Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước 2 + 4”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 28:
 
Đức phải giới hạn lực lượng vũ trang không được vượt qua số 370.000 binh lính, không được hơn 345.000 trong [[Lục quân Đức]] và [[Không quân Đức]]. Đức phải tái khẳng định từ bỏ sản xuất, sở hữu và điều khiển vũ khí nguyên tử, vi sinh học và hóa học, và đặc biệt, [[Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân]] sẽ tiếp tục được áp dụng cho nước Đức thống nhất. Không có lực lượng vũ trang ngoại quốc nào, vũ khí nguyên tử, hay các xe vận chuyển các vũ khí này được phép đưa vào Berlin hay các bang mới của Đức (Đông Đức cũ), vùng không có vũ khí hạt nhân. Đức cũng đồng ý chỉ dùng lực lượng quân sự phù hợp với [[Hiến chương Liên Hiệp Quốc]].<ref name="Zelikow"/>
 
Những điều khoản quan trọng khác của hiệp ước là việc Đức xác nhận biên giới hiện thời với Ba Lan mà bây giờ đã được quốc tế công nhận, và những thay đổi khác về lãnh thổ ở Đức mà đã xảy ra từ 1945, để ngăn ngừa những đòi hỏi lấy lại những lãnh thổ đã mất ở phía Đông của [[đường Oder-Neisse]] (xem thêm [[Những lãnh thổ cũ ở phía Đông của Đức]]) mà theo lịch sử đã thuộc nước Đức cả hàng trăm năm trước ngày 31 tháng 12 năm 1937. Hiệp ước định nghĩa lãnh thổ của nước Đức thống nhất là lãnh thổ của Đông và Tây Đức cộng lại, cấm Đức không được đòi lại những lãnh thổ khác. Đức cũng đồng ý ký một hiệp ước riêng biệt với Ba Lan để mà tái khẳng định biên giới chung hiện thời, theo như luật pháp quốc tế, chính thức từ bỏ những lãnh thổ đã mất mà hiện thuộc Ba Lan. Việc này đã được thực hiện vào ngày 14 tháng 11 1990 khi [[hiệp ước biên giới Đức-Ba Lan (1990)|hiệp ước biên giới Đức-Ba Lan]] được ký.<ref name="Zelikow"/>
 
Mặc dù hiệp ước được ký bởi Tây và Đông Đức như là 2 nước riêng biệt, nó cũng đã được phê chuẩn bởi nước Đức thống nhất theo như thỏa thuận trong hiệp ước.
 
==Chú thích==