Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải quân Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:21.8801878
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 110:
{{quote|Chúng ta phải bắt đầu là một cường quốc hải quân nếu chúng ta có ý tiếp tục việc giao thương của mình.|[[Thomas Jefferson]]<ref>{{chú thích web|url=http://www.history.navy.mil/history/history2.htm|title=History of the US Navy|work=The Navy: The Continental Period, 1775-1890|publisher=Naval Historical Centre|accessdate=29 tháng 11 năm 2008}}</ref>}}
 
Hoa Kỳ không có một lực lượng hải quân trong khoảng thời gian gần 1 thập niên—đây là lý do khiến cho đội thương thuyền của Hoa Kỳ dễ làm mục tiêu của một loạt các vụ tấn công của hải tặc người Berber. Sự hiện diện vũ trang trên biển từ giữa năm 1790 và lúc triển khai các tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1797 là do Cục Hải quan Biển Hoa Kỳ (''U.S. Revenue Cutter Service'') bảo trách. Đây là lực lượng tiền thân của [[Tuần duyên Hoa Kỳ]]. Mặc dù Cục Hải quan Biển Hoa Kỳ tiến hành nhiều hoạt động chống bọn hải tặc này nhưng cục không có khả năng ngăn chặn những cuộc quấy phá của bọn hải tặc ngoài khơi xa. Vì thế Quốc hội đã ra lệnh đóng mới và triển khai sáu [[tàu khu trục|khu trục hạm]] nhỏ vào ngày 27 tháng 3 năm 1794;<ref name="love">{{chú thích sách |last=Love |first=Robert W., Jr. |title=History of the US Navy |volume=Volume One: 1775–1941 |location=Harrisburg |publisher=Stackpole Books |year=1992 |isbn=978-0-8117-1862-2}}</ref> sau ba năm, ba chiếc được đưa ra sử dụng: đó là [[USS United States (1797)|USS ''United States'']], [[USS Constellation (1797)|USS ''Constellation'']] và [[USS Constitution|USS ''Constitution'']].
 
[[Tập tin:USS Constitution vs Guerriere.jpg|phải|nhỏ|[[USS Constitution|USS ''Constitution'']] đụng độ với [[HMS Guerriere (1806)|HMS ''Guerriere'']] trong [[Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc (1812)|Chiến tranh 1812]].]]
 
Theo sau cuộc chiến nữa mùa, không tuyên chiến với [[Pháp]], Hải quân Hoa Kỳ đã đảm trách nhiều hành động quân sự trong [[Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc (1812)|Chiến tranh 1812]] khi chiến thắng vô số các trận đối đầu một đối một với [[Hải quân Hoàng gia Anh]]. Hải quân Hoa Kỳ đã rượt đuổi tất cả các lực lượng lớn của Anh ra khỏi [[Ngũ Đại Hồ]] và [[hồ Champlain]], ngăn không cho những vùng này trở thành những vùng xung đột do Anh kiểm soát. Dù vậy, Hải quân Hoa Kỳ không thể nào ngăn chặn người Anh phong tỏa các hải cảng và lực lượng đổ bộ trên phần đất Mỹ.<ref name="multiple1"/> Sau chiến tranh, Hải quân Hoa Kỳ lại tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hàng hải Mỹ, gởi các [[hải đoàn]] đến vùng [[biển Caribe|biển Caribbe]], Địa Trung Hải, [[Nam Mỹ]], [[châu Phi]], và [[Thái Bình Dương]].<ref name="love">{{chú thích sách |last=Love |first=Robert W., Jr. |title=History of the US Navy |volume=Volume One: 1775–1941 |location=Harrisburg |publisher=Stackpole Books |year=1992 |isbn=978-0-8117-1862-2}}</ref>
 
Trong thời [[Chiến tranh Hoa Kỳ-México|Chiến tranh Mỹ-Mexico]], Hải quân Hoa Kỳ đã góp phần tạo ra cuộc phong tỏa các hải cảng của [[México|Mexico]], chiếm giữ hay đốt cháy hạm đội của Mexico trong [[vịnh California]] và chiếm được tất cả các thành phố lớn của bán đảo [[Baja California]] — nhưng sau đó trao trả lại. Từ 1846-1848 hải quân sử dụng thành công [[Hải đoàn Thái Bình Dương]] dưới quyền [[Phó Đề đốc|Phó đề đốc]] [[Robert Stockton]] cùng thủy quân lục chiến và thủy thủ của hải đoàn chiếm được California bằng những chiến dịch lớn trên bộ, phối hợp với địa phương quân có tên là [[tiểu đoàn California]]. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc hành quân thủy bộ hỗn hợp lớn đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ qua việc đổ bộ 12.000 binh sĩ lục quân cùng với trang thiết bị trong một ngày ở [[Veracruz, Veracruz|Veracruz, Mexico]]. Khi hỏa lực hạng nặng cần dùng đến để bắn phá Veracruz thì các thủy thủ tình nguyện của hải quân liền đưa những khẩu súng hải quân to lớn vào và bắn phá thành công vào thành phố khiến quân Mexico phải đầu hàng. Chiến dịch đổ bộ và chiếm giữ thành công thành phố Veracruz dần dần mở đường cho việc chiếm giữa [[thủ đô]] [[Thành phố México|Mexico City]] và kết thúc chiến tranh.<ref name="multiple1"/> Hải quân Hoa Kỳ tự thiết lập cho mình một vị thế quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ qua những hành động của [[Phó Đề đốc|Phó đề đốc]] [[Matthew C. Perry|Matthew Calbraith Perry]] tại [[Nhật Bản]] với kết quả là [[Hội nghị Kanagawa]] năm 1854.
 
Sức mạnh hải quân đóng vai trò nổi bật trong [[Nội chiến Hoa Kỳ]] (1861 - 1865) khi lực lượng Liên bang có lợi thế rõ ràng hơn lực lượng [[Liên minh miền Nam Hoa Kỳ]] trên biển.<ref name="multiple1"/> Cuộc phong tỏa hàng hải làm tê liệt nỗ lực chiến tranh của miền Nam trong suốt cuộc xung đột. Hai lực lượng hải quân Mỹ đã giúp mở ra thời đại mới trong lịch sử hải quân thế giới khi tạo ra các chiến hạm bọc sắt để tác chiến lần đầu tiên. Trận Hampton Roads năm 1862 giữa chiến hạm [[USS Monitor|USS ''Monitor'']] chống chiến hạm [[CSS Virginia|CSS ''Virginia'']] đã trở thành trận chiến đầu tiên giữa hai tàu hơi nước bọc sắt.<ref name="howarth">{{chú thích sách |last=Howarth |first=Steven |title=To Shining Sea: A history of the United States Navy 1776–1991 |location=New York |publisher=Random House |year=1991 |isbn=0-394-57662-4}}</ref> Tuy nhiên chẳng bao lâu sau chiến tranh, các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ dần dần trở thành phế thải vì bị bỏ phế.
 
===Thế kỷ 20===
Dòng 124:
{{quote|Các chiến hạm của chúng ta là những bức tường thành tự nhiên của chúng ta.|[[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Woodrow Wilson]]<ref name="FamousNavyQuotes"/>}}
 
Một chương trình hiện đại hóa khởi động vào thập niên 1880 đã đưa Hoa Kỳ ngang tầm với lực lượng hải quân các nước như [[Vương quốc Anh]] và [[Đế quốc Đức|Đức]]. Năm 1907, phần lớn các [[thiết giáp hạm]] của Hải quân Hoa Kỳ cùng với các hộ tống hạm, được người ta đặt cho cái tên là [[Hạm đội Great White]], đã trình diễn sức mạnh bằng một cuộc hải hành vòng quanh thế giới trong 14 tháng. Theo lệnh của [[Tổng thống Hoa Kỳ]] lúc đó là [[Theodore Roosevelt]] (1901 - 1909), cuộc hải hành này được hoạch định như một sứ mệnh để chứng minh khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể vươn tới tầm mức thế giới.<ref name="love">{{chú thích sách |last=Love |first=Robert W., Jr. |title=History of the US Navy |volume=Volume One: 1775–1941 |location=Harrisburg |publisher=Stackpole Books |year=1992 |isbn=978-0-8117-1862-2}}</ref>
 
Hải quân Hoa Kỳ có ít hành động trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Đệ nhất Thế chiến]] nhưng đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu trong những năm trước [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị Thế chiến]]. Mặc dù cuối cùng không thành công nhưng [[đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] đã cố sức làm giảm bớt mối họa chiến lược này bằng một [[trận Trân Châu Cảng|cuộc tấn công chớp nhoáng vào Trân Châu Cảng]] năm [[1941]]. Sau khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến, Hải quân Hoa Kỳ phát triển cực kỳ nhanh chóng vì phải đối mặt với một cuộc chiến gồm hai mặt trận trên biển. Hoa Kỳ giành được một số chiến thắng lớn trên [[chiến tranh Thái Bình Dương|mặt trận Thái Bình Dương]] bằng chiến dịch tiến đánh thành công các đảo trên [[Thái Bình Dương]].<ref name="howarth">{{chú thích sách |last=Howarth |first=Steven |title=To Shining Sea: A history of the United States Navy 1776–1991 |location=New York |publisher=Random House |year=1991 |isbn=0-394-57662-4}}</ref> Hải quân Hoa Kỳ tham gia vào các trận đánh nổi tiếng, bao gồm [[trận chiến biển Coral]], [[trận Midway|trận Trung Đồ]], [[trận chiến biển Philippines|trận chiến biển Philippine]], [[trận chiến vịnh Leyte]], và [[trận Okinawa]]. Đến 1943, lực lượng Hải quân Hoa Kỳ lớn hơn các hạm đội của các nước tham chiến khác trong Đệ nhị Thế chiến cộng lại.<ref name="Tread">{{chú thích sách|last=Crocker III|first=H. W.|title=Don't Tread on Me|publisher=Crown Forum|date=2006 |location=New York |page=302 |isbn=9781400053636}}</ref> Đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ có thêm hàng trăm tàu mới, trong đó có 18 hàng không mẫu hạm và 8 [[thiết giáp hạm]], chiếm trên 70% tổng số tàu chiến và tổng số tải trọng của các loại tàu chiến từ 1.000 tấn trở lên của thế giới.<ref name="Defense Analysis; Dec2001, Vol. 17 Issue 3, p259-265">Weighing the U.S. Navy Defense & Security Analysis, Volume 17, Issue 3 tháng 12 năm 2001, pp. 259 - 265.</ref><ref>King, Ernest J., USN. [http://www.ibiblio.org/hyperwar/USN/USNatWar/USN-King-B.html "Major Combatant Ships Added to United States Fleet, 7 tháng 12 năm 1941 - 1 tháng 10 năm 1945"], ibiblio.org. US Navy at War 1941-1945: Official Report to the Secretary of the Navy. Truy cập 8 tháng 4 năm 2006.</ref>
[[Tập tin:1944 JonWhitcomb USNavy (3214638694).jpg|nhỏ|trái|300px|Một bức [[tranh cổ động]] của họa sĩ [[Jon Whitcomb]] mô tả lòng biết ơn của Hải quân Hoa Kỳ đối với sự giúp đỡ của người dân trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ II]]]]
Học thuyết của Hải quân Hoa Kỳ đã thay đổi nhanh chóng vào cuối chiến tranh. Hải quân Hoa Kỳ đã từng bắt chước theo hải quân của Vương quốc Anh và Đức qua việc ưu tiên phát triển các nhóm thiết giáp hạm tập trung để làm thứ vũ khí phòng thủ trên biển cho mình.<ref>The Evolution of Fleet Tactical Doctrine in the U.S. Navy, 1922-1941. Trent Hone. The Journal of Military History, Vol. 67, No. 4 (tháng 10 năm 2003), pp. 1107-1148. Society for Military History Stable at [http://www.jstor.org/stable/3396884 Jstor.org.]</ref> Tuy nhiên việc phát triển và sử dụng với mức độ lớn các hàng không mẫu hạm của người Nhật chống lại người Mỹ tại [[Trân Châu Cảng]] đã làm cho người Mỹ suy nghĩ lại học thuyết trước đây. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã phá hủy hoặc làm hư hại nặng một số lớn các [[thiết giáp hạm]]. Sự kiện này đã làm cho việc trả đũa chống lại người Nhật gặp nhiều khó khăn khi Hoa Kỳ chỉ có một con số nhỏ các hàng không mẫu hạm.<ref>Tactical Use of Air Power in World War II: The Navy Experience. Henry M. Dater. Military Affairs, Vol. 14, No. (Winter 1950), pp. 192-200