Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các nhà nước Trung Quốc cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
==Trong lịch sử==
Vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, quyền lực vốn nằm trong tay thủ lĩnh [[bộ lạc]] chuyển đổi thành ''lãnh chúa'' cát cứ trong lãnh thổ của họ. Các xung đột xảy ra thì bên cạnh dạng cá lớn nuốt trọn cá bé, cũng nổi lên dạng lãnh chúa mạnh và khôn ngoan, thiết lập quyền kiểm soát các lãnh thổ khác ở mức xác định.
 
Tại Trung Quốc nó dẫn đến mô hình thiên tử - chư hầu ở thời [[nhà Hạ]] (Tk 21- Tk 16 TCN) và [[nhà Thương]] (Tk 16 - Tk 11 TCN). Mối quan hệ thiên tử - chư hầu lúc đầu còn ở dạng sơ khai, chưa có một lý thuyết nền tảng về xã hội. Quan hệ giữa các thành phần biến động theo khả năng duy trì thực lực của các thành phần đó, và nói chung là còn lỏng lẻo, các chư hầu thì vẫn chia phái hoặc liên minh hoặc đánh chiếm lẫn nhau. Các di chỉ khảo cổ thời [[nhà Thương]] cho thấy các thuộc quốc của triều đại này gọi là "Phương quốc", giữa vua [[nhà Thương]] với các thủ lĩnh bộ tộc đó không có quan hệ vua tôi mà chỉ là liên minh quân sự. Vua nhà Hạ, nhà Thương chỉ đóng vai trò đứng đầu liên hợp các phương quốc, được các nước đó gọi là "đại quốc", "đại ấp" và các nước này xưng "tiểu quốc", "tiểu ấp"<ref name="ckh19">Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 19</ref>.