Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Tiếng Phúc Kiến Đài Loan”

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi 123.24.246.67
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Về tên gọi cho bài này thì tôi đồng ý với Đài Loan nhân hơn là với các thành viên Tuanminh01, Conbo. Trong phân loại chính thức v…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:04, ngày 8 tháng 10 năm 2015

Về tên gọi cho bài này thì tôi đồng ý với Đài Loan nhân hơn là với các thành viên Tuanminh01, Conbo. Trong phân loại chính thức về ngôn ngữ tại Trung Quốc thì không có khái niệm tiếng Phúc Kiến (một khái niệm rất mơ hồ), mà chỉ có khái niệm tiếng Mân (Mân ngữ = 閩語) - là một chi ngôn ngữ, trong đó bao gồm các thứ tiếng như tiếng Mân Bắc, tiếng Mân Đông, tiếng Mân Trung, tiếng Mân Nam (bao gồm các nhánh Toàn Chương/Tuyền Chương, Chiết Nam, Triều Sán = Triều Châu, Đại Điền, Tam Hương, và có lẽ cả phương ngữ Quỳnh Lôi), tiếng Bồ Tiên, tiếng Thiệu Tương.

Ngay trong địa bàn tỉnh Phúc Kiến thì cũng tùy theo từng khu vực mà người ta nói tiếng Mân Bắc, Mân Đông, Mân Trung hay Mân Nam v.v, dù có nhiều điểm chung nhưng chúng không phải là một thứ tiếng duy nhất, vì thế không thể có khái niệm tiếng Phúc Kiến được. Tiếng Đài Loan là một nhánh con của phương ngữ Toàn Chương/Tuyền Chương trong tiếng Mân Nam, vì thế tên gọi của nó là tiếng Đài Loan hay tiếng Mân Nam Đài Loan là rõ nghĩa hơn khái niệm tiếng Phúc Kiến Đài Loan rất nhiều.

Tại khu vực Đông Nam Á thì khái niệm tiếng Phúc Kiến = 泉漳片 (= Toàn Chương phiến, hay 福建话 = Phúc Kiến thoại) = Hokkien được coi là đồng nhất với nhánh Toàn Chương/Tuyền Chương của tiếng Mân Nam, do có lẽ những người gốc Phúc Kiến đã di cư sang khu vực này chủ yếu nói bằng phương ngữ Toàn Chương của tiếng Mân Nam, nhưng không vì thế mà cho rằng tiếng Đài Loan/tiếng Mân Nam Đài Loan khi gọi bằng tên gọi "tiếng Phúc Kiến Đài Loan" là chính xác được. 123.24.246.67 (thảo luận) 17:04, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tiếng Phúc Kiến Đài Loan”.