Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rock”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 212:
Nếu như hardcore được coi là thể loại bắt nguồn trực tiếp từ punk, trong khi new wave được coi là hình thức thương mại của thể loại trên thì post-punk xuất hiện vảo cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 với nhiều tính nghệ thuật và thử thách hơn. Những nghệ sĩ gây ảnh hưởng lớn chính là [[The Velvet Underground]], [[The Who]], [[Frank Zappa]] và [[Captain Beefheart]], cũng như làn sóng [[No wave]] ở New York quan tâm hơn tới nghệ thuật trình diễn với [[James Chance and the Contortions]], [[DNA (ban nhạc)|DNA]] và [[Sonic Youth]]<ref name="Bogdanov2002PostPunk">S. T. Erlewine, "Post Punk", in [[#CITEREFBogdanovWoodstraErlewine2002|Bogdanov et.al., 2002]], pp. 1337–8.</ref>. Những nghệ sĩ đầu tiên của thể loại này có lẽ là Pere Ubu, Devo, The Residents và [[Talking Heads]]<ref name="Bogdanov2002PostPunk"/>.
 
Những nghệ sĩ Anh đầu tiên gia nhập post-punk có thể kể tới [[Gang of Four]], [[Siouxsie and the Banshees]] và [[Joy Division]], song họ lại ít mang tính nghệ thuật hơn những đồng nghiệp ở Mỹ khi sử dụng nhiều chất liệu "tối" hơn trong âm nhạc<ref name="Bogdanov2002PostPunk"/>. Những nhóm như Siouxsie and the Banshees, Bauhaus, The Cure và The Sisters of Mercy nhanh chóng chuyển hướng và tìm tới [[Gothic rock]], sau này trở thành tiểu thể loại phổ biến đầu thập niên 1980<ref>L. M. E. Goodlad and M. Bibby, ''Goth: Undead Subculture'' (Durham, NC: Duke University Press, 2007), ISBN 0-8223-3921-8, p. 239.</ref>. Ở Úc cũng xuất hiện một số nghệ sĩ như The Birthday Party và Nick Cave<ref name="Bogdanov2002PostPunk"/> . Những thành viên của Bauhaus và Joy Division còn khám phá ra những phong cách mới với lần lượt Love and Rockets và New Order<ref name="Bogdanov2002PostPunk"/> . Một trong những trào lưu đầu tiên của post-punk có lẽ là [[công nghiệp (nhạc)|âm nhạc công nghiệp]] (industrial music)<ref>C. Gere, ''Digital Culture'' (London: Reaktion Books, 2002), ISBN 1-86189-143-1, p. 172.</ref>, được phát triển bởi một số nhóm nhạc Anh như [[Throbbing Gristle]][[Cabaret Voltaire]], ban nhạc tới từ New York [[Suicide (ban nhạc)|Suicide]], sử dụng nhiều kỹ thuật điện và hiệu ứng phỏng theo âm thanh của nhà máy công nghiệp, từ đó khiến họ phát triển thêm nhiều phong cách khác trong thập niên 1980<ref>{{Citation | last = | title = Industrial rock | journal = Allmusic | date = | url = http://www.allmusic.com/explore/essay/industrial-rock-t1588 | archiveurl = http://www.webcitation.org/5wgTbQFIy| archivedate =22 February 2011}}</ref>.
 
Thế hệ những nghệ sĩ post-punk người Anh thứ 2 bao gồm [[the Fall (ban nhạc)|The Fall]], [[The Pop Group]], [[The Mekons]], [[Echo and the Bunnymen]][[The Teardrop Explodes]] đi theo xu hướng âm nhạc tối màu<ref name="Bogdanov2002PostPunk"/>. Tuy nhiên, nghệ sĩ có được thành công hơn cả chính là ban nhạc tới từ Ireland, [[U2]] – những người đưa những quan điểm tôn giáo đi cùng với những phê bình chính trị trong những chủ đề âm nhạc đặc trưng của họ, và tới cuối thập niên 1980 trở thành ban nhạc thành công nhất thế giới<ref>F. W. Hoffmann and H. Ferstler, ''Encyclopedia of Recorded Sound, Volume 1'' (New York, NY: CRC Press, 2nd edn., 2004), ISBN 0-415-93835-X, p. 1135.</ref>. Cho dù tới nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ post-punk thu âm và trình diễn, phong cách này đi xuống nhanh chóng vào giữa thập niên 1980 khi nhiều ban nhạc tan rã hoặc xáo trộn để tìm tòi những khía cạnh mới, song họ vẫn có được một số ảnh hưởng nhất định và được coi là nhân tố quan trọng cho trào lưu [[alternative rock]] sau này<ref>D. Hesmondhaigh, "Indie: the institutional political and aesthetics of a popular music genre" in ''Cultural Studies'', 13 (2002), p. 46.</ref>.
 
=== New Waves và các thể loại của heavy metal ===