Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huy Thục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
Tên khai sinh là [[Lê Huy Thục]]. Ông sinh năm 1935, quê ở [[Chính Lý]], [[Lý Nhân]], [[Hà Nam]]. Ông còn có bút danh khác là [[Lê Anh Chiến]]. Đây là bút danh được ông dùng trước bút danh ''Huy Thục''. Ông hoạt động cách mạng từ [[tháng 8 năm 1945]], bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn [[violon]]. Từ năm 1954-1956, ông vào [[Đoàn Văn công Quân khu Hữu Ngạn]]. Sau đó ông theo học lớp sáng tác âm nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Một thời gian sau, ông lại được cử đi tu nghiệp tại Nhạc viện [[Liszt]] ở [[Hungary]]. Về nước ông tham gia giảng dạy ở [[Trường Nghệ thuật Quân đội]]. Trong thời kỳ [[ Kháng chiến chống Mỹ]] của nhân dân [[Việt Nam]], ông đã có mặt trên trận [[đường 9 Nam Lào]]. Sau đó ông về làm lãnh đạo và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa [[Tổng cục Chính trị]].
 
Ông là một nhạc sĩ có khối lượng sáng tác lớn. Các tác phẩm: Kèn xuất trận (thơ Tô Đức Chiêu), Tiếng hát trên đường quê hương, Ơi dòng suối La La, Tiếng đàn ta-lư, Tiến lên chiến sĩ đồng bào (phổ thơ Bác Hồ), Đợi (thơ Vũ Quần Phương), Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân,. Hợp xướng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tiến lên giành toàn thắng (chương I), Vũ kịch Xô Viết Nghệ Tĩnh (viết cùng Nguyễn Thành và Lương Ngọc Trác). Về tác phẩm khí nhạc: Độc tấu đàn bầu Vì Miền Nam, Độc tấu trống dân tộc Nhịp điệu nước non. Ngoài ra ông còn viết phần âm nhạc cho kịch nói, phim truyện, phim tài liệu, múa...
 
Đã xuất bản hai Tuyển tập ca khúc và album [[Tiếng đàn ta-lư]]. Ông đã nhận được Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), Giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1994), Giải thưởng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1980).