Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đỗ Đức Dục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1915, quê quán xóm Trung, làng Xuân Tảo (tục gọi là Cáo Đỉnh), huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh [[Hà Đông]], nay là phường [[Xuân Đỉnh]], huyệnquận Bắc [[Từ Liêm]], [[thành phố Hà Nội]].
 
Xuất thân trong một gia đình Nho học dòng dõi, dòng họ ông những đời trước trước đều có nhiều người khoa bảng, có cụ được tước Hồng Lô ở triều đình [[Huế]]. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ, được ông chú là ông [[Đỗ Uông]] (y sĩ Đông Dương, sau đó có thời kỳ làm Giám đốc nhà thương Cống Vọng, nay là [[Bệnh viện Bạch Mai]]) nuôi cho ăn học thành tài, thuở nhỏ học trường [[Albert Sarraut]], [[trường Bưởi]], theo học luật khoa trường [[Viện Đại học Đông Dương]] khóa 1935-1938 và đậu cử nhân loại ưu năm 1938.
 
Trước [[Cách mạng Tháng Tám]] Đỗ Đức Dục tham gia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, viết báo, dạy học tư ở Hà Nội và Vinh, là chủ bút tạp chí [[Thanh Nghị]], chủ bút báo Độc lập cơ quan ngôn luận của [[Đảng Dân chủ Việt Nam]] từ những ngày đầu báo mới ra đời năm 1944.
 
Sau 1945 ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam (1945-1960), Đại biểu Quốc dân đại hội [[Tân Trào]], Đại biểu Quốc hội khóa I, Ủy viên tiểuTiểu ban dự thảo [[Hiến pháp]] nước [[Việt Nam dân chủ cộng hòa]], Thứ trưởng [[Bộ Giáo dục]] (1946).
 
Trong kháng chiến chống Pháp ông lên Việt Bắc, làm Phó bí thư Tổng bộ [[Việt Minh]] (1947-1950), Ủy viên Ủy ban Trung ương [[Mặt trận Liên Việt]] (1950-1955), Chủ nhiệm báo Độc lập (1950-1957), Giám đốc Trường viết báo [[Huỳnh Thúc Kháng]] (1949).