Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Môn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:59.8650000
Dòng 128:
Kim Môn (xưa gọi là Ngô Châu) dựa vào sản xuất [[muối]], trải qua thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]] và các triều đại Nguyên, Minh và Thanh, người dân đã tạo nên rất nhiều ruộng muối quanh vịnh Kim Sa ở bán đảo Kim Môn Đông. Năm Hồng Vũ thứ 28 (1387), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã lệnh cho Giang Hạ hầu [[Chu Đức Hưng]] (周德興) đi kinh lược vùng duyên hải Phúc Kiến, tổng cộng thiết lập 5 vệ và 12 sở. Kim Môn thủ ngự thiên hộ sở là một trong 12 sở, quân Minh gọi Kim Môn là "Trung tả sở", thuộc quyền cai quản của bốn [[tuần kiểm tư]] là Phong Thượng, Quan Áo, Điền Phổ, Trần Khanh, sau tăng thêm Liệt Tự tuần kiểm tư. Do Kim Môn che chắn cho vùng cửa biển đông nam Phúc Kiến, tên gọi Kim Môn bắt nguồn từ ý "cố nhược kim thang, hùng trấn hải môn".
 
Thời kỳ [[nhà Nam Minh|Nam Minh]], Kim Môn trên thực tế do chính quyền [[Trịnh Thành Công]] khống chế. Lỗ vương [[Chu Dĩ Hải]] (朱以海) nguyên là giám quốc của [[Nam Minh]], sau khi trốn thoát khỏi quân Thanh đã vượt biển sang nương nhờ Trịnh Thành Công, tới Kim Môn vào năm 1651. Quân Thanh công chiếm Kim Môn vào năm 1663,<ref name=Wakeman>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=8nXLwSG2O8AC&q=prince+of+lu#v=snippet&q=prince%20lu%20exile%20quemoy&f=false|title=Great Enterprise: The Manchu Reconstruction of the Imperial Order in Seventeenth-century China|author=Frederic Wakeman Jr.|editors=|year=1986|publisher=University of California Press|volume=|location=|isbn=0-520-04804-0|page=114|pages=|accessdate = ngày 6 tháng 6 năm 2011-06-06}}</ref> sau đó triều Thanh đã cho thi hành [[thiên giới lệnh]] (遷界令), cưỡng chế cư dân di dời đến những vùng đất cách bờ biến ngoài 30 [[lý (đơn vị đo lường)|lý]], trên đảo vì thế không còn một bóng người. Từ năm 1674 đến 1679, [[Minh Trịnh|họ Trịnh]] tái chiếm Kim Môn, lấy quần đảo làm căn cứ cho việc tiến hành các hoạt động quân sự tại nội lục. Năm 1680, quân Thanh lần thứ hai công chiếm Kim Môn. Năm 1683, sau khi quân Thanh công chiếm Đài Loan, đã thực thi phục giới, những cư dân từng phải dời đi do thiên giới và hậu duệ của họ dần dần trở lại nguyên tịch.
 
=== Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc ===
Năm 1914, huyện Tư Minh (nay là Hạ Môn) được phân ra từ huyện Đồng An, Kim Môn phân thuộc thuộc quyền cai quản của huyện Tư Minh. Sang năm 1915, [[chính phủ Quốc dân]] thành lập huyện Kim Môn độc lập, quản lý các đảo Đại Kim Môn, Tiểu Kim Môn, Đại Đặng, Tiểu Đặng cùng các đảo xung quanh. Năm 1933, sau khi xảy ra [[Mân biến]], Kim Môn do [[Cộng hòa Trung Hoa|Trung Hoa Cộng hòa quốc]] chiếm giữ trong thời gian chính quyền này tồn tại, thuộc tỉnh [[Hưng Tuyền]]. Trong [[chiến tranh Trung-Nhật]], vào năm 1937, quân Nhật chiếm lĩnh Kim Môn, chính phủ huyện Kim Môn của Trung Hoa Dân Quốc tạm thời dời đến hương Đại Đặng. Sau khi kết thúc [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], Trung Hoa Dân Quốc thu hồi Kim Môn, thiết lập 2 trấn và 4 hương, sang năm 1946 thì sắp xấp lại thành 2 trấn và 2 hương.
 
Sau [[Nội chiến Trung Quốc lần hai]], năm 1949, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thiết lập bốn khu công sở là Kim Thành, Sa Mỹ, Liệt Tự, Đại Đặng tại Kim Môn. Đến tháng 10, Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản toàn diện Kim Môn. Từ ngày 25-27 tháng 10 năm 1949, tại Đại Kim Môn đã diễn ra [[chiến dịch Cổ Ninh Đầu]], [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Giái phóng quân]] đã thất bại với thiệt hại theo ước tính của Trung Hoa Dân Quốc là 4.000 lính chết và 7.000 lính bị bắt.<ref name=ebw/> Kết quả của cuộc chiến này không chỉ làm tiêu tan tham vọng xâm chiếm Kim Môn và vượt biển xâm chiếm Đài Loan của Giải phóng quân mà còn phục hồi tinh thần chiến đấu của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc.<ref name=ebw>{{chú thích web|title=臺海戰役|url=http://museum.mnd.gov.tw/Publish.aspx?cnid=1444&p=12176|publisher=國軍歷史文物館|accessdate =2013-02- ngày 25 tháng 2 năm 2013}}</ref>
[[Tập tin:Rocbiggestbomb.JPG|nhỏ|phải|Quả [[đạn pháo]] lớn nhất của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc trong cuộc [[pháo chiến Kim Môn]] năm 1958]]
Đến tháng 11 năm 1949, sau khi kết thúc chiến tranh, Trung Hoa Dân Quốc triệt tiêu huyện Kim Môn, phân quần đảo thành ba khu là Kim Đông, Kim Tây và Liệt Tự, mỗi khu thiết lập một dân chính xứ để quản lý hành chính địa phương, được chia tiếp thành 9 khu công sở: Thành Sương, Kim Thành, Kim Bàn, Thương Hồ, Bích Hồ, Kim Sa, Liệt Tự, Cổ Ninh, Quỳnh Phổ. Tháng 3 năm 1950, ba dân chính xứ hợp thành "Kim Môn quân quản khu hành chính công thự". Tháng 7 năm 1951, Kim Môn được phân lại thành 5 khu: Kim Thành, Kim Ninh, Kim Hồ, Kim Sa, Liệt Tự. Đến tháng 12 năm 1951, Kim Môn có thêm hương Kim Sơn, tổng cộng có 6 khu. Tháng 2 năm 1953, Kim Môn kết thúc chế độ quân quản, chính quyền huyện Kim Môn được khôi phục, các khu được đổi thành hương và trấn, Kim Môn có 3 hương và 3 trấn.
Dòng 185:
 
== Kinh tế ==
Kinh tế Kim Môn chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ do vị trí nằm gần Trung Quốc đại lục.<ref>http://www.gwytb.gov.cn:8088/detail.asp?table=Interactions&title=Cross-strait+Interactions+and+Exchanges&m_id=29</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.chinataiwan.org/english/News/zt/tdl/200310/t20031028_121559.htm |title=news |publisher=Chinataiwan.org |accessdate = ngày 1 tháng 1 năm 2012-01-01}}</ref> Do có tầm quan trọng về quân sự, phát triển ở quần đảo từng rất giới bị hạn chế. Do vậy, hiện nay nó đã trở thành một địa điểm du lịch cuối tuần quen thuộc đối với người Đài Loan và được biết đến với các thôn làng yên bình, kiến trúc kiểu cổ, và các bãi biển. Một phần lớn Kim Môn tạo thành [[vườn quốc gia Kim Môn]] với các công sự và cấu trúc quân sự, các đạn pháo xưa và cảnh quan thiên nhiên.
 
== Giao thông ==
Một câu cầu dài {{convert|5,4|km|mi|abbr=on}} kết nối giữa Đại Kim Môn và Liệt Tự đã được lên kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2016, với chi phí ước tính 7,5 tỉ [[Tân Đài tệ|Đài tệ]] (250 triệu USD).<ref>{{chú thích báo|url=http://focustaiwan.tw/ShowNews/WebNews_Detail.aspx?Type=aALL&ID=201101090019|title=Construction of Kinmen Bridge begins|publisher=Focus Taiwan News Channel|date = ngày 9 tháng 1 năm 2011-01-09 |accessdate = ngày 9 tháng 1 năm 2011-01-09}}</ref> [[Sân bay Kim Môn]] nằm trên Đại Kim Môn.
 
== Giáo dục==
Vào tháng 8 năm 2010, [[Đại học Quốc lập Kim Môn]] (國立金門大學) đã được thành lập trên cơ sở Học viện Kỹ thuật Quốc lập Kim Môn.<ref name="wox">{{chú thích web|url=http://www.whatsonxiamen.com/news13843.html |title=Kinmen technology institute upgrades to National Quemoy University – What's On Xiamen |publisher=Whatsonxiamen.com |date = ngày 8 tháng 8 năm 2010-08-08 |accessdate = ngày 1 tháng 1 năm 2012-01-01}}</ref> Quần đảo cũng có các khu trường sở vệ tinh của [[Đại học Minh Truyền]] và [[Đại học Quốc lập Cao Hùng]].
 
== Tham khảo ==