Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn học Đại Việt thời Lê sơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
 
===Thời kỳ sau===
Sang nửa sau thời Lê sơ, dưới triều [[Lê Thánh Tông]], văn học [[Đại Việt]] có bước phát triển mới. Chính vua Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu nhất của giai đoạn này.
* [[Lê Thánh Tông]]
** Các tập thơ [[chữ Hán]]: ''Anh hoa hiếu trị'' (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh), ''Chinh Tây kỷ hành'' (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471), ''Minh lương cẩm tú'' (xướng hoạ với các văn thần), ''Quỳnh uyển cửu ca'' (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn), ''Xuân Vân thi tập'' (năm 1496), ''Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập''
** ''Lam Sơn Lương thuỷ phú'' (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn)
** Thơ [[chữ Nôm]]: ''Hồng Đức quốc âm thi tập'', và một số bài trong ''Lê triều danh nhân thi tập''
* Thái Thuận là nhà thơ trữ tình, có tiếng thời Hồng Đức, tác phẩm được các học trò sưu tầm thành ''Lã Đường thi tập''.
* Nguyễn Bảo để lại tập thơ ''Châu Khê tập'', cũng do học trò sưu tầm sau khi ông mất.
* [[Vũ Quỳnh]] và Kiều Phú: hai nhà văn có công lớn trong việc sắp xếp hiệu chỉnh lại tác phẩm [[Lĩnh Nam chích quái]] ra đời từ thời Trần.
* Đặng Minh Khiêm để lại tập thơ vịnh sử ''Việt giám định sử thi'' - tập thơ vịnh sử lớn đầu tiên trong [[văn học Việt Nam]].
 
Ngoài các tác gia trên, còn những người có công lao sưu tầm, biên soạn các bộ thi tuyển như [[Phan Phu Tiên]] và Chu Xa kế tục nhau làm bộ thi tuyển sớm nhất ở Việt Nam gọi là Việt âm thi tập (thơ các tác giả Trần - Hồ và đầu Lê sơ gồm hơn 700 bài. Sau đó có Dương Đức Nhan soạn bộ Cổ kim chư gia tinh tuyển và Hoàng Đức Lương làm bộ Trích diễm thi tập.