Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Câu đố Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 22:
 
==Phương thức nghệ thuật==
*'''Phép nhân hoá''' Nhân hoá là “thổi” hồn người vào các sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác, làm cho chúng mang hình dáng và tính cách của con người. Thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật văn chương, đặc biệt là trong thơ ca. Sử dụng phép nhân hoá sẽ làm cho đề tài của các câu đố trở nên thân thuộc hơn, gần gũi hơn, “người” hơn. Ví dụ: Không miệng mà lại biết kêu Không tội mà lại bị treo xà nhà (Cái chuông) Hai mẹ đứng ở hai đầu Đàn con trên dưới theo nhau xếp hàng. Mẹ đứng thì con nằm ngang Mẹ nằm con lại dàn hàng đứng lên. (Cái thang) Từ khi thiếp tới cửa chàng Cớ sao chàng để nằm ngang chàng dùi? Buông ra thì thiếp kêu trời Chắc rằng sẽ có kẻ cười, người chê (Cái điếu) Mẹ vuông lại đẻ con tròn Chẵn hai mươi đứa, chết mòn sạch tinh. (Bao thuốc lá)
*Hình thức ẩn dụ: Câu đố thường đưa ra những nét tương đồng về hình dạng bên ngoài của các sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của đối tượng được dấu tên, như những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống sinh hoạt, những đặc điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất động, sự xuất hiện, điều kiện sống... để gợi sự liên tưởng.
*'''Phép lạ hoá''' Lạ hoá là làm cho các sự vật, hiện tượng vốn gần gũi, thân thuộc bỗng trở nên… xa lạ.Thủ pháp này “đánh” vào khả năng tư duy logic của con người, gợi cho người ta những suy ngẫm sâu hơn về hiện thực. Nó đã được sử dụng rất thành công trên sân khấu giãn cách của Béctôn Brếch. Với các câu đố, nó có khả năng đánh lừa người nghe, người đọc, góp phần làm cho câu đố trở nên hóc hiểm. Ví dụ: Trên lợp ngói, dưới có hoa Một thằng ló cổ ra Bốn thằng rung rinh chạy. (Con rùa) Con gì nhốt ở trong lồng Đập thì sống, đứng thì chết? (Quả tim) Trên đầu có sắc vua ban Dưới thì yếm thắm, giây vàng xum xuê Thần linh đã gọi thì về Ngồi trên mâm ngọc, gươm kề sau lưng (Con gà trống) Giúp người chẳng quản nắng mưa Mà sao lại bảo ta ngu vô cùng? Sách thì luôn để trong lòng Bao người bảo dốt lạ lùng lắm thay. (Con bò)
*Hình thức chữ bị chơi: Câu đố thường sử dụng từ đồng âm dị nghĩa, đồng nghĩa dị âm, nói lái, chiết tự...
*'''Lối chơi chữ''' Chơi chữ được sử dụng rất phổ biến trong nghệ thuật văn chương, nhất là trong câu đối, câu đố. Chơi chữ là thủ pháp dùng cách nói ẩn dụ, cách dùng từ đồng âm khác nghĩa hoặc lối cắt tỉa câu chữ, âm tiết v.v.. Những câu đố dùng lối chơi chữ thường rất hóm hỉnh, độc đáo. Ví dụ: Bia không được uống Cũng uổng công nhìn. (Bia đá) Tôi là em của núi Chẳng bao giờ chịu già Thêm sắc thì thành ra Vật che đầu bạn gái (Non – trong tứ núi non) Sáu chặt đầu Chín chặt đuôi Tám chặt đôi Mười chặt một (Số không – 0)
*Câu đố sử dụng các thể thơ truyền thống, có vần, nhịp điệu, cô đúc, cân đối nhịp nhàng. Câu đố cũng có xu hướng đưa vào yếu tố tục, song yếu tố này ở câu đố không mang nội dung xã hội, thường chỉ có tác dụng tạo sự dí dỏm, gây cười.
*'''Đố tục giảng thanh''' Trong sinh hoạt tập thể, những câu chuyện bông đùa có chứa đựng ít nhiều yếu tố tục tĩu thường có sức hấp dẫn nhất định và có khả năng tạo dựng tiếng cười tâm lý. Với các câu đố dân gian, người ra đố đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này để tạo nên một mảng câu đố rất độc đáo: Đố tục, giảng thanh. Đố tục giảng thanh là từ nghĩa đen của các sự vật, hiện tượng, đòi hỏi người giải đố phải liên tưởng tới các sự vật, hiện tượng khác nhau có vẻ bên ngoài giống nhau nhưng lại khác nhau về chất. Thường thì những câu đố này rất khó và khi tìm ra đáp án, người ta cảm thấy thích thú vô cùng. Ví dụ: Đố tục, giảng thanh Miếng mời anh Tay móc đít (Bát cơm) Hai tay ôm lấy khư khư Miệng thì bảo dạ hư hư đút vào. Đút vào mới sướng làm sao Dập lên, dập xuống nó trào nước ra. (Ăn mía) Trắng như tuyết Mượt như nhung Sờ mó lung tung Tìm nơi xám xịt. (Viên phấn trắng)  Nhìn trước, rờ sau Thấy hợp lòng nhau Thì anh mới bóc (Quả cam, quả chuối) * *   * Trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống công nghiệp ngày càng trở nên căng thẳng, gấp gáp, thì nhu cầu giải trí, thư giãn của con người ngày càng cần được coi trọng đúng mức. Nghỉ ngơi, giải trí hợp lý bằng các phương tiện, các hình thức giải trí tích cực sẽ giúp cho con người nhanh chóng hồi phục sức khoẻ, cân bằng trạng  thái tâm lý, tình cảm; và điều đó cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Với ý nghĩa như vậy, các hoạt động văn hoá dân gian nói chung, mà trong đó có đố, càng phát huy tác dụng của nó
 
== Tham Khảo ==