Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Xem thêm: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
n →‎Khai Hoàng chi trị: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:28.3668364
Dòng 73:
Để củng cố chính quyền, về mặt chính trị, Tùy Văn Đế phế trừ [[lục quan|lục quan chế]] của Bắc Chu, chính thức xác lập [[tam tỉnh lục bộ|tam tỉnh lục bộ chế]]. Triều đình bãi cỏ cấp quận, hình thành chế độ hai cấp châu huyện. Sau khi cải cách chế độ địa phương và bình định Nam triều Trần, Tùy tịch thu vũ khí trong nước, các chính sách này đều nhằm khiến cho thế lực các địa phương suy yếu, củng cố thể chế chính trị trung ương tập quyền quân chủ chuyên chế. Nhằm ức chế thế tộc, Tùy hạ lệnh phế trừ [[cửu phẩm trung chính chế]] từ thời [[Tào Ngụy|Ngụy]]-[[nhà Tấn|Tấn]], thiết lập chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài một cách công bằng. Triều đình cũng cho thiên di thế tộc Quan Đông và thế tộc Giang Nam đến [[Đại Hưng thành]] để tăng cường kiểm soát đối với họ.<ref>《通典•選舉典》:「里閭無豪族,井邑無衣冠,人不土著,萃處京畿。」</ref> Về mặt kinh tế, triều đình giảm nhẹ hình phạt và lao dịch, thực thi [[quân điền chế]], [[tô dung điều chế]] cùng điều tra nhân khẩu để kiểm soát được nguồn thuế.<ref>《通典 食貨志》:「高频设轻税之法,浮客悉自归于编户,隋代之盛,實由於斯」</ref> Tùy Văn Đế đề xướng tiết kiệm,<ref>例如《隋書•卷第二高祖紀》:「每旦聽朝,日昃忘倦,居處服玩,務存節儉,令行禁止,上下化之。」</ref><ref>《北史》:「嘗遇關中饑,遣左右視百姓所食。有得豆屑雜糠而奏之者,上流涕以示群臣;深自咎責,為之損膳而不禦酒肉者,殆將一期。」</ref> không cho phép các hoàng tử phung phí tiền bạc.<ref>《隋書•卷第四十五•文四子傳》:「俊猶不悛,於是盛治宮室,窮極侈麗。俊有巧思,每親運斤斧,工巧之器,飾以珠玉。……上以其奢縱,免官,以王就第。」</ref> Những điều này hình thành nên một chuẩn mực xã hội, khiến triều Tùy vào tiền kỳ trở nên giàu có khi mà của cải được tích lũy một cách nhanh chóng.<ref>《資治通鑑•第一百八十卷•仁壽四年》:「愛養百姓,勸課農桑,輕徭薄賦。其自奉養,務為儉素,乘輿御物,故弊者隨令補用;自非享宴,所食不過一肉;後宮皆服浣濯之衣。天下化之,開皇、仁壽之間,丈夫率衣絹布,不服綾綺,裝帶不過銅鐵骨角,無金玉之飾。故衣食滋殖,倉庫盈溢。」</ref> Cùng với diện tích đất ruộng tăng lên nhiều, năng suất cây trồng cũng tăng cao, các kho quan trữ lương tại Trường An, Lạc Dương nhiều thì đạt 10 triệu thạch, ít thì cũng có đến vài triệu thạch. Đồng thời, thủ công nghiệp có sự phát triển mới, kỹ thuật đóng thuyền đạt đến trình độ rất cao, có thể đóng chiến hạm cực lớn có năm tầng lầu. Thương nghiệp tại Lạc Dương từng một thời cực thịnh, là nơi cư trú của mấy vạn nhà phú thương, kinh tế hiện ra cục diện phồn vinh.<ref>《隋書•食貨志》:「戶口滋盛,中外倉庫,無不盈積」</ref>
 
Năm 584, để cải thiện việc vận chuyển vật tư đến Quan Trung, Tùy Văn Đế mệnh [[Vũ Văn Khải]] xây dựng "Quảng Thông cừ", mở đầu cho việc xây dựng một loạt các công trình sông đào, cuối cùng hình thành nên [[Đại Vận Hà|Tùy Đường Đại Vận Hà]]. Hệ thống sông đào to lớn này khiến cho hoạt động vận chuyển vật tư và mậu dịch nam-bắc phát triển nhanh chóng, giúp củng cố chi tiêu của triều đình bằng vật tư của Giang Nam. Trải qua các cải cách này, chính trị, kinh tế và xã hội vào tiền kỳ triều Tùy đều phát triển phồn vinh, khai sáng [[Khai Hoàng chi trị]], hộ khẩu tăng từ hơn 4 triệu lên đến hơn 8 triệu. Xã hội tích lũy được tương đối nhiều của cải, được thuật là có thể dùng trong 50-60 năm.<ref>《貞觀政要•辯興亡》:「記天下儲積,得供五六十年」</ref><ref>《貞觀政要•奢縱》:「西京府庫亦為國家之用,至今未盡」</ref> Khai Hoàng thịnh thế, Tùy Văn Đế lại hạ lệnh xây dựng [[Đại Hưng thành]], tức Trường An, Đại Hưng thành là thành thị cổ đại Trung Quốc đạt mức cao siêu trên tiêu chí quy hoạch kiến thiết, là biểu hiện tổng hợp cho thực lực kinh tế và trình độ kỹ thuật triều Tùy, đương thời là một trong những thành thị có quy mô lớn nhất thế giới.<ref name=autogenerated1>{{chú thích web|url=http://geography.about.com/library/weekly/aa011201a.htm|title=Largest Cities Through History|author=Matt T. Rosenberg|publisher=About.com|accessdate =2008-06- ngày 29 tháng 6 năm 2008}}</ref> Tư tưởng thiết kế và bố cục của Đại Hưng thành có ảnh hưởng sâu rộng đối với quy hoạch đô thị Trung Quốc, cũng như đối với [[Nhật Bản]] và [[Tân La]].
 
"Khai Hoàng chi trị" và "Tùy triều thịnh thế" đến hậu kỳ Tùy Văn Đế thì dần suy lạc. Trong những năm cuối, Tùy Văn Đế đối với hình pháp thì đề xướng trọng hình hà khắc, cải biến chính sách "[[Vô vi (Đạo giáo)|vô vi nhi trị]]" vào tiền kỳ Khai Hoàng.<ref>《隋書•刑法志》:「盗一钱以上弃市,三人共盗一瓜均死,事發即時行決」</ref> Tùy Văn Đế trong lòng nghi kị công thần cũ, đại sát công thần và tướng lĩnh khai quốc. Tùy Văn Đế lúc này có xu hướng cố chấp, lấy Pháp gia trị quốc, không đoái hoài đến bách tính, quan hệ giữa ông và đại thần ngày càng xa cách, là nguyên nhân dẫn đến cục diện thiên hạ đại loạn vào cuối triều Tùy.<ref>《隋書•高祖紀》:「稽其亂亡之兆,起自高祖,成於煬帝,所由來遠矣」</ref>