Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhật Bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Akixiko (thảo luận | đóng góp)
fixed errors
Dòng 268:
Xét về mặt xã hội, có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái sau khi tốt nghiệp trung học, liền bỏ ra thành thị làm công nhân. Sự kiện này chia rẽ nơi cư trú của cha mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông thôn của Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời kiêm thêm nghề khác. Trong khi đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị Nhật bị ví là ''"[[động vật kinh tế]]"'', chỉ những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua kiếm tiền đến mức gần như điên cuồng. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc về tuổi tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
 
Do các áp lực cuộc sống ngày càng lớn, tỷ lệ [[tự sát]] tại Nhật Bản thuộc mức rất cao trên thế giới. Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.<ref>{{chú thích web | url = http://web.archive.org/web/20090520015411/http://www.aujourdhuilejapon.com:80/actualites-japon-toujours-plus-de-suicides-au-japon-4718.asp | tiêu đề = Toujours plus de suicides au Japon: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon | author = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm.<ref>{{chú thích web | url = http://web.archive.org/web/20091031101719/http://www.aujourdhuilejapon.com:80/actualites-japon-au-japon-une-gerante-de-mc-donald-s-meurt-d-avoir-trop-travaille-7085.asp | tiêu đề = Au Japon, une gérante de Mc Donald's meurt d'avoir trop travaillé: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon | author = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> Trong năm 2009, 6.949 người tự tử vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).<!--<ref name="ALJ2009"/>-->
 
Năm 2012 đã có 29.442 người Nhật tự sát (tỷ lệ 18,5 vụ/100.000 dân), cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung quốc và chỉ kém mức 28,9 vụ của Hàn Quốc. Tỷ lệ này cao hơn 60% so với trung bình thế giới<ref>[http://www.japantimes.co.jp/news/2014/09/04/national/japans-suicide-rate-exceeds-world-average-who-report/#.VcYu-0_tmko Japan's suicide rate exceeds world average: WHO report | The Japan Times<!-- Bot generated title -->]</ref>
Dòng 293:
[[Tập tin:Hanami dango by gochie- in Seiryu-cho, Kyoto.jpg|nhỏ|200px|'''[[Dango (団子 ?)|Hanami dango]]''' là một loại bánh gạo làm từ bột gạo giống như [[mochi]] (một loại bánh khác cũng làm từ gạo). Thường được dùng với trà trong những buổi thưởng ngoạn hoa anh đào của người Nhật.]]
 
Các tác phẩm đầu tiên của [[văn học Nhật Bản]] bao gồm hai cuốn sách lịch sử ''[[Kojiki]]'' và ''[[Nihon Shoki]]'' cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ 8 ''[[Vạn diệp tập|Man'yōshū]]'', tất cả đều được viết bằng Hán tự<ref>{{Chú thích web |url=http://web.archive.org/web/20130802054546/http://www.meijigakuin.ac.jp/~ascj/2000/200015.htm |title= Asian Studies Conference, Japan (2000) |publisher=Meiji Gakuin University |accessdate=ngày 1 tháng 4 năm 2007}}</ref>. Vào giai đoạn đầu của [[thời kỳ Heian]], hệ thống kí tự ''kana'' ([[Hiragana]] và [[Katakana]]) ra đời. Cuốn tiểu thuyết ''[[The Tale of the Bamboo Cutter]]'' được coi là tác phẩm kí sự lâu đời nhất của Nhật<ref name="ispmsu">{{Chú thích web |url=http://www.isp.msu.edu/AsianStudies/wbwoa/eastasia/Japan/literature.html |title= Windows on Asia—Literature: Antiquity to Middle Ages: Recent Past |publisher=Michigan State University, Office of International Studies and Programs |accessdate=ngày 28 tháng 12 năm 2006}}</ref>. Một hồi ký về cuộc đời trong cung cấm được ghi trong cuốn ''[[The Pillow Book]]'', viết bởi [[Sei Shōnagon]], trong khi ''[[Truyện kể Genji]]'' của [[Murasaki Shikibu]] thường được coi là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Trong [[thời kỳ Edo]], văn học không thực sự phát triển trong giới [[Samurai]] như trong tầng lớp người [[chōnin]]. [[Yomihon]], là một ví dụ, đã trở nên nổi tiếng và tiết lộ sự thay đổi sâu kín này trong giới độc giả cũng như tác giả thời kỳ này<ref name="ispmsuispmsuarchive">{{chú thích web |url=http://isp.msu.edu/AsianStudies/wbwoa/eastasia/Japan/literature.html |archiveurl=https://web.archive.org/web/20071011065654/http://isp.msu.edu/AsianStudies/wbwoa/eastasia/Japan/literature.html |archivedate=ngày 11 tháng 10 năm 2007 |title= Windows on Asia—Literature: Antiquity to Middle Ages: Recent Past |publisher=Michigan State University |accessdate=ngày 28 tháng 12 năm 2007}}</ref>. [[Thời kỳ Minh Trị]] chứng kiến một giai đoạn đi xuống trong các thể loại văn học truyền thống của Nhật, trong thời kỳ này thì văn học Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học phương Tây. [[Natsume Sōseki]] và [[Mori Ōgai]] được coi là những văn hào tiểu thuyết "hiện đại" đầu tiên của Nhật, tiếp đó có thể kể đến [[Akutagawa Ryūnosuke]], [[Tanizaki Jun'ichirō]], [[Kawabata Yasunari|Yasunari Kawabata]], [[Mishima Yukio|Yukio Mishima]] và gần đây hơn là [[Murakami Haruki|Haruki Murakami]]. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là [[Kawabata Yasunari|Yasunari Kawabata]](1968) và [[Ōe Kenzaburo|Kenzaburo Oe]] (1994).<ref name="ispmsuispmsuarchive">{{chú thích web |url=http://isp.msu.edu/AsianStudies/wbwoa/eastasia/Japan/literature.html |archiveurl=https://web.archive.org/web/20071011065654/http://isp.msu.edu/AsianStudies/wbwoa/eastasia/Japan/literature.html |archivedate=ngày 11 tháng 10 năm 2007 |title= Windows on Asia—Literature: Antiquity to Middle Ages: Recent Past |publisher=Michigan State University |accessdate=ngày 28 tháng 12 năm 2007}}</ref>
<gallery>
Hình:100 views edo 063.jpg|'''[[Koi|Cá chép Koi]]''' - biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Thường được treo vào ngày lễ [[Koinobori]] 5 tháng năm dành cho các bé trai hàng năm
Dòng 456:
}}
{{Các chủ đề|Nhật Bản|Địa lý}}
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Nhật Bản| ]]