Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải vô địch bóng đá nữ thế giới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
 
Vào năm [[Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003|2003]] ban đầu Trung Quốc là nước được lựa chọn tổ chức, tuy nhiên giải đấu phải rời sang Hoa Kỳ do dịch [[Hội chứng hô hấp cấp tính nặng|SARS]] hoành hành tại khu vực châu Á.<ref>{{cite news | first=Naomi | last=Koppel| title=FIFA moves Women's World Cup from China because of SARS | date=2003-05-03 | publisher= [[USA Today]]| url = http://www.usatoday.com/sports/soccer/world/2003-05-03-womens-cup-sars_x.htm| accessdate = 2007-03-27 | language = en}}</ref> Bù lại, Trung Quốc được giữ quyền đăng cai [[Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007|2007]]. [[Đức]] tổ chức kì giải tiếp theo vào năm [[Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011|2011]], sau khi được trao quyền đăng cai vào tháng 10 năm 2007. Vào tháng ba năm 2011, FIFA trao cho [[Canada]] quyền tổ chức [[Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015]], giải đấu đầu tiên có 24 đội tham dự vòng chung kết.<ref>{{cite news|url=http://www.cbc.ca/sports/soccer/story/2011/03/03/sp-womens-world-cup.html |title=Canada gets 2015 Women's World Cup of soccer |first=John F. |last=Molinaro |work=CBC Sports |date=March 3, 2011 |accessdate=May 9, 2011}}</ref> Trong giải đấu này [[Formiga (cầu thủ bóng đá)|Formiga]] của Brasil và [[Sawa Homare]] của [[Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản|Nhật Bản]] lập kỷ lục sáu lần tham dự các kì World Cup,<ref>{{cite news| url=http://uk.reuters.com/article/2015/05/01/uk-soccer-women-japan-idUKKBN0NM3D120150501 | work=Reuters | title=Japan legend Sawa makes cut for sixth World Cup | date=1 May 2015}}</ref> thành tích mà chưa từng một cầu thủ nào (cả nam hay nữ) từng làm được. [[Christie Rampone]] là cầu thủ nữ lớn tuổi nhất từng thi đấu trong một trận đấu khi cô 39 tuổi, 11 tháng, 23 ngày.<ref>{{cite news| url=http://www.huffingtonpost.com/2015/06/17/christie-rampone-oldest-player_n_7599882.html | work=Huffington Post | title=USWNT'S Christie Rampone Is Now The Oldest Player To Appear In The Women's World Cup | date=17 June 2015}}</ref>
 
==Thể thức==
 
==Vòng loại==
Để có mặt trong vòng chung kết World Cup, các đội tuyển quốc gia phải tham gia thi đấu loại. Hầu hết các liên đoàn châu lục trực thuộc FIFA đều lấy các giải vô địch nữ châu lục làm vòng loại World Cup, ngoại trừ [[Liên đoàn bóng đá châu Âu]] tổ chức vòng loại riêng kể từ vòng chung kết 1999. Nước chủ nhà sẽ được đặc cách vào thẳng vòng chung kết. Số suất dự vòng chung kết phụ thuộc vào trình độ và thành tích của các châu lục: châu Âu có 8 suất châu Á 5 suất; Bắc, Trung Mỹ và Caribe 3,5 suất; châu Phi 3 suất; Nam Mỹ 2,5 suất và châu Đại Dương chỉ có một suất duy nhất. Đội xếp thứ tư tại [[Cúp Vàng nữ CONCACAF]] (Bắc, Trung Mỹ và Caribe) sẽ gặp đội thứ ba [[Copa América Femenina]] (Nam Mỹ) trong trận play-off tranh vé vớt hai lượt đi và về.
 
===Vòng chung kết===
Vòng chung kết có sự góp mặt của 24 đội tuyển quốc gia, thi đấu trong vòng một tháng tại quốc gia chủ nhà. Giải gồm hai giai đoạn: vòng bảng và vòng loại trực tiếp.<ref name="FIFAformat">{{cite web| url=http://resources.fifa.com/mm/document/tournament/competition/02/07/47/91/regulationsfwwccanada2015e_neutral.pdf | title=Regulations FIFA Women’s World Cup Canada 2015 | work=FIFA.com | accessdate=12 June 2015 |publisher=Fédération Internationale de Football Association |format=PDF}}</ref>
 
Tại vòng bảng, các đội được phân thành 6 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các bảng thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Ba điểm cho một trận thắng (tại vòng chung kết đầu tiên là hai điểm cho một trận thắng), hòa được một điểm, thua không được điểm nào. Các trận cuối vòng bảng được thi đấu cùng giờ để tránh tiêu cực và tạo sự công bằng khi thi đấu. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất được quyền vào vòng knock-out 16 đội.
 
== Các trận chung kết và tranh hạng ba ==