Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lộc Đỉnh ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{otheruses → {{bài cùng tên using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
Cuốn tiểu thuyết võ hiệp này đặc trưng ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực. Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà hắn đạt được nhiều thành công, danh lợi. Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn... Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.
Việc thiếu vắng giá trị tốt tuyệt đối cũng như xấu tuyệt đối trong cuộc sống thực tế được phản ánh trong Lộc Đỉnh ký. Không còn nữa chiều hướng dân tộc chủ nghĩa như là một phần chính yếu trong các tiểu thuyết trước của Kim Dung. Trong bộ ba tiểu thuyết [[Xạ điêu tam bộ khúc|Xạ Điêu tam bộ khúc]] (đặt vào bối cảnh sự đi xuống của nhà Tống) và thậm chí trong [[Thư kiếm ân cừu lục|Thư Kiếm Ân Cừu lục]] (đặt trong bối cảnh giữa thời Thanh, thời trị vì của Hoàng đế [[Càn Long]]), những kẻ xâm lược từ miền Bắc luôn bị coi là kẻ xấu, những bộ lạc chuyên gây chiến tranh nhòm ngó mảnh đất Trung Nguyên màu mỡ khi người Hán suy yếu. Chỉ trừ một ngoại lệ, trong [[Bích huyết kiếm]], Hoàng đế khai quốc nhà Thanh là Thái tông [[Hoàng Thái Cực]] được miêu tả là khôn ngoan, dũng cảm, công bằng và nhân ái trái ngược với bên phía nhà Minh như Hoàng đế [[Minh Tư Tông|Tư Tông]] Sùng Trinh và thủ lĩnh nghĩa quân [[Lý Tự Thành]] tham lam, tàn nhẫn và dễ bị gạt gẫm.
 
Thay vào đó, trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã làm mờ ranh giới giữa cái trắng và cái đen truyền thống, giữa người Hán và các bộ lạc ngoài biên ải, khắc họa hình ảnh Hoàng đế Mãn Châu Khang Hy như một người trị vì thông minh, biết quan tâm đến dân chúng dù họ không luôn luôn ủng hộ mình. Đôi khi ông tàn nhẫn nhưng xét đến cùng những hành động của ông nâng cao đời sống của người dân, ông vẫn là một đấng minh quân (Khang Hy được sử sách ghi nhớ như là một trong những vị vua Trung Quốc vĩ đại nhất).