Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Trần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Thiếu trung lập
n đặt thêm liên kết
Dòng 241:
 
== Đối ngoại==
{{Xem thêm|Ngoại giao Việt Nam thời Trần}}
Trong triều đại nhà Trần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Nguyên Mông ở phía Bắc thì [[Đại Việt]] cũng có những sự liên hệ với các nước láng giềng phía tây và phía nam là [[Lào|Ai Lao]] và [[Chiêm Thành]].
 
=== Với Chiêm Thành ===
Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua [[Trần Nhân Tông]], sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự qua lại tốt đẹp. Đến đời vua [[Trần Anh Tông]], lúc bấy giờ Trần Nhân Tông đã lên làm thái thượng hoàng và trong lúc sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, nhà Trần đã gả công chúa [[Huyền Trân]] cho vua Chiêm Thành là [[Chế Mân]] vào năm [[1306]]. Chế Mân dâng [[châu Ô]] và [[châu Lý|châu Rí]] cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là [[Thuận Châu]] và [[Châu Lý|Hóa Châu]] rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng [[Trần Khắc Chung]] giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.
 
Chế Mân chết thì [[Chế Chỉ]] lên thay và đòi lại hai châu mà Chế Mân đã dâng cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông sai quân sang bắt Chế Chỉ đem về trị tội và phong cho em của Chế Chỉ là [[Chế Đà A Bà]] lên thay làm vua nước Chiêm Thành. Đến đời vua Trần Dụ Tông, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi vua, quân nhà Trần sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm Thành đánh bại cả hai lần.