Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ nghĩa học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết: clean up, replaced: {{Commons category → {{thể loại Commons using AWB
n Thêm mục thói quen ngữ nghĩa
Dòng 2:
 
Ngành ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ học là chuyên ngành nghiên cứu về ý nghĩa sự biểu hiện của con người thông qua ngôn ngữ. Các dạng ngữ nghĩa học khác bao gồm ngữ nghĩa của ngôn ngữ lập trình, logic hình thức và ký hiệu học.
 
==Thói quen ngữ nghĩa==
[[Tiếng Việt]] là sự pha trộn, hòa nhập nhiều ngôn ngữ như Hán, Pháp. Theo thời gian, tiếng Việt xuất hiện rất nhiều (thậm chí là vô số) cách dùng từ theo thói quen với ý nghĩa có thể khác xa hoặc sai với nghĩa gốc ban đầu của nó. Có thể thói quen sai lâu rồi nên đã thành đúng trong xã hội kể cả trong từ điển khoa học (để lâu cứt trâu hóa bùn). Một số cách dùng sai (không thể kể hết) từ Hán - Việt phổ biến vì thiếu sự tách bạch giữa yếu tố Hán - Việt và yếu tố thuần Việt ([[tiếng Nôm]]):
=== Sai khác ý nghĩa yếu tố Hán - Việt ===
Không phải vì không biết chữ Hán mà vì không hiểu nghĩa hay cố ý sửa nghĩa gốc Hán - Việt. Một vài trường hợp cụ thể:
* ''Độc lập'': Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Trường hợp này dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập để phù hợp với ngữ cảnh.
* ''Phong kiến''.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp chỉ vào thời Trung cổ còn Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu). Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu cho thấy sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn.
* Tiêu cực, tích cực 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực không xấu.
 
=== Hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt ===
Thường dẫn tới hiểu lầm nghĩa. Ví dụ: yếu, cứu vừa là từ Hán - Việt vừa là từ thuần Việt. Ấy vậy nên "yếu nhân" hiểu lầm là người yếu, còn "yếu điểm" là điểm yếu, nhược điểm, "cứu cánh" được hiểu là cứu vớt, cứu giúp. Từ Hán - Việt "yếu" có nghĩa là "quan trọng" (nghĩa này có trong chính yếu, cơ yếu, cần yếu, trích yếu, kỷ yếu, thiết yếu, yếu địa, yếu lĩnh, cốt yếu, thứ yếu...). Còn "cứu cánh" là "mục đích cuối cùng".
 
Có rất nhiều từ gần âm, do không hiểu nghĩa nên dễ dùng chệch sang một từ gần âm khác quen dùng: nhậm chức → nhận chức, kiểm sát → kiểm soát, tinh túy → tinh tú, ưu đãi → chiêu đãi, huy hiệu → danh hiệu, tham quan → thăm quan (hằng ngày chàng đội lốt gấu đi đi lại lại, làm một số trò cho khách thăm quan).
 
=== Lẫn lộn trật tự từ giữa yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt ===
Có những cách hiểu mơ hồ, lầm lẫn ở nhiều người, kể cả những người cầm bút: nhân văn/ văn nhân, nhân tình/ tình nhân, thân nhân/ nhân thân, chính quốc/ quốc chính, công nhân/nhân công (ví dụ: Sáu đối tượng bị bắt tại chỗ trong số gần cả trăm nhân công tháo chạy tán loạn). Nhân công là "sức người" sao lại có thể tháo chạy được? Quốc đảo/đảo quốc (ví dụ: "Philippines, Indonesia là hai quốc đảo", lẽ ra "... là hai đảo quốc").
 
[[Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học)]] của năm 1992, ghi rằng ''chứng nhân''/''nhân chứng'' đều là ''người làm chứng''. Nghĩa gốc Hán - Việt chỉ ''chứng nhân'' mới là người làm chứng (thường cho những sự kiện lớn như "những chứng nhân lịch sử"), còn nhân chứng là chứng cứ của người (làm chứng). Hầu như hiện nay mọi người đều dùng "nhân chứng" để chỉ "người làm chứng".
 
=== Hiện tượng lẫn lộn, biến nghĩa của yếu tố Hán - Việt ==
Chẳng hạn, từ những cách hiểu "dân gian", nhiều từ Hán - Việt biến đổi theo cái lý nào đó và nay được coi là chuẩn: Chúng cư → chung cư, trú sở → trụ sở, thống kế → thống kê... (hàng loạt từ có yếu tố kế chỉ công cụ đo đạc: điện kế, nhiệt kế, áp kế, vôn kế, lực kế...).
 
=== Ghép yếu tố Hán - Việt vào thuần Việt ===
''Nhà cao tầng'', ''hươu cao cổ'' là những từ thuần Việt, nhưng cách cấu tạo lại phỏng theo trật tự Hán - Việt: cao ốc, cao lâu (nhà có gác cao), cao đường (nhà lớn).
 
''Quốc giỗ'': Một câu thường được nghe: “Ngày [[giỗ tổ Hùng vương]] là ngày quốc giỗ”. Câu này về nghĩa là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu. Ở [[tiếng Hán]], ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.
 
''Góa phụ'': thường thấy trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.
 
''Đệ nhất thác'': Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có` tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑 布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.
 
==Liên kết==