Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954–1959)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
Tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà, từ Ngô Đình Diệm cho đến [[Nguyễn Văn Thiệu]] và [[Dương Văn Minh]] sau này, không ai có được uy tín cao trong dân chúng như là những người hy sinh đấu tranh cho độc lập cho dân tộc. Phần nhiều, họ là những quan chức cũ của bộ máy nhà nước thuộc Pháp. Đã thế, họ lại xuất thân là các công chức, trí thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây phương, xa rời với tâm lý của nông dân. Họ rất yếu trong công tác dân vận, thậm chí khi xuống địa phương gặp quần chúng họ lại nói [[tiếng Pháp]]. Ông Diệm còn thụ hưởng nghi lễ rửa chân làm Hoàng đế của [[người Thượng]]. Trong khi đó cách dân vận của phe Cộng sản thì lại hợp lý hơn: cán bộ của họ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, cán bộ người kinh của họ "[[cà răng căng tai]]" cùng người thượng. Chính phủ Nam Việt Nam dùng tiền của trợ cấp cho nông dân, phe cộng sản thì không nhưng nông dân nghe tuyên truyền của cộng sản hơn nghe khuyến dụ của nhà nước.
 
Việc Việt Nam Cộng hoà cự tuyệt tổng tuyển cử và phải đấu tranh chống với miền Bắc vì bản năng tự vệ của chính thể đó nhưng cácCác chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập [[ấp chiến lược]]... đã diễn ra tàn bạo không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử: Việt Nam vừa thắng trong chiến tranh chống Pháp (xem [[Chiến tranh Đông Dương]]). Bằng cách này chính phủ Ngô Đình Diệm đã phủ nhận niềm tự hào của dân chúng, làm biến dạng mô hình xã hội dân chủ tự do và đẩy những người kháng chiến cũ ra rừng lập chiến khu. Đồng thời đây là cơ hội rất tốt cho những người Cộng sản phản tuyên truyền coi chính quyền miền Nam như "tay sai đế quốc".
 
Ông Diệm có lực lượng chính trị hậu thuẫn mạnh ở thành thị là lực lượng [[Công giáo]], nhất là các giáo dân di cư từ miền Bắc vào. Ông đã quá thiên vị theo tôn giáo của mình, có tham vọng đưa Công giáo thành [[quốc giáo]] trong khi đó phần lớn người Việt Nam có truyền thống theo [[đạo Phật]]. Chính phủ của ông chủ yếu gồm người Công giáo, các quyền lợi nhiều nhất cũng giành cho tôn giáo của ông. Bằng cách này ông đã tự làm mất đồng minh, trong và ngoài nước, và gây ra những xáo trộn rất lớn cho chính trường và xã hội. Sau này chính lý do tôn giáo đỉnh cao là [[Sự kiện Phật Đản, 1963]] đã làm khởi phát cuộc đảo chính của [[Quân lực Việt Nam Cộng hoà]] chống lại Tổng thống Diệm vào tháng 11 năm [[1963]].
 
Hoa Kỳ, lúc đó, là đồng minh "sống còn" của Việt Nam Cộng hoà. Thiếu sự viện trợ của họ Việt Nam Cộng hoà không thể chống chọi được với miền Bắc. Quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải xây dựng một miền Nam Việt Nam phi cộng sản, độc lập, tự do theo tiêu chuẩn của thế giới và có thể đối đầu với miền Bắc. Khi các rối loạn xảy ra, khi mô hình dân chủ bị biến dạng thì tất yếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm cũng sẽ xấu đi.
 
Sau 3-4 năm đỉnh cao, bắt đầu từ năm [[1958]], chính phủ Việt Nam Cộng hoà bắt đầu phải đối phó với những khó khăn chính trị, quân sự ngày càng khó giải quyết, nhất là khi phe Cộng sản gia tăng các hoạt động của họ.
 
==Cộng sản miền Nam==
Cộng sản miền Nam Việt Nam là bộ phận cấu thành của Cộng sản Việt Nam; Cộng sản Việt Nam là "bộ phận hữu cơ của phong trào Cộng sản và Công nhân toàn thế giới" (điều lệ đảng). Hệ thống Cộng sản có tổ chức chặt chẽ từ cơ sở đến cấp quốc gia lên đến khu vực, châu lục và đến cấp toàn thế giới. Nhưng Cộng sản miền Nam Việt Nam có những đặc trưng của người miền Nam. Những người Cộng sản Nam Việt Nam, do lịch sử khai hoang xứ Nam Bộ và ảnh hưởng văn hoá Pháp, mang cách sống, suy nghĩ và tác phong đặc trưng của người Nam Bộ: thoáng đạt, thực tế, chân thành, bộc trực và không thích bị gò ép. Họ có sự độc lập tương đối với Trung ương Đảng tại [[Hà Nội]]. Cộng sản Nam Việt Nam không thích dùng các lý luận như "Ba dòng thác cách mạng thế giới" hay "Bốn mâu thuẫn lớn của thời đại", không thích các tranh cãi giáo điều đặc trưng của những người Cộng sản đương thời; họ thích mọi việc rõ ràng và đơn giản. Trong hành động họ không bị ràng buộc bởi [[nguyên lý Mác-Lênin]] (''Marxism-Leninism''). Điều dễ nhận thấy là trong các lãnh tụ Cộng sản không có "nhà lý luận" nào là người Nam Bộ. Họ là những người thực tiễn.
 
Trong giai đoạn 1954-1959 những người Cộng sản miền Nam đã có các đối sách rất lợi hại, gây khó khăn cho chính phủ của Tổng thống Diệm. Từ chỗ bị truy sát ráo riết mà chỉ trong hai năm họ, không những hồi phục về tổ chức mà còn, phát triển thế chủ động tấn công cả về chính trị và về quân sự. Về chính trị, họ đã làm chính quyền lao đao bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ ở nông thôn và thành thị do họ điều khiển từ xa. Về quân sự, họ đã phát triển chiến tranh du kích và đã đánh được những trận lớn như [[trận Tua Hai]] ([[Tây Ninh]]) vào căn cứ cấp trung đoàn của quân chính phủ.
 
===Về chính trị===
Có thể nói rằng trong [[Chiến tranh Việt Nam]] điểm mạnh về đấu tranh chính trị luôn thuộc về phía Cộng sản vì họ là những người đã kháng chiến chín năm. Họ có uy tín và được dân chúng công nhận là những người hy sinh cho độc lập của dân tộc, là người của "[[Hồ Chí Minh|Cụ Hồ]]". Ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chín năm và thắng lợi của nó rất to lớn và sâu rộng trong lòng người dân miền Nam. Việt Minh rất được cảm tình của người dân nhất là ở nông thôn, miền núi. Những điểm yếu của xã hội Cộng sản như cải cách ruộng đất, đấu tranh giai cấp hay đấu tố địa chủ, mất tự do cá nhân... thì chỉ mới thể hiện ở miền Bắc. Người dân miền Nam, do các lý do khác nhau, chưa chứng kiến những sự kiện trên nên các tuyên truyền của chính phủ ít có tác dụng và dễ bị phản tuyên truyền của phe Cộng sản bẻ gẫy. Chính phủ miền Nam, trái lại, không có uy thế chính trị như vậy; lực lượng chính trị của họ, chủ yếu, chỉ ở các thành phố lớn mà thôi. Sau này thì phía Cộng sản lại kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Đó không phải là một khẩu hiệu suông mà đã được họ kết hợp rất nhuần nhuyễn và bài bản.
 
Ngay sau khi quân [[Việt Minh]] tập kết ra Bắc, những người Cộng sản Nam Việt Nam không còn chính quyền, quân đội và đã trở thành những phần tử hoạt động bí mật bị truy sát. Nhưng họ vẫn còn những cơ cấu đảng hoạt động bí mật tại nông thôn. Cộng sản Nam Việt Nam nhận thức được ngay rằng đó là thời điểm đấu tranh chính trị và chuyển tất cả mọi nỗ lực sang đấu tranh chính trị. Trong bối cảnh mới họ nhanh chóng thay đổi phương châm đấu tranh. Họ không tuyên truyền về các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Cộng sản như "đấu tranh giai cấp", "chuyên chính vô sản", "liên minh công-nông" hay "sứ mạng của giai cấp công nhân"... vì chúng sẽ không hấp dẫn hoặc gây phản cảm trong dân chúng. Họ khai thác tình cảm dân tộc và lòng tự hào về cuộc kháng chiến chín năm, đòi thực thi [[Hiệp định Genève]], đòi tổng tuyển cử. Với các phương pháp dân vận tuyên truyền đúng tâm lý vào đúng thời điểm, những người Cộng sản miền Nam đã vô hiệu hoá các nỗ lực chính trị của chính phủ Nam Việt Nam. Khai thác mọi sai lầm và dùng các thế yếu về xuất thân của các lãnh tụ của chính phủ này, Cộng sản miền Nam đã phản tuyên truyền về bản chất "tay sai đế quốc" của chính quyền và, từ đó, quy kết bản chất đấu tranh của họ là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, chống lại "Đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai". Phương pháp tổ chức đấu tranh chính trị của họ cũng rất tinh vi theo từng tuyến rõ ràng: