Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dụ ngôn Người làm công trong vườn nho”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
Câu chuyện lấy bối cảnh trong cuộc sống hằng ngày nhưng ngụ ý về [[Vương quốc Thiên đàng]]. Vườn nho biểu trưng cho hội thánh, chủ vườn là Chúa. Những người làm công biểu trưng cho những người đáp lời kêu gọi của Chúa, thời gian trong ngày là đời người, và tiền công là sự sống vĩnh cửu. Sự kêu gọi đến với mỗi người vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời. Một số đáp lời sớm, một số trễ hơn, và số khác chỉ đáp lời lúc cuối đời. Nhưng bất cứ ai chấp nhận lời mời đều sẽ được hưởng sự sống đời đời. Bởi vì con người được [[cứu rỗi]] bởi [[ân điển]] của [[Thiên Chúa]], không phải bởi nỗ lực bản thân.
 
Thông điệp của dụ ngôn này thật rõ ràng. Trong khi chúng ta vẫn mặc định rằng người làm việc khó nhọc hơn xứng đáng với tiền công lớn hơn, thì người chủ vườn nho hành động ngược lại; do đó một số người xem đó là không công bình. Nhưng chủ vườn bảo với họ rằng không ai bị xử tệ cả, bởi vì họ đã đồng ý với chủ vườn về số tiền họ sẽ nhận cho ngày làm việc của họ (một ''đơ-ni-ê'' cho một ngày công là tiền lương khá hậu hĩnh vào thời đó). Ông cũng bảo cho họ biết ông đang sử dụng tài sản của ông theo ý ông muốn. Luật lệ trên Vương quốc Thiên đàng là do Thiên Chúa thiết lập: sự cứu rỗi dành cho loài người hoàn toàn phụ thuộc vào ân điển của Ngài, không do công đức hoặc nỗ lực hoặc nếp sống khổ hạnh của bất cứ ai, bởi vì không ai có thể đáp ứng những chuẩn mực đạo đức của đấng chí thánh.<ref name="RTF"/><ref name="Keener"/> <ref>Ê-sai 64: 6a, “Mọi“''Mọi việc công chính của chúng con chỉ như miếng giẻ bẩn thỉu”thỉu.''”</ref>
<blockquote>
Ai là người làm công được nhận vào giờ thứ mười một? Có thể là những người tiếp nhận ân điển lúc sắp lâm chung, cũng có thể là những kẻ bị rẻ rúng dưới mắt những tín đồ lâu năm và sốt sắng trong các bổn phận tôn giáo. Nhưng chớ vội vàng kết luận. Trong ý nghĩa sâu xa hơn, tất cả chúng ta đều là người làm công giờ thứ mười một, và chúng ta đều được Chúa mời vào vương quốc của ngài cách vinh dự. Vì vậy, không cần phải đoán định ai là người làm công giờ thứ mười một. Thông điệp của dụ ngôn là chúng ta được cứu rỗi chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa, không bởi những gì chúng ta có.<ref name="Hultgren">Arland J. Hultgren, ''[http://books.google.com/books?id=P2UvmRVLF18C&pg=PA43 The Parables of Jesus: A Commentary]'',Eerdmans, 2002, ISBN 0-8028-6077-X, p. 43.</ref></blockquote>