Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triệu Văn Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 58:
 
[[Lăng mộ Triệu Văn Đế|Lăng mộ của Triệu Văn Đế]] được phát hiện năm 1983, nằm ở độ sâu 20m dưới chân núi Tượng Cương ở thành phố [[Quảng Châu (thành phố)|Quảng Châu]] khi người ta đào móng để xây dựng một [[khách sạn]], và nó đã được khai quật.<ref>{{chú thích web|url=http://www.nguyenbaochau.com/2014/07/hoai-niem-lich-su.html|tiêu đề=Hoài niệm lịch sử|ngày=16-07-2014}}</ref> Khu lăng mộ này dài gần 11m và rộng 12m, xây dựng theo hướng bắc-nam, kiểu chữ "Sĩ" (士). Nó được chia ra làm 7 phần, với một gian tiền đường, hai gian nhĩ thất ở phía đông (chứa các đồ phục vụ ăn uống) và phía tây (chứa xe ngựa, binh khí, các vật dụng trân quý), gian chính đặt quan tài kiểu trong quan ngoài quách, hai gian trắc thất phía đông và tây và 1 gian nhà kho ở hậu cung. Khu lăng mộ này chứa trên 1.000 [[đồ tùy táng]] (gồm các đồ vật bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gốm và ngọc), một cỗ xe ngựa kéo, các chai lọ bình bằng vàng và bạc, các [[nhạc cụ]], và người ta cũng tìm thấy xương cốt của các thê thiếp, [[nô bộc]] được tuẫn táng cùng (tổng cộng 15 người, trong đó tại gian trắc thất phía đông có 4 nàng hầu, thê thiếp được tuẫn táng theo, tại gian trắc thất phía tây có 7 [[nô bộc]] được tuẫn táng theo). Nó cũng là khu lăng mộ duy nhất thời kỳ đầu [[Tây Hán]] (tương đương với giai đoạn đầu [[nhà Triệu]]) có các bức [[tranh tường|bích họa]] trên các bức tường.
[[Tập tin:King of nanyue tomb 2008 06.jpg|nhỏ|280px|phải|[[Lăng mộ Triệu Văn Đế]] nhìn từ trên xuống]]
 
Khu lăng mộ này còn chứa chiếc ấn cổ nhất được phát hiện trong các khu lăng mộ nằm tại lãnh thổ Trung Quốc ngày nay: trên chiếc ấn vàng này khắc 4 chữ "文帝行璽" (Văn Đế hành tỷ) kiểu tiểu triện âm văn, chỉ ra rằng đương thời ông tự coi mình sánh ngang với các Hoàng đế [[nhà Hán]]. Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "Tư (Việt) Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện [[Tư Phố]]) được phát hiện ở [[Thanh Hoá]] thuộc miền bắc [[Việt Nam]] trong thập niên 1930. Ấn có đúc hình rùa trên lưng và được cho là của viên điển sứ tước Hầu ở [[Cửu Chân]]. [[Tư Phố]] là tên trị sở quận [[Cửu Chân]] thời [[nhà Triệu]] nước Nam Việt đóng ở khu vực làng Ràng ([[Thiệu Dương (xã)|xã Thiệu Dương]], [[thành phố Thanh Hóa]]) hiện nay. Do sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế, chiếc ấn đồng này được công nhận là ấn chính thức của nước [[Nam Việt]]. Chiếc ấn hiện trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ, Brussel.<ref>{{chú thích web|title=Thạp đồng Đông Sơn của Huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà|url=http://mangcovat.com.vn/index.php?f=news&do=detail&id=65|date=11-03-2011|quote=Chiếc ấn đồng khối vuông “Tư (Việt) phố hầu ấn” có đúc hình rùa trên lưng được thương nhân cũng là nhà sưu tầm người Bỉ tên là Clement Huet mua được ở Thanh Hóa hồi trước thế chiến II (hiện bày ở Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng Gia Bỉ, Brussel) được cho là của viên điển sứ tước hầu ở Cửu Chân. Tư Phố là tên quận trị đóng ở khu vực làng Ràng (Thiệu Dương, Thanh Hóa) hiện nay.}}</ref>