Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tả Thanh Oai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:17.3737372
Dòng 11:
 
==Làng Tả Thanh Oai ==
Làng Tả Thanh Oai (làng Tó hay Tó Tả) thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì được cả nước biết đến là làng khoa bảng với 12 người đỗ đại khoa, gồm 4 Hoàng giáp và 8 Tiến sĩ, có họ Ngô với dòng Ngô gia văn phái và các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm đã đi vào lịch sử đất nước. Ngoài ra còn có 27 hương cống thời Lê, 10 cử nhân thời Nguyễn<ref name="TTO1">{{Chú thích web| url = http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/7146/t7843-thanh-oai-–-lang-khoa-b7843ng.htm| title = Tả Thanh Oai – làng khoa bảng | accessdate = 2010-05-ngày 14 tháng 5 năm 2010 | accessmonthday = | accessyear = | author = TS. Bùi Xuân Đính| last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher =Báo Hà Nội Mới điện tử | pages = | language = | archiveurl = | archivedate = }}</ref>.
 
Những người đỗ đại khoa thuộc 4 họ: Nguyễn Khai Khoa, Ngô Vi, Ngô Thì và Nguyễn Thế. Họ Nguyễn k
Dòng 29:
 
==Làng Thượng Phúc==
Làng Thượng Phúc nay là một thôn của xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), vốn là hai làng Nguyễn Thượng và Ngũ Phúc (có tên Nôm là làng Hạ). Đầu thế kỷ XIX, hai làng này là hai thôn độc lập thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ ứng Thiên, trấn [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Thượng]]. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), các quan trấn Bắc Thành đề nghị cho nhập hai thôn này thành một thôn mang tên Thượng Phúc. Đây là một làng đông dân (năm 1926, làng có 2092 nhân khẩu)<ref name="TTO2">{{Chú thích web| url = http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/55840/lang-th4327907ng-phuc.htm| title = Làng Thượng Phúc | accessdate = 2010-05-ngày 14 tháng 5 năm 2010 | accessmonthday = | accessyear = | author = TS. Bùi Xuân Đính| last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher =Báo Hà Nội Mới điện tử | pages = | language = | archiveurl = | archivedate = }}</ref>.
 
Theo "Lư sử điển yếu điều lệ" do Ngô Thì Nhậm soạn năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794) thì làng được hình thành từ lâu, đến giữa thế kỷ XV, một bộ phận tù binh [[Chiêm Thành]] bị đày ra đây khai khẩn vùng đất trũng, mở mang làng xóm<ref name="TTO2"/>.
 
Thượng Phúc xưa kia là một làng nông nghiệp chiêm trũng. Đồng quanh năm ttrắng nước, việc cấy lúa rất vất vả, không chắc ăn. Vào năm 1939, chính quyền thuộc địa Pháp đã cho nắn đoạn sông Nhuệ, từ địa phận làng Siêu Quần xuống làng Đan Nhiễm, làm cho nước của con sông này thoát nhanh hơn vào mùa mưa lũ. Đồng ruộng của Thượng Phúc và 16 làng trong vùng tiêu nước dễ hơn, nạn úng lụt đã giảm đáng kể, việc làm ruộng thuận tiện hơn. Ngoài làm ruộng, dân làng còn khai thác nguồn thủy sản dồi dào trong đồng chiêm trũng, kết hợp buôn bán<ref name="TTO2"/>.
 
Làng Thượng Phúc có chùa Bảo Tháp, dân gian thường gọi là chùa Bồ Tát. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền do Nhà sư Lý Thầm - em trai Vua [[Lý Huệ Tông]] (1211 - 1224) dựng nên rồi tu hành tại đây. Điều này còn được minh chứng qua một số câu đối ở cột đồng trụ của Tam bảo chùa<ref name="TTO2"/>.
 
Đến gần cuối đời Trần, có một vị Cao tăng họ Hồ, dòng dõi hoàng thân quốc thích đã từ bỏ bổng lộc, quan tước về đây tu hành. Ngoài việc bỏ tiền của để tu tạo chùa, vị Cao tăng này còn chiêu tìm hàng trăm trẻ mồ côi, những người già nua không nơi nương tựa về nuôi dưỡng, trẻ em được cho ăn họ. Tiếng tăm của Hòa thượng đồn xa khắp mọi nơi. Biết ơn Hòa thượng, dân làng, nhất là những người cô quả đã tạc tượng sống Ngài. Khi Hòa thượng đắc đạo, được nhân dân và triều đình suy tôn là Bồ Tát và gọi chùa Bảo Tháp theo tên được tôn vinh của Ngài. Về sau, có vị Minh Từ Hoàng Thái hậu của Vua Trần về đây lánh nạn giặc Chiêm Thành tàn phá Kinh đô. Thấy Bà là người nhân đức, mộ đạo, Hòa thượng đã giao chùa cho Bà, rồi Ngài cho lập ngay hỏa đàn, trèo lên đàn tụng kinh và sai các đệ tử châm đàn. Lửa cháy rừng rực bốn bề mà Bồ Tát vẫn điềm nhiên đọc kinh Đại Tạng rồi toàn thân Ngài hóa thành than. Hôm đó là ngày 14 tháng Tư, nên hàng năm, dân làng và quanh vùng lấy ngày này làm ngày giỗ Tổ Chùa. Cho đến ngày nay, dân làng Thượng Phúc và trong vùng vẫn tế Bồ Tát bằng bài thơ Nôm thể lục bát<ref name="TTO2"/>.
 
Sau khi Bồ Tát hỏa thiêu, bà Hoàng Thái hậu trở thành Ni sư sớm hôm đèn nhang thờ Phật, trông nom và mở mang chùa. Dân làng Thượng Phúc kính phục Bà, xin được lập sinh từ ở mé trước chùa để thờ phụng sau này. Ba năm sau, có lệnh Bà phải về Kinh đô. Trước lúc về Kinh, Bà Thái hậu mở yến tiệc đãi dân làng vào ngày 16 tháng Hai. Tiệc đang vui thì Thái hậu trúng gió và qua đời.Vua Trần nghe tin, lệnh cho làng Thượng Phúc thờ Thái hậu làm Phúc thần cùng với Bồ Tát, tại cả chùa và đình (được lập về sau)<ref name="TTO2"/>.
 
Đối chiếu với ghi chép trong chính sử (sách Đại Việt sử ký toàn thư) thì thấy, việc quân Chiêm Thành do [[Chế Bồng Nga]] chỉ huy vào tàn phá Kinh đô Thăng Long diễn ra vào năm Tân Hợi - 1371 dưới thời Vua [[Trần Nghệ Tông]]. Vì thế, bà Thái hậu về lánh nạn ở chùa Bảo Tháp làng Thượng Phúc chính là vợ Vua Nghệ Tông và là cô ruột của Hồ Quý Ly. Chút ít tư liệu này góp phần bổ sung lịch sử phong phú của Thăng Long- Hà Nội đời Trần<ref name="TTO2"/>.
 
==Làng Nhân Hòa==
Làng Nhân Hòa nay là một thôn của xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Lúc đầu gọi là trang Lữ Xuyên (hay Lữ Xuân); cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn đổi tên thành Phú Điền và là một xã độc lập thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng. Thời Minh Mạng (1820 - 1841), làng được đổi tên thành Nhân Hòa, và thuộc tỉnh Hà Nội (năm 1902 đổi tên phần đất ngoại thành làm tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 lại đổi làm tỉnh Hà Đông)<ref name="TTO3">{{Chú thích web| url = http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/67151/lang-nhan-hoa.htm| title = Làng Nhân Hòa| accessdate = 2010-05-ngày 14 tháng 5 năm 2010 | accessmonthday = | accessyear = | author = TS. Bùi Xuân Đính| last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher =Báo Hà Nội Mới điện tử | pages = | language = | archiveurl = | archivedate = }}</ref>.
 
Trong kháng chiến chống Pháp, làng Nhân Hòa nhập với các làng Tả Thanh Oai, Siêu Quần, Thượng Phúc thành xã Đại Thanh thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1965, xã Đại Thanh đổi tên thành Tả Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (từ cuối năm 1975 là tỉnh Hà Sơn Bình). Đầu năm 1979, xã được chuyển về huyện Thanh Trì (Hà Nội)<ref name="TTO3"/>.
 
Theo cuốn "Lư sử điển yếu điều lệ" - sách chữ Hán do nhóm Ngô gia văn phái soạn vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), Tiến sĩ triều Lê Nguyễn Đăng Sớ viết lời tựa, hiện còn lưu ở đình làng Tả Thanh Oai thì trang Lữ Xuyên - làng Nhân Hòa do các tù binh Chiêm Thành bị bức ra đây từ thời Lý để khai thác vùng đất trũng - nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Qua bao thế kỷ, di duệ của những người Chăm đã hòa huyết, hòa đồng với người Việt sở tại để tạo lập nên làng xóm trù phú. Dấu ấn Chăm Pa còn lại rất mờ nhạt. Cơ cấu tổ chức, các sinh hoạt văn hóa của dân làng mang đậm phong cách người Việt<ref name="TTO3"/>.
 
Nhân Hòa là một làng nhỏ, năm 1926 chỉ 462 nhân khẩu. Dân đinh trong làng được chia làm hai giáp: giáp Hậu và giáp Hữu. Dân làng sống chủ yếu bằng trồng lúa và khai thác các nguồn thủy sản trong đồng trũng<ref name="TTO3"/>.
Dòng 61:
 
==Làng Siêu Quần==
Làng Siêu Quần, đầu thế kỷ XIX là một xã thuộc tổng Đại Định, huyện Thanh Oai, phủ ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng (từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Hà Nội, năm đầu đời Thành Thái - 1889 là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi thành tỉnh Hà Đông). Trong kháng chiến chống Pháp, làng nhập với các làng Tả Thanh Oai, Nhân Hòa, Thượng Phúc thành xã Đại Thanh thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1965, xã Đại Thanh đổi tên thành Tả Thanh Oai. Từ đầu năm 1979, xã được chuyển về huyện Thanh Trì (Hà Nội)<ref name="TTO4">{{Chú thích web| url = http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/45201/lang-sieu-qu7847n.htm| title = Làng Siêu Quần| accessdate = 2010-05-ngày 14 tháng 5 năm 2010 | accessmonthday = | accessyear = | author = TS. Bùi Xuân Đính| last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher =Báo Hà Nội Mới điện tử | pages = | language = | archiveurl =http://web.archive.org/web/20110107042228/http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/45201/lang-sieu-qu7847n.htm| archivedate = ngày 7 tháng 1 năm 2011-01-07}}</ref>.
 
Tên làng Siêu Quần bắt nguồn từ tên Nôm là Kẻ Gùn. "Gùn" có nghĩa là "quần tụ"; còn "Siêu" ý chỉ làng là nơi sinh tụ của dân từ rất nhiều địa phương khác nhau, trong đó một bộ phận lớn là từ huyện [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]] (tỉnh [[Thanh Hóa]]) và vùng [[Thuận Hóa]] (tỉnh [[Thừa Thiên - Huế]]) chuyển ra từ đầu thời [[Nhà Lê sơ|Lê Sơ]]. Hơn sáu trăm năm trôi qua, người dân ở đây vẫn giữ được những âm gốc ở quê mình<ref name="TTO4"/>.
Dòng 68:
Dân làng Siêu Quần xưa kia chủ yếu làm ruộng, song đa phần ruộng ở đây là chiêm trũng, hàng năm thường bị úng ngập bởi nước lũ sống Nhuệ nên năng suất lúa thấp và bấp bênh. Năm 1939, chính quyền thuộc địa Pháp cho nắn đoạn sông Nhuệ, từ địa phận của làng xuống làng Đan Nhiễm (huyện Thường Tín), làm cho đồng ruộng của làng cùng 16 làng khác trong vùng tiêu nước dễ hơn, nạn úng lụt đã giảm đáng kể. Đến năm 1942, người Pháp lại cho đào con máng từ Gò Quán làng Vĩnh Thịnh (xã [[Đại Áng]]) xuống cống Hai Cửa giáp làng Siêu Quần, để hạn chế thêm nạn úng lụt<ref name="TTO4"/>.
 
Đình làng Siêu Quần thờ hai vị thành hoàng. Vị đầu tiên là [[Trịnh Khả]] - người xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một trong 18 người có mặt tại [[Hội thề Lũng Nhai]] của [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] (năm Bính Thân - 1416), sau lập được nhiều chiến công trong việc đánh đuổi giặc Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ, 1428), ông được phong Hổ Vệ tướng quân, Thượng trụ quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, khắc biển công thần. Về sau (năm 1451), do bị gian thần gièm pha, ông và cả con trai là Trịnh Bá Quát bị giết. Đời [[Lê Thánh Tông]] (1460 - 1497) được minh oan, trả lại quan tước, phong làm Phúc thần. Việc làng Siêu Quần thờ Trịnh Khả là do dân từ Sóc Sơn (Thanh Hóa) chuyển cư ra, đem theo cả thành hoàng ở làng gốc<ref name="TTO4"/>.
 
Vị thần thứ hai là Nguyễn Phục (? - 1470). Ông là người xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh [[Hải Dương]], đỗ Hoàng giáp khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hòa đời Vua [[Trần Nhân Tông]] (1453), làm quan đến chức Hàn lâm viện kiêm Vương phó (thầy dạy các vương tử). Năm Canh Dần (1470), Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, Nguyễn Phục được cử giữ chức Đốc lương (đốc suất vận chuyển lương thực). Đến cửa biển Tư Dung (gần thành phố Huế hiện nay), bị gió bão, thuyền lương đến chậm, Lê Thánh Tông nổi giận nên ông bị chém. Về sau, Vua biết ông bị oan, đã phong ôngg làm Phúc thần, nhiều làng xã vùng biển Tư Dung và ngoài Bắc thờ ông. Các triều vua về sau đều phong ông là "Đông Hải đại vương, Thượng đẳng thần". Việc làng Siêu Quần thờ ông là do có một bộ phận cư dân Huế từng thờ ông ở quê gốc chuyển cư ra đây<ref name="TTO4"/>.