Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trà Cổ (phường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Người Trà Cổ gốc Đồ Sơn: AlphamaEditor, sửa liên kết chưa định dạng, Excuted time: 00:00:03.0823595
Dòng 63:
Người dân Trà Cổ đời này qua đời khác lưu truyền nhau câu ca để nhớ về gốc gác xa xưa của mình: "Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn". Gốc gác ấy bắt đầu cách đây khoảng 600 năm.{{fact|date=7-2014}} Khi đó, 12 gia đình dân chài ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị giông tố cuốn ra biển rồi dạt đến mảnh đất Trà Cổ. Cơn bạo nạn đi qua, 6 gia đình không chịu được sóng gió đã quay về quê cũ. Họ bảo rằng: "Ở đây ăn bổng lộc gì. Lộc sung thì chát, lộc si thì già". Lời của họ, cũng là thực tế ở miền đất chứa đựng nhiều gian khó. Khó khăn có thừa nhưng đổi lại miền Trà Cổ non nước thanh bình. Những người ở lại xem Trà Cổ là nơi: "Ở đây vui thú non tiên. Tháng ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau". Tự động viên nhau để khai hoang lập nghiệp, 6 gia đình lập đền thờ Thành hoàng, lấy tên gốc của quê mình là hai làng Trà Phương và Cổ Trai ghép lại đặt cho quê mới là Trà Cổ.
 
Người Trà Cổ gốc Đồ Sơn là chủ nhân của nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử có giá trị tại Móng Cái, điển hình là những ngôi đình làng như [[đình Trà Cổ]] và đình Tràng Vỹ.<ref>{{chú thích web | url = http://www.baoquangninh.com.vn/van-hoa/dan-va-nguoi-qn/200809/dinh-Tra-Co-cot-moc-van-hoa-noi-dia-dau-To-quoc-2110312/ | tiêu đề = Đình Trà Cổ | author = | ngày = | ngày truy cập = 3 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{chú thích web | url = http://www.baoquangninh.com.vn/van-hoa/201110/dinh-Trang-Vy-Vinh-danh-nhung-nguoi-mo-dat-Tra-Co-2152878/ | tiêu đề = Đình Tràng Vỹ | author = | ngày = | ngày truy cập = 3 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> Lễ hội [[đình Trà Cổ]] được tổ chức vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm với nhiều nét độc đáo như rước Vua ra miếu, rước "Ông Voi", thi nấu ăn... và nghi lễ không thể thiếu là một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn vào ngày 25/5 và đến 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ. Lễ hội đình Trà Cổ diễn ra đều đặn hàng năm từ 30-5 đến 1-6 âm lịch. Đây chính là dịp dân làng bày tỏ sự thành kính nhớ về tổ tiên. Tục thi "Ông Voi" độc đáo là nét văn hoá xuyên suốt của lễ hội. Con số 12 cai đám được làng chọn, thi tài ứng với 12 vị Tiên công ([[Thành hoàng]]) đã có công lập nên làng Trà Cổ ngày xưa. Năm 2005, Lễ hội đình Trà Cổ đã được Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ninh chọn giới thiệu tại Ngày hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc. Ngày hội chính của [[Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn]], nhiều người dân từ Trà Cổ (Quảng Ninh) cũng về dự hội, vì Đồ Sơn là đất tổ của họ. Những người Trà Cổ gốc Đồ Sơn có lịch sử định cư hơn chục thế hệ tại thành phố [[Móng Cái]] hiện nay có thể xem là cùng cội rễ văn hóa và bản quán với cộng đồng [[Người Kinh Tam Đảo (Quảng Tây)|người Kinh Tam Đảo]] (còn gọi là Kinh tộc Tam Đảo) hiện đang định cư tại thị trấn Giang Bình thuộc [[huyện cấp thị]] [[Đông Hưng (Quảng Tây)|Đông Hưng]], [[địa cấp thị]] [[Phòng Thành Cảng]] của tỉnh [[Quảng Tây]], [[Trung Quốc]] (cách cửa khẩu [[Móng Cái]] của [[Việt Nam]] khoảng 25&nbsp;km).{{fact|date=7-2014}} Cộng đồng người Kinh tại khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm) cũng là cộng đồng người Kinh mang bản sắc [[văn hóa]] [[Việt Nam]] đậm nét nhất tại Trung Quốc {{fact|date=7-2014}} dù cho dân số của [[người Kinh (Trung Quốc)|dân tộc Kinh]] tại [[Trung Quốc]] là rất nhỏ so với nhiều [[danh sách dân tộc Trung Quốc|dân tộc khác]] cùng sống trên đất nước đông dân nhất thế giới.
 
== Chú thích ==