Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:19.5909589
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: Công giáo La Mã → Giáo hội Công giáo Rôma (2) using AWB
Dòng 2:
{{Thập tự chinh}}
[[Tập tin:1099jerusalem.jpg|nhỏ|phải|300px|[[Jerusalem]] năm 1099]]
'''Thập tự chinh''' là một loạt các [[Thánh Chiến|cuộc chiến tranh tôn giáo]], được kêu gọi bởi [[Giáo hoàng]] và tiến hành bởi các vị [[vua]] và [[quý tộc]] là những người tình nguyện cầm lấy [[Thánh Giá|cây thập giá]] với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của [[Kitô giáo]] với vùng [[Đất Thánh]]. Quân thập tự đến từ khắp [[Tây Âu]], và đã có một loạt các chiến dịch không liên tục giữa năm [[1095]] và [[1291]]. Các chiến dịch tương tự ở [[Tây Ban Nha]] và [[Đông Âu]] tiếp tục vào [[thế kỷ 15]]. Các cuộc Thập Tự Chinh được chiến đấu chủ yếu giữa người [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]] chống lại người [[Hồi giáo]] và các tín hữu Kitô giáo theo [[Chính Thống giáo Đông phương]] trong [[Byzantium]], với các chiến dịch nhỏ hơn tiến hành chống lại [[người Slav]] ngoại giáo, [[Balts]] ngoại giáo, [[Mông Cổ]], và người Kitô giáo ngoại đạo <ref name="OHC" />. Chính Thống giáo Đông phương cũng tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Hồi giáo trong một số cuộc Thập Tự Chinh. Thập tự chinh được thề và đã được cấp một ơn toàn xá bởi Đức Giáo hoàng <ref name="OHC">Riley-Smith, Jonathan. ''The Oxford History of the Crusades'' New York: Oxford University Press, 1999. ISBN 0-19-285364-3.</ref><ref name="TFC">Riley-Smith, Jonathan. ''The First Crusaders, 1095–1131'' Cambridge University Press, 1998. ISBN 0-521-64603-0.</ref>.
 
Các cuộc Thập Tự Chinh ban đầu có mục tiêu thu hồi lại [[Jerusalem|Giêrusalem]] và Đất Thánh khỏi ách thống trị của Hồi giáo và các chiến dịch của họ đã được xuất phát từ lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo [[đế quốc Đông La Mã|đế chế Byzantine]] để được sự giúp đỡ nhằm chống lại sự mở rộng của người [[Thổ Seljuk]] theo đạo Hồi tới [[Tiểu Á|Anatolia]]. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả các chiến dịch đương thời và sau đó được thực hiện ở [[thế kỷ 16]] ở vùng lãnh thổ bên ngoài [[Levant]] <ref>Như lãnh thổ Hồi giáo ở [[Al-Andalus]], [[Ifriqiya]], và [[Ai Cập]], cũng như ở [[Đông Âu]]</ref>, thường là để chống lại ngoại giáo, và nhân dân bị khai trừ giáo tịch, cho một hỗn hợp của các lí do tôn giáo, kinh tế, và chính trị <ref>e.g. the [[Albigensian Crusade]], the [[Aragonese Crusade]], the [[Reconquista]], and the [[Northern Crusades]].</ref>. Sự kình địch giữa các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo đã dẫn liên minh giữa các phe phái tôn giáo chống lại đối thủ của họ, chẳng hạn như liên minh Kitô giáo với [[Vương quốc Hồi giáo của Rûm]] trong cuộc [[Thập Tự Chinh thứ năm]].
Dòng 13:
Khoảng [[thế kỷ 7|thế kỷ thứ 7]], những người đứng đầu [[hồi giáo|đạo Hồi]] tiến hành các cuộc trường chinh [[Xâm lược|xâm chiếm]] các vùng đất mới. Từ năm [[660]] đến năm [[710]], các giáo sĩ [[Hồi giáo]] đã chiếm được một [[lãnh thổ]] rộng lớn ở [[Bắc Phi]], [[Thổ Nhĩ Kỳ]]. Đến năm [[720]], những kỵ binh [[Hồi giáo]] chiếm [[Tây Ban Nha]] rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ [[Pháp]]; từ năm [[830]] đến năm [[976]] [[Sicilia]] và miền nam [[Ý]] rơi vào tay người [[Hồi giáo]]. Lúc này, những đoàn hành hương của tín đồ [[Kitô giáo]] về các miền [[Đất Thánh]] mà trong đó [[Palestine]] là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 4 và đến thế kỷ 11 đã trở nên rất thịnh hành. [[Người Thổ Seljuk]] [[Hồi giáo]] không cố ý ngăn cản những đoàn hành hương nhưng họ thu rất nhiều loại thuế, phí gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng [[Kitô giáo]]{{fact|date = ngày 16 tháng 4 năm 2013}}.
 
Cũng sang thế kỷ 11, [[Đế quốc Đông La Mã|Đế quốc Byzantine]] (Đế quốc Đông La Mã) chỉ còn lại một vài vùng đất ở [[châu Âu]]. Lúc này, nguy cơ người [[Hồi giáo]] tràn sang phía Tây đã hiện hữu đối với người [[Kitô giáo]] đặc biệt là sau khi quân đội [[Đế quốc Đại Seljuk|Seljuk]] đánh bại quân [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]] trong [[trận Manzikert]] năm [[1071]] và bắt được cả hoàng đế [[Romanus IV]] thì con đường tiến về [[Constantinopolis]] đã được khai thông. Suleyman, một thủ lĩnh người [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và các chiến binh của ông thậm chí còn định cư ngay tại Niacea, chỉ cách [[Constantinopolis]] vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở [[Tiểu Á]], Hoàng đế [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]] kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng không có kết quả. Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ [[Giáo hoàng]] và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự phân ly giữa [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]] và [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]] xảy ra năm [[1054]]. Ngày [[27 tháng 11]] năm [[1095]] tại Hội nghị giám mục, [[Giáo hoàng]] [[Giáo hoàng Urbanô II|Urban II]] (tại vị 1088-1099) kêu gọi các [[hiệp sĩ|hiệp sỹ]], [[hoàng tử]] [[phương Tây]] và tín đồ [[Kitô giáo]] đến giúp đỡ tín hữu [[Kitô giáo]] [[phương Đông]] đồng thời giành lại những vùng [[Đất Thánh]] đã mất.
 
Mặc dù những cuộc thánh chiến mang đậm màu sắc [[tôn giáo]], nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơ [[kinh tế]], [[chính trị]], [[xã hội]]: