Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Đức Thảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
Ông bị quy tội dính líu đến [[phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|phong trào Nhân văn Giai phẩm]] khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn. Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình<ref>{{chú thích web|url=http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1688&rb=0301|title=Trần Ðức Thảo, một kiếp người|publisher=talawas|date=01.06.2004}}</ref>.
* Thái Vũ kể: "việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."<ref>{{chú thích web|url=http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_ThaiVu.htm01|title=Những chuyến lữ hành của triết gia Trần Đức Thảo|publisher=talawas|date=03.03.2006}}</ref>.
* GS [[Nguyễn Đình Chú]] giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn ([[Trường Đại học Sư phạm Hà Nội]]) viết: "Điều không thể không nói là sau đợt đấu tranh này, quan hệ giữa các thầy bị đấu tranh với mọi người, với các học trò, trong đó có quan hệ giữa thầy Thảo với tôi, coi như phải chấm dứt dù còn ở chung nhà tập thể. Cách đây vài năm, anh Cù Huy Chử cho tôi biết ngày Thầy sống ở Sài Gòn trước khi đi Pháp, có lần Thầy nói với anh: Nguyễn Đình Chú là người ghi bài giảng của Thầy để làm tài liệu học tập cho sinh viên nhiều nhất và tốt nhất nhưng sau cuộc đấu tố, gặp mình mà không chào. Quả có sự thật khốn nạn đó. Hàng ngày vẫn gặp Thầy lên xuống ở cầu thang mà tôi cứ phải cúi mặt xuống không dám chào Thầy vì sợ liên lụy, vì xấu hổ về tội phản Thầy. Chỉ một Đoàn Mai Thi là người duy nhất không sợ gì cả vẫn thường xuyên lui tới săn sóc Thầy trong hoạn nạn, để lại một điểm son về đạo tôn sư trong lòng chúng bạn." <ref>[http://vanhoanghean.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/triet-gia-tran-duc-thao-%E2%80%9Cnhung-ngay-ay%E2%80%9D Triết gia Trần Đức Thảo “Những ngày ấy”], Nguyễn Đình Chú, vanhoanghean, 01 Tháng 4 2012 </ref>
* Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), [[Trương Như Tảng]] có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300): "Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
* Françoise Corrèze, người bạn thân của Trần Đức Thảo có hay tới thăm ông ở căn phòng khu tập thể Kim Liên, nhưng chỉ bút đàm, vì phòng bị thu âm<ref name=dd1/>.<br />