Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Muhammad II của Khwarezm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Shah ’Ala`Ala ad-Din Muhammad II
| tước vị = Hoàng đế [[Ba Tư]]
| chức vị = [[Shah]] của [[đế quốc Khwarizm]]
Dòng 18:
| tôn giáo = [[Đạo Hồi]]
}}
'''’Ala`Ala ad-Din Muhammad II''' là một vị [[hoàng đế]] của [[đế quốc Khwarizm]] ở [[thế kỷ 13]], trị vì từ năm [[1200]] đến [[1220]]. Ông là một nhà chinh phạt lớn, đã đưa đế quốc của mình lên tới độ hoàng kim. Tuy nhiên, trong những năm cuối triều đại ông, đất nước bị tàn phá trước cuộc tấn công của Mông Cổ.
 
== Thân thế ==
Ông là con của [[AlAla ad-Din Takash]], vua người Khwarizm (1172 - 1200). Sau khi vua cha Takash mất năm 1200, ’Ala`Ala ad-Din Muhammad lên kế ngôi, và tiếp tục mở cõi. ’Ala`Ala ad-Din Muhammad đưa đế quốc Khwarizm lên tới sự cực thịnh, và dưới triều ông nó trở thành một nhà nước hùng mạnh hơn cả ở [[Trung Á]].<ref>Réne Grousset/Translator: Naomi Warford, sách đã dẫn, tr. 167</ref>
 
== Các cuộc chinh phạt ==
=== Chiến tranh chống vương triều Ghorid ===
Ông có tham vọng chiếm xứ [[A Phú Hãn]] từ tay người [[Ghorid]].<ref>Réne Grousset/Translator: Naomi Warford, sách đã dẫn, tr. 167</ref> Dưới sự cai trị của hoàng đế [[Shihab ad-Din Muhammad]] lừng danh (1163-1206), đế quốc Ghorid phát động một loạt cuộc xâm lược về phía Đông. Khi `Ala ad-Din Muhammad tấn công họ, người Ghorid đang ở sự cực thịnh.
 
Trận đánh đầu tiên giữa hai Muhammad, ở sông [[Amu Darya]], đã kết thúc với chiến thắng của người Ghorid, và họ tiến về cướp phá vùng đất Khwarizm (1204). Muhammad của Khwarizm cầu cứu vua nước bá chủ [[Kara-Khitai]], người đã gửi cho ông một đội quân do tướng Tayanku-Taraz và một chư hầu khác của ông ta, Uthman, vương công nhà Karakhanid xứ [[Samarkand]] chỉ huy.<ref>Réne Grousset/Translator: Naomi Warford, sách đã dẫn, tr. 168</ref> Nhờ đội quân hùng mạnh này, vua Khwarizm đánh bại quân Ghorid ở [[Hezarasp]] và đánh đuổi họ ra khỏi đất nước (1204). Người Kara-Khitai truy kích Muhammad của Ghor và đánh ông ta một đòn đau ở Andkhoi phía tây Bakh (tháng 9 - tháng 10, 1204).<ref>Réne Grousset/Translator: Naomi Warford, sách đã dẫn, tr. 168</ref> Chiến thắng này cho thấy rõ thế mạnh của người Khwarizm trước người Ghorid. Sau khi Muhammad của Ghor chết vào ngày [[13 tháng 3]] năm [[1206]], tháng 12 năm đó Ala ad-Din Muhammad chiếm được [[Herat]] và [[Ghor]]. Năm 1215, vua Khwarezm chiếm được toàn bộ [[A Phú Hãn]] sau khi ông chiếm [[Ghazni]].<ref>Réne Grousset/Translator: Naomi Warford, sách đã dẫn, tr. 168</ref>
Dòng 41:
== Chiến tranh chống Thành Cát Tư Hãn ==
{{Chính|Cuộc chinh phạt Trung Á của Mông Cổ}}
Sau khi đánh bại người Kara-Khitai, [[đế quốc Mông Cổ]] hùng mạnh đã có biên giới với đế quốc Khwarezm.<ref name="genghis_khan">[http://www.welcome2mongolia.com/nomadic-culture-history/genghis-khan/early-campaigns Early Campaigns of Genghis Khan - Mongolian Travel Guide]</ref> [[Hãn|Vua Mông Cổ]] là [[Thành Cát Tư Hãn]] thấy Khwarezm có điều kiện để trao đổi hàng hóa giữa hai nước, và ông ta gửi một đoàn người đi buôn đến để chính thức lập quan hệ thông thương với Khwarezm. Dù vậy, Inalchuq, tổng đốc thành phố Otrar của Khwarezm, cho quân tấn công đoàn người đi buôn, và cho rằng bọn họ có ý chống lại vua Khwarezm. Triều đình sau đó khước từ bồi thường những thành viên bị mất của, và thiệt mạng trong đoàn người này.<ref name="genghis_khan"/> Thành Cát Tư Hãn sau đó gửi một phái bộ sứ thần đến gặp vua Khwarezm tại Samarkand. Muhammad đã xử tử những nhà ngoại giao người Mông, và trình diện cái đầu bị cạo râu của họ cho đoàn tùy tùng Mông Cổ xem, với ý khinh thường đế quốc lớn mạnh này.
 
Sau sự kiện này, Thành Cát Tư Hãn đem 200.000 quân vượt [[sông Jaxartes]] và cướp phá rất dã man các thành phố [[Bukhara]] và [[Samarkand]]. Kinh đô của Muhammad là [[Urgench]] cũng bị chiếm năm 1221. Cuối cùng Muhammad phải bỏ chạy và cố gắng đến [[Khorasan]] trú ẩn, thay vì đầu hàng. Thành Cát Tư Hãn sai hai tướng Mông Cổ là Tốc Bất Đài và ''Jebe'' truy kích ông, bọn họ được Thành Cát Tư Hãn giao thời hạn 2 năm và có trong tay 20.000 binh lính.<ref name="genghis_khan"/> Nhưng, ’Ala`Ala ad-Din Muhammad II đã [[qua đời]] trong căn bệnh [[viêm màng phổi]] ở một hòn đảo trên [[biển Caspian]] gần cảng [[Abaskun]] vài tuần sau đó.
 
== Tham khảo ==