Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doãn Uẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 21:
Đầu tháng 7 năm [[Giáp Ngọ]] (1834), ông được triều về kinh, bổ làm Lang trung bộ Hình<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 266.</ref>. Cũng trong thời gian đó, [[Nông Văn Vân]], anh vợ của Lê Văn Khôi, bấy giờ là Tri châu Bảo Lạc, cũng nổi dậy ở Bảo Lạc, mở rộng địa bàn chiếm cứ khắp vùng [[Hà Giang]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]]. Doãn Uẩn được bổ làm Án sát [[Thái Nguyên]]<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 270, 318, 375.</ref>, cùng [[Nguyễn Đình Phổ]] và [[Nguyễn Công Trứ]] mang quân đi trấn áp. Tháng 10 năm đó, quân nổi dậy bị trấn áp thu hẹp vùng kiểm soát. Ông ở lại Thái Nguyên vỗ yên dân ở các vùng [[Chợ Mới]], [[Bạch Thông]], [[Chợ Rã]]..., sau đó trược triệu hồi về Kinh vào tháng 2 năm [[Bính Thân]] (1836).
 
Tháng 7 âm lịch năm [[Ất Mùi]], Minh Mạng thứ 16 ([[1835]]), Doãn Uẩn dâng sớ tâu lên vua đề xuất việc điều chỉnh hành chính tỉnh Thái Nguyên, chia tách phủ Phú Bình (với 9 châu, huyện) thành 2 phủ Phú Bình và Tòng Hóa, và đã được vua Minh Mạng chuẩn y cho thi hành. [[Đại Nam thực lục]] chép: “''Đặt thêm phủ Tòng Hóa thuộc [[Thái Nguyên]]. Bọn quan tỉnh là Lê Trường Danh và Doãn Uẩn tâu nói: “Tỉnh hạt nguyên có 2 phủ [[Thông Hóa]] và Phú Bình. Phủ Thông Hóa thống trị 2 huyện châu, mà phủ [[Phú Bình]] thống trị đến 9 huyện châu. Vậy xin trích 4 huyện [[Định Châu]], [[Văn Lãng]], [[Phú Lương]] và [[Đại Từ]] đặt làm phủ [[Tòng Hóa]]. Còn 5 huyện [[Tư Nông]], [[Bình Toàn]], [[Võ Nhai]], [[Phổ Yên]], [[Đồng Hỷ|Động Hỷ]] vẫn làm phủ Phú Bình...” Vua y lời tâu.''”<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CLVI, thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 4, trang 708.</ref>
 
Sau khi về Kinh, ông được thăng Hữu Thị lang bộ Lại<ref>Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, tập 4, quyển CLXIX, trang 897, 938.</ref>. Tháng 8 năm đó, ông được đổi sang làm Hữu Thị lang bộ Hình<ref>Đại Nam thực lục, trang 996.</ref>, đến tháng 11 lại được đổi làm Tả Thị lang bộ Hộ và được điều ra Bắc nhậm chức Kinh lược Phó sứ, Thự Tuần phủ quan phòng Hưng Yên để giải quyết việc quan hệ với [[Công giáo]].