Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Trì”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 11:
 
==Lịch sử, văn hóa==
Theo tư liệu lịch sử thì thôn Nam Trì trước kia là trang Nam Trì (tên chữ 南池 nghĩa là ao phía nam, ao Vua,...) thuộc tổng [[Thổ Hoàng]], huyện Thiên Thi, bộ [[Giao Chỉ]] (một trong 15 bộ của nước [[Văn Lang]] thời [[Hùng Vương]]). Thời Tây Hán thuộc huyện [[Chu Diên]] quận Giao Chỉ. Thời [[nhà Lương]] thuộc quận Võ Bình đến thời Tùy thì bỏ và đến thời Đường thuộc châu Diên. Thời [[loạn 12 sứ quân]], thuộc xứ Đằng Châu. Thời Lý thuộc châu Khoái, thời Trần thuộc Khoái lộ. Thời Minh thuộc Khoái châu. Thời Lê Thái tổ thuộc Nam đạo, thời Lê Thánh Tông thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Thời Mạc lại thuộc [[Hải Dương]], thời Lê trung hưng thuộc phủ [[Khoái Châu]], xứ [[Sơn Nam thượng]], thời nhà Nguyễn thuộc trấn [[Sơn Nam]]. Năm 1831, thời Minh Mạng, trang Nam Trì gọi là xã Nam Trì thuộc huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Thời Pháp thuộc cho đến nay, trang Nam Trì gọi là thôn Nam Trì thuộc xã Đặng Lễ (có thời kỳ gọi là xã Phan Chu Trinh), huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 1970 tỉnh Hưng Yên nhập với tỉnh Hải Dương nên thuộc tỉnh Hải Hưng và năm 1997 lại tách ra nên thuộc tỉnh Hưng Yên.
 
Thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, nhà Tây Hán chiếm Nam Việt, trang Nam Trì có đền thờ hai vị Thần là anh em kết nghĩa là Tướng Nguyễn Danh Lang [[Lang Công]] (sinh tại Nam Trì), Tể tướng [[Lữ Gia]] (ngụ tại Nam Trì). Thế kỷ thứ 9, thời Đường Ý Tông, Thánh địa lý [[Cao Biền]] sang Giao Châu tiễu trừ giặc Nam Chiếu, qua Nam Trì đóng đồn tại đền thờ, dựng hành cung, kết nghĩa anh em với hai vị Thần, cưới hai phu nhân Lữ Lương, Lự Lương ở Ngọc Khê, Nam Trì, giúp dân sửa miếu, lập đền Nam Trì nên khi hóa dân làng đã thờ cùng hai vị tướng. Xưa trong đền có bức đại tự nói về việc ba vị Thần kết nghĩa đào nguyên. Cuối thế kỷ 15, thời Lê sơ, Thánh địa lý Tả Ao - Vũ Đức Huyền về Nam Trì lập lại làng, nên khi hoá dân làng coi như Thần Hoàng làng và thờ cùng với ba vị trước. Từ xưa đến nay vẫn thờ như vậy và các vị được sắp đặt ngôi vị: sinh, ngụ, phụ chầu theo thứ tự: Lang Công, Bảo Công (trung tâm), Tả Ao (bên tả), Cao Biền (bên hữu). Lễ hội hàng năm gọi là lễ hội Bảo, Lang, Biền hay lễ hội Nam Trì có lễ rước ba vị Thần kết nghĩa anh em (2 làng Đới Khê, Bảo Tàng cũng thờ) về gò đình Ba Xã để tế lễ, hội họp. Đền Nam Trì còn thờ [[Lâu nương Công chúa]] (phu nhân của Tể tướng Lữ Gia) và hai vị phu nhân của Cao Biền là [[Phạm A Lự]], [[Phạm Lự nương]] (Bản chữ Hán TT-TS FQ 40 18/X11, 11 - Trung tâm Khoa học Xã hội Việt Nam).