Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: AlphamaEditor
clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 45:
Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố [[Hà Nội]], giữa giao điểm của [[Quốc lộ 6]] từ Hà Nội đi [[Hòa Bình]] và tỉnh lộ 70. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và [[Hà Nam]], [[Ninh Bình]].
 
Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận [[Nam Từ Liêm]], phía đông giáp huyện [[Thanh Trì]], phía đông bắc giáp quận [[Thanh Xuân]], phía tây giáp huyện [[Quốc Oai]], [[Hoài Đức]], phía tây nam giáp huyện [[Chương Mỹ]], phía nam giáp huyện [[Thanh Oai]],.
 
Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu.
Dòng 206:
 
===Làng Đa Sỹ===
[[Kiến Hưng|Làng Đa Sĩ]] nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của [[quân đội Nhân dân Việt Nam|quân đội Việt Nam]], lương dược linh thông cư sĩ [[Hoàng Đôn Hòa]] nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua [[Lê Thế Tông]] cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh [[công chúa]].
 
Hai thế kỷ sau, các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa đã được [[Trịnh Đôn Phác]], lương y của Đa Sĩ (thế kỷ 18) kế thừa, phát huy. Với tài năng xuất chúng, Trịnh Đôn Phác vận dụng sáng tạo các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa, chữa khỏi nhiều chúng bệnh nan y cho nhân dân. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]], ông đã chữa được bệnh nan y cho vua [[Càn Long]] và được phong danh hiệu "Lịch thế y". Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách "Hoạt nhân toát yếu" (Phép cốt yếu cứu người) của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về "Tính mệnh khuê tăng chi bổ" (Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ).