Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao Quý Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Excuted time: 00:00:22.7832781
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
 
== Thân thế ==
Cao Quý Xương sinh năm 858, dưới triều đại của [[Đường Tuyên Tông]].<ref name=NHFD69/> Ông là người Thiểm Thạch, Thiểm châu<ref group="chú">陝州峽石, nay thuộc đông nam [[Tam Môn Hiệp]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref>. Khi còn nhỏ, ông là nô bộc cho một phú nhân tại Biện châu<ref group="chú">汴州, nay thuộc [[Khai Phong]], Hà Nam</ref>. Theo ''[[Cựu Ngũ Đại sử]]'' và ''[[Tư trị thông giám]]'', ông là nô bộc của Lý Thất Lang (李七郎)- sau này trở thành con nuôi của Tuyên Vũ<ref group="chú">宣武, trị sở tại Biện châu</ref> tiết độ sứ [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Toàn Trung]] và cải danh thành [[Chu Hữu Cung]] (朱友恭).<ref name=HFD133>''[[Cựu Ngũ Đại sử]]'', [[:zh:s:舊五代史/卷133|quyển 133]].</ref><ref name=ZZTJ263>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷263|quyển 263]].</ref> Theo ''[[Tân Ngũ Đại sử]]'' và ''[[Thập Quốc Xuân Thu]]'', ông là nô bộc của Lý Nhượng (李讓)- sau cũng trở thành con nuôi của Chu Toàn Trung, cải danh thành Chu Hữu Nhượng (朱友讓);<ref name=NHFD69/> ''Thập Quốc Xuân Thu'' còn ghi rằng ông cũng là nô bộc của [[Đổng Chương]] (董璋) và [[Khổng Tuần]] (孔循)- sau trở thành các nhân vật chính trị/quân sự nổi bật.<ref name=SGCQ100>''[[Thập Quốc Xuân Thu]]'', [http://www.archive.org/stream/06075843.cn#page/n2/mode/2up quyển 100].</ref> Khi Cao Quý Xương tìm cách để gặp Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung ấn tượng trước tài năng của Cao Quý Xương, và lệnh cho chủ nhân nhận ông làm con — do đó ông trở thành cháu nuôi của Chu Toàn Trung và mang họ Chu.<ref name=NHFD69/><ref name=HFD133>''[[Old History of the Five Dynasties|History of the Five Dynasties]]'', [[:zh:s:舊五代史/卷133|vol. 133]].</ref>
 
== Phụng sự quân phiệt Chu Toàn Trung ==
Mùa thu năm 902, sau một năm bao vây Phượng Tường<ref group="chú">鳳翔, trị sở nay thuộc [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]]</ref> mà vẫn chưa chiếm được thành, quân Tuyên Vũ chịu cảnh mưa gió và binh sĩ đổ bệnh. Chu Toàn Trung định triệt thoái đến Hộ Quốc<ref group="chú">護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]</ref>. ''Thân tòng chỉ huy sứ'' Chu Quý Xương và ''Tả khai đạo chỉ huy sứ'' [[Lưu Tri Tuấn]] (劉知俊) lên tiếng can ngăn, chỉ ra rằng Phượng Tường tiết độ sứ [[Lý Mậu Trinh]] đang khốn khó. Tuy nhiên, Chu Toàn Trung lo lắng về sách lược từ chối giao chiến của Lý Mậu Trinh và việc Phượng Tường phòng thủ kiên cố. Theo mưu của Chu Quý Xương, Chu Toàn Trung quyết định cho lính trá hàng để lừa Lý Mậu Trinh ra khỏi thành giao chiến. Lý Mậu Trinh quả nhiên mắc bẫy, chịu tổn thất nặng nề và sau đó phải đầu hàng, trao [[Đường Chiêu Tông]] cho Chu Toàn Trung. Đến tháng 9 ÂL, Chu Toàn Trung tiến cử Cao Quý Xương làm Tống châu<ref group="chú">宋州, nay thuộc [[Thương Khâu]], Hà Nam</ref> đoàn luyện sứ.<ref name=ZZTJ263>''Zizhi Tongjian'', [[:zh:s:資治通鑑/卷263|vol. 263]].</ref>
 
Sau đó, Chu Quý Xương tham gia vào chiến dịch của quân Tuyên Vũ chống lại Bình Lư<ref group="chú">平盧, trị sở nay thuộc [[Duy Phường]], [[Sơn Đông]]</ref> tiết độ sứ [[Vương Sư Phạm]] (王師範), và được bổ nhiệm làm Dĩnh châu<ref group="chú">潁州, nay thuộc [[Phụ Dương]], [[An Huy]]</ref> phòng ngự sứ. Ông phục nguyên tính Cao.<ref name=SGCQ100>''[[Spring and Autumn Annals of the Ten Kingdoms]]'' (十國春秋), [http://www.archive.org/stream/06075843.cn#page/n2/mode/2up vol. 100].</ref>
 
Năm 905, Chu Toàn Trung chinh phục Trung Nghĩa<ref group="chú">忠義, trị sở nay thuộc [[Tương Dương, Hồ Bắc|Tương Dương]], [[Hồ Bắc]]</ref> và Kinh Nam<ref group="chú">荊南, trị sở nay thuộc [[Kinh Châu]], [[Hồ Bắc]]</ref> từ tay hai huynh đệ [[Triệu Khuông Ngưng]] (趙匡凝) và [[Triệu Khuông Minh]] (趙匡明). Thoạt đầu, Chu Toàn Trung bổ nhiệm [[Hạ Côi]] (賀瓌) làm Kinh Nam lưu hậu. Tuy nhiên, sau đó, Vũ Trinh<ref group="chú">武貞, trị sở nay thuộc [[Thường Đức]], [[Hồ Nam]]</ref> tiết độ sứ [[Lôi Ngạn Cung]] (雷彥恭) liên tục xâm nhập Kinh Nam, còn Hạ Côi chỉ cố thủ trong quân thành Giang Lăng mà không giao chiến. Chu Toàn Trung cho rằng Hạ Côi sợ địch nên quyết định cử Cao Quý Xương dến thay thế Hạ Côi, đồng thời cũng khiển ''Chỉ huy sứ'' Nghê Khả Phúc (倪可福) đem 5.000 quân đến phòng thủ Kinh Nam. Lôi Ngạn Cung sau đó triệt thoái.<ref name=ZZTJ265>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷265|quyển 265]].</ref>
Dòng 41:
Vào mùa thu năm 907, được sự trợ giúp của [[Sở (Thập quốc)|Sở]] vương [[Mã Ân]], Lôi Ngạn Cung đem quân tiến công Giang Lăng. Cao Quý Xương dẫn binh đóng tại Công An<ref group="chú">公安, nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc</ref> để cắt đường vận lương của Lôi Ngạn Cung, và sau đó đánh bại quân Vũ Trinh. Lôi Ngạn Cung triệt thoái, quân Sở cũng chạy trốn. Đến tháng 9 ÂL, Lôi Ngạn Cung lại tiến công Sầm Dương<ref group="chú">涔陽, nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc</ref> và Công An, song lại chiến bại trước Cao Quý Xương.<ref name=ZZTJ266/>
 
Hậu Lương Thái Tổ quyết tâm tiêu diệt Lôi Ngạn Cung, do vậy tước quan tước của ông ta và hạ chiếu cho Cao Quý Xương và Mã Ân tiến công. Vào mùa đông năm 907, Cao Quý Xương khiển bộ tướng Nghê Khả Phúc đến hợp binh với tướng Sở là Tần Ngạn Huy (秦彥暉) để tiến công Lãng châu (朗州)- thủ phủ của Vũ Trinh. Lôi Ngạn Cung cầu viện [[Ngô (Thập quốc)|Hoằng Nông]], Hoằng Nông vương [[Dương Ác]] khiển các tướng Linh Nghiệp (泠業) và Lý Nhiêu (李饒) đến cứu. Tuy nhiên, Linh Nghiệp và Lý Nhiêu bị tướng [[Hứa Đức Huân]] (許德勳) của Sở chặn lại và bắt giữ. Sau đó, Dương Ác lại khiển quân tiến công Trung Nghĩa và Kinh Nam, song đều bị đánh bại, trong đó Cao Quý Xương đánh bại 5.000 thủy quân Hoằng Nông dưới quyền tướng Lý Hậu (李厚).<ref name=ZZTJ266/> Vào mùa hè năm 908, Lãng châu về tay Tần Ngạn Huy, Lôi Ngạn Cung chạy sang Hoằng Nông, song Vũ Trinh được sáp nhập vào lãnh thổ của Sở.<ref name=ZZTJ266/> Đáp trả, Cao Quý Xương cho đóng quân tại Hán Khẩu<ref group="chú">漢口, nay thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc</ref> để cắt đứt tuyến đường triều cống giữa Sở và kinh thành [[Lạc Dương]] của Hậu Lương. Sau đó, Mã Ân khiển Hứa Đức Huân đem thủy quân tiến công quân Kinh Nam, Cao Quý Xương quyết định cầu hòa trước khi Hứa Đức Huân đến nơi.<ref name=ZZTJ267>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷267|quyển 267]].</ref> Cũng vào năm 907, Hậu Lương Thái Tổ ban chức ''Đồng bình chương sự'' cho Cao Quý Xương.<ref name=SGCQ100>''[[Spring and Autumn Annals of the Ten Kingdoms]]'' (十國春秋), [http://www.archive.org/stream/06075843.cn#page/n2/mode/2up vol. 100].</ref>
 
Cũng vào năm 908, khi [[Lương Chấn]] (梁震)- người từng thi đỗ Tiến sĩ vào những năm Đường mạt- từ Lạc Dương trở về quê hương thuộc lãnh địa của [[Tiền Thục]]. Khi Lương Chấn đi qua Giang Lăng, Cao Quý Xương gặp mặt và ấn tượng với tài năng trí tuệ của ông ta, do đó muốn giữ ông ta ở lại Kinh Nam giữ chức phán quan. Do Cao Quý Xương có xuất thân thấp kém, Lương Chấn xem việc phụng sự Cao Quý Xương là một sự sỉ nhục, song cũng không dám đi vì sợ gặp họa. Do đó, Lương Chấn nói với Cao Quý Xương: ''Chấn xưa nay chưa từng muốn vẻ vang làm quan, Minh Công không xem Chấn là kẻ ngu muội, lại muốn cho làm tham mưu nghị. [Ta] có thể mặc bạch y hầu hạ, hà tất phải ở tại mạc phủ'', Cao Quý Xương đồng ý. Từ đó cho đến cuối đời, Lương Chấn chỉ xưng là ''Tiền Tiến sĩ'', không thụ tịch thự của họ Cao. Cao Quý Xương rất xem trọng Lương Chấn, dùng làm mưu chủ, gọi là tiên<!--không phải tiền--> bối.<ref name=ZZTJ267>''Zizhi Tongjian'', [[:zh:s:資治通鑑/卷267|vol. 267]].</ref>
 
Năm 909, các binh sĩ Trung Nghĩa tiến hành binh biến và sát hại lưu hậu Vương Ban (王班), ủng hộ người của họ là Lý Hồng (李洪) làm lưu hậu. Lý Hồng quy phục và cầu viện Tiền Thục, ông ta sau đó cũng tiến công Kinh Nam, song bị Cao Quý Hưng khiển Nghê Khả Phúc đem quân đẩy lui. Hậu Lương Thái Tổ sau đó khiển ''Mã bộ đô chỉ huy sứ'' Trần Huy (陳暉) đem quân đến hội với quân Kinh Nam để thảo phạt Lý Hồng. Liên quân nhanh chóng chiếm được thủ phủ Tương châu (襄州) của Trung Nghĩa quân, bắt Lý Hồng và giải đến Lạc Dương để hành hình.<ref name=ZZTJ267>''Zizhi Tongjian'', [[:zh:s:資治通鑑/卷267|vol. 267]].</ref>
 
Năm 910, Mã Ân phái quân tiến công Kinh Nam, song bị Cao Quý Xương đánh bại và đẩy lui.<ref name=ZZTJ267>''Zizhi Tongjian'', [[:zh:s:資治通鑑/卷267|vol. 267]].</ref>
 
Năm 912, theo ghi chép thì Cao Quý Xương bắt đầu suy tính chuyện cát cứ Kinh Nam, do đó ông bèn tấu xin được xây ngoại quách cho thành Giang Lăng để tăng cường khả năng phòng thủ.<ref name=ZZTJ268>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷268|quyển 268]].</ref>