Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Phụng Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Đánh giá thành công và thất bại: clean up, replaced: {{fact}} → {{cần chú thích|date=04-8-2015}} (2) using AWB
Lumerita (thảo luận | đóng góp)
Dòng 73:
Tới năm 1969, khi chương trình Phụng Hoàng mất đi tính bí mật và thu hút sự chú ý của báo chí, [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] dần rút khỏi chương trình này. Các tổ chức bí mật của Mỹ được thế chân bởi các cố vấn tình báo quân sự Mỹ (quá trình này phát triển cùng tiến trình "[[Chiến tranh Việt Nam#Việt Nam hóa chiến tranh|Việt Nam hóa chiến tranh]]") và chú trọng vào huấn luyện, tổ chức nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa để duy trì áp lực với hệ thống cơ sở của Mặt trận Dân tộc. Các lực lượng chủ yếu được giao phó là Bảo an và Cảnh sát đặc biệt. Tháng 1 năm 1970, có khoảng 450 cố vấn quân sự Mỹ hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong khuôn khổ chương trình Phụng Hoàng. Sang năm 1972 thì Chiến dịch Phụng Hoàng được giao cho Cảnh sát Quốc gia điều hành. Cũng năm đó, cố vấn Mỹ rút khỏi vị trí trong Kế hoạch Phụng Hoàng. Một số rời sang các chương trình bình định nông thôn. Cho đến thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi [[Việt Nam]] năm 1973, kết quả của chương trình Phụng Hoàng không đều khắp thậm chí khá khiêm tốn. Điều này là do hoàn cảnh nhiều hơn là do không còn thích hợp: hình thái chiến tranh đã thay đổi và mạng lưới cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không còn phổ biến nữa. Phần lớn cán bộ nằm vùng được đưa ra vùng giải phóng.
 
Theo phân tích khác thì Chiến dịch Phụng Hoàng là một phương cách hữu hiệu để diệt trừ ổ cán bộ nằm vùng, nên khi lực lượng cộng sản mở [[Chiến dịch Xuân - Hè 1972]] và ba năm sau, năm [[1975]] thì nguồn nhân lực không còn là cư dân địa phương nữa mà Miền Bắc phải đưa người vào chiến trường miền Nam tham chiến vì các đơn vị cộng sản nằm vùng trong Nam đã bị vô hiệu hóa.<ref>[http://www.globalsecurity.org/intell/ops/vietnam-phoenix.htm Phoenix 1967-1971]</ref>
 
== Chỉ trích ==