Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phùng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Gia đình: đa nói đến ở phần cuộc đời. Vả lại, ông Vĩnh được đặt tên đường ở đâu thì đã có bài riêng, không cần thiết đề cập ở đây
n →‎Cuộc đời và sự nghiệp: đây chắc chép từ báo ra. Thường văn phong mô tả trong bách khoa thì ít dùng từ "cố" vì phần lớn người đề cập đến đây đều đã chết
Dòng 44:
Ngày 18 tháng 3 năm 1962, Algérie dành độc lập, gia đình Nguyễn Phùng theo đội quân viễn chinh về Pháp. Ban đầu ông đóng quân cùng gia đình ại thành phố Nîmes. Sau đó, ông Phùng chuyển sang ngạch dân sự, dọn về thành phố Montpellier ghi danh học trường [[luật]]. Ông cùng vợ đã mở một nhà hàng Việt Nam với tên Le Domino Chinois.
 
Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phùng được giữ làm trợ giảng, rồi dần thành giảng viên chính thức. Ông có bằng [[tiến sĩ]] vào năm 1968<ref name=univ-lorraine/>, sau được phong hàm [[giáo sư]]. Ông trực tiếp giảng dạy bộ môn Luật tư và Luật kinh tế tại Trường đại học Montpellier 1<ref>Xem thêm tại Luận án tiến sĩ Nhà nước pháp quyền của Dominique Sarr, Đại học Montpellier 1, ngày 1 tháng 10 năm 1980 tại [http://www.sist.sn/gsdl/collect/butravau/index/assoc/HASH01d4.dir/THD-55.pdf sist.sn].</ref>. Ông là bạn đồng môn của cốcựu Thị trưởng thành phố Montpellier, [[Georges Frêche]]; học trò của ông có nhiều nhân vật tiếng tăm trong ngành luật và quản lý ở Pháp.
 
Năm 1996, giáo sư Nguyễn Phùng về thăm lại quê hương. Ông đã thăm thú nhiều nơi, họ hàng và dự định sang năm sau sẽ về [[Việt Nam]] ở hẳn. Nhưng ông chưa thực hiện được ý định thì đã đột ngột qua đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1997 ở Montpellier, thọ 76 tuổi.