Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sneferka”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
1
 
Dòng 40:
Tên serekh "Sneferka" đã được tìm thấy trên một số chiếc bình làm từ [[đá phiến]] và [[thạch cao tuyết hoa]]. Một trong số đó đã được tìm thấy tại [[mastaba]] của một vị đại thần tên là ''Merka'', ông ta đã từng phục vụ dưới triều đại của vua Qa'a; một cái thứ hai thì nằm trong khu vưc hành lang ngầm phía dưới kim tự tháp bậc thang của vua [[Djoser]] ([[Triều đại thứ ba của Ai Cập|triều đại thứ ba]]) và cái thứ ba được tìm thấy trong một mastaba vô danh, cũng tại Sakkara. Một đồ vật thứ tư với tên của Sneferka đã được tìm thấy trong bộ sưu tập cá nhân Georges-Michailidis nhưng tính xác thực của nó lại bị các nhà khảo cổ học và Ai Cập học nghi ngờ, bởi vì nguồn gốc của nó là không rõ ràng. Ngoài ra, chữ khắc trên đồ vật này lại là một serekh không có biểu tượng chim ưng Horus, một điều rất không bình thường đối với các đồ tạo tác Ai Cập vào thời kỳ này. <ref>Walter Brian Emery: ''Great tombs of the First Dynasty: Excavations at Saqqara'', vol. 3. Egypt exploration society, London/Cairo 1958. page 38.</ref><ref>Pierre Lacau & Jan-Phillip Lauer: ''La Pyramide a Degrees IV. - Inscriptions Gravees sur les Vases: Fouilles à Saqqarah''. Service des antiquités de l'Égypte, Kairo 1936, page 15–17.</ref><ref>Toby Wilkinson: Early Dynastic Egypt. Routledge, London 1999, ISBN 0-415-18633-1, page 69.</ref>
==Danh tính==
Nhà Ai Cập học [[Kim Ryholt]] tin rằng Sneferka đã cai trị vào giai đoạn giữa triều đại thứ hai và được đồng nhất với [[Neferkara I]], vị vua được chứng thực trong các ghi chép thời Ramesses. Ông cũng chỉ ra một điều đó là các viên ký lục thời Ramesses thường thêm biểu tượng của mặt trời vào tên gọi của các vị vua sơ kỳ triều đại.
 
Nhà Ai Cập học Francesco Tiradritti tin rằng Sneferka có thể đã là một nữ hoàng. Ông ta dựa vào việc tên goi Sneferka không được đọc một cách chính xác, do sự bất thường của các ký tự chữ tượng hình trong tên serekh. Tiradritti nghĩ rằng nó nên được đọc là "Neferka-es".<ref name=FraTi>Francesco Tiradritti & Anna Maria Donadoni Roveri: ''Kemet: Alle Sorgenti Del Tempo''. Electa, Milano 1998, ISBN 88-435-6042-5, page 80–85.</ref>
 
==Tham khảo==
{{Reflist|30em}}