hình nghệ thuật.'''
 
Là một loại văn nghệ dân gian phổ biến ở tất cả mọi làng xã, mọi gia đình. Hát ru là điệu nhạc đầu tiên đến với trái tim của tuổi thơ một cách tự nhiên không gò bó giữa lời hát và điệu hát: Điệu hát cho con, còn lời là cho mẹ. Hát ru là mãi mãi, chừng nào còn tình mẫu tử, còn người mẹ và con thơ. Có thể không còn tao nôi, chiếc võng tre trong thời hiện đại, nhưng hát ru thì không thể mất, bởi đó là một giá trị thật.
 
Vào những thập niên nửa đầu thế kỷ XX, hò giã gạo vẫn tồn tại như một hình thức nghệ thuật độc đáo của người dân. ở Đông Hà, tại các làng ven sông Hiếu, ngã ba Đại Độ, phường Đông Giang, chợ Sòng, các làng sát nách thị xã như Điếu Ngao, Tây Trì, Lập Thạch... hò giã gạo đều hoạt động sôi nổi, nhất là những đêm trăng sáng.
 
Ngoài ra, các loại hình truyện cổ, truyền thuyết, truyện cười, ca dao, tục ngữ, thành ngữ...; các điệu lý, diệu hò, hát vè, đồng dao, các loại hình nhạc cụ, các hoạt động của phường bát âm (mà điển hình là đội nhạc cổ với điệu trống quân làng Điếu Ngao) nghệ thuật tạo hình, trang trí đặc sắc trên đồ chạm khắc gỗ, đắp vữa và ghép mảnh sành sứ... cũng có những nét đặc trưng riêng.
 
Quảng Trị là một trong những cái nôi phát sinh truyền thống nghệ thuật ở Đàng Trong. Nhiều văn nhân, nghệ sĩ, trí thức người Quảng Trị trưởng thành từ Huế, từ Hà Nội, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng Triệu Hải là kết tinh của tuồng Bắc, tuồng Nam với dân ca Huế.
 
Giá trị văn hoá, lịch sử của một vùng là tinh hoa của sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo nên qua nhiều thế hệ; là sự giao thoa trao đổi, bổ sung, vừa hội nhập vừa lan toả, vừa tụ và tán chứ không hẳn của riêng vùng nào. con người hiện đại cần có thái độ trân trọng, khách quan, biết tiếp cận có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ, loại bỏ những cái dỡ, cái lạc hậu để làm giàu cho văn hoá vùng.
 
==Đơn vị hành chính==
Hàng 173 ⟶ 115:
*[[Phường Đông Lễ]]
==Giao thông==
TP.Đông Hà nằm ở nơi giao cắt của [[đường 9]] và [[quốc lộ 1A]]. Tuyến [[đường sắt Bắc-Nam]] chạy qua thành phố, ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Dự án [[sân bay Quảng Trị]] dự kiến sẽ được xây ở huyện [[Gio Linh]], cách Đông Hà 7 km về phía bắc.
 
==Du lịch==
Thành phố Đông Hà là một đầu mối cho các tuyến du lịch bằng đường bộ của du khách Lào và Thái Lan qua tham quan miền Trung Việt Nam. Đông Hà là nơi lưu trú của du khách thăm các chiến trường cũ như: đường 9 Khe Sanh, [[cầu Hiền Lương]], [[địa đạo Vịnh Mốc]], thành cổ Quảng Trị. Các bãi biển nằm ở [[bãi biển Cửa Tùng]], [[bãi biển Mỹ Thủy]].
 
{{Các huyện thị thuộc tỉnh Quảng Trị}}