Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Vĩnh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
Tuy vậy, đánh nhau với người thiểu số không phải là mối quan tâm chính của Lưu Vĩnh Phúc, nên năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc quay ra tranh giành khu vực thị trấn [[Lào Cai]], tức châu Bảo Thắng, một món mồi béo bở, lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của các thương gia có vũ trang người Quảng Đông. [[Quân Cờ Đen|Quân Cờ đen]] tự tiện thu thuế, khai khoáng, cướp bóc khắp nơi, quan quân nhà Nguyễn cũng không ngăn cản được.
 
Nhận được tin về những thắng lợi dễ dàng của Lưu Vĩnh Phúc, những toán quân còn lại của Ngô Vương, lúc này đang bị quân Thanh dồn ép về gần biên giới, theo [[Hoàng Sùng Anh]] (Huang Ch'ung-ying, cháu Ngô Vương) lập thành [[quân Cờ Vàng|quân Cờ vàng]], tràn qua biên giới chiếm thị trấn [[Hà Giang]] nằm trên bờ [[sông Lô]]. Quân Cờ vàng được tổ chức theo mô hình [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]], nhưng với số lượng đông hơn gấp hai, ba lần. Tuy nhiên Hà Giang không phải là một nơi có thể đem lại nhiều lợi nhuận như Lào Cai, nên xung đột giành quyền lợi giữa hai nhóm Cờ đen và Cờ vàng bùng nổ.
 
Năm 1869, [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] phục kích đánh tan tác [[quân Cờ Vàng|quân Cờ vàng]] tại Lào Cai, rồi truy quét Cờ vàng đến tận hang ổ tại Hà Giang. Phối hợp với [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] là quân nhà Nguyễn và quân Thanh của tướng Phùng Tử Tài, [[quân Cờ Vàng|quân Cờ vàng]] phải tháo chạy khỏi căn cứ Hà Giang. Tuy nhiên, do dịch bệnh và khí hậu khắc nghiệt nên quân Thanh phải rút về, [[quân Cờ Vàng|quân Cờ vàng]] tiếp tục kiểm soát một vùng rộng lớn ở khoảng giữa sông Hồng đến biên giới, từ Lào Cai đến [[Sơn Tây]]. Đến năm 1875, [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] mở chiến dịch quyết định đánh chiếm Hà Giang, phối hợp với họ không những là quân nhà Nguyễn mà cả quân Thanh từ Quảng Tây và [[Vân Nam]]. Hoàng Sùng Anh bị truy đuổi, bị bộ hạ làm phản, bị bắt rồi bị giết chết.
 
Do chiến thắng [[quân Cờ Vàng|quân Cờ vàng]] mà [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] của Lưu Vĩnh Phúc chính thức được chính quyền nhà Thanh bảo trợ, ngược lại Lưu Vĩnh Phúc cũng xóa bỏ mặc cảm khi trước, hạ lệnh cho thủ hạ dóc tóc kiểu [[Mãn Châu]] để tỏ lòng trung thành với nhà Thanh. Về phần nhà Nguyễn, mặc dù sử dụng Lưu Vĩnh Phúc nhưng triều đình Huế vẫn còn nghi ngờ về lòng trung thành của Lưu và [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]]. Vì vậy, năm 1873, [[Hoàng Kế Viêm|Hoàng Tá Viêm]] xin phong cho Lưu chức Phòng ngự sứ nhưng vua [[Tự Đức]] không đồng ý.
 
==Giết chết đại úy hải quân Francis Garnier==
Dòng 52:
 
[[Tập tin:Garnier1.jpg|nhỏ|360px|phải|Francis Garnier bị quân Cờ đen giết chết tại Cầu Giấy]]
Sau chiến thắng này, Lưu Vĩnh Phúc được thăng lên làm Phó Lãnh binh, chịu sự thống suất của Hoàng Tá Viêm. Các thuộc hạ của Lưu Vĩnh Phúc đều được thưởng quan tước và tiền bạc. Hoàng Tá Viêm sai Lưu Vĩnh Phúc đưa quân rút về chặn ở miền thượng du (Lào Cai), được triều đình Huế cho quyền trông coi việc thông thương và thu thuế ở vùng sông Lô và [[sông Thao]] từ [[Tuyên Quang]] trở xuống. Tới tháng 10 năm Giáp Tuất (1874), theo lời xin của Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc được thăng chức quyền Tam Tuyên quân vụ đề đốc tước vị nam, kiêm coi các đạo và được sai phái đi đánh giặc [[quân Cờ Vàng|Cờ vàng]].
 
Triều đình Huế đã tỏ ra rất trọng dụng Lưu Vĩnh Phúc nhưng ông ta vẫn chưa hài lòng. Sáu lần triều đình điều động Lưu Vĩnh Phúc đem quân về Tuyên Quang nhưng ông ta lần lữa không đi, vẫn ở lại Bảo Thắng. Do quan quân nhà Nguyễn bất lực như chính Tự Đức phải thừa nhận: ''Việc dẹp giặc ở Tuyên Quang lấy đạo Lưu Vĩnh Phúc là chính'', nên mặc dù tỏ thái độ bất phụng mệnh, Lưu Vĩnh Phúc và [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] trước sau vẫn được nhà Nguyễn để tâm dùng. Nắm được điểm yếu ấy của triều đình Huế, Lưu Vĩnh Phúc luôn ra điều kiện mặc cả về mức ban thưởng quan tước và tiền bạc cho mình và bộ thuộc sau mỗi trận đánh, thậm chí cả việc xin truy phong quan tước cho cha mẹ mình.
Dòng 80:
Quân Cờ đen cắt đầu Rivière và những lính Pháp bị giết, bêu trên cọc đem khoe ở các làng xung quanh. Xác Rivière bị chôn ở dưới đường, để người qua lại dẫm lên để tỏ lòng khinh bỉ. Đến tháng 9 năm đó Giám mục Pugnier mới thu thập lại được hài cốt Rivière để đưa về Pháp chôn cất.
 
Được tin đại tá Henri Rivière chết, Thống đốc Thomson ở Sài Gòn liền điện về cho chính phủ Pháp biết. Lúc bấy giờ ở Paris, Hạ nghị viện còn đang do dự về việc đánh lấy Bắc Kỳ. Khi tiếp được điện báo ở Sài Gòn về, nghị viện liền thuận cho chính phủ trích ra 5 triệu rưởi [[franc]] để chi tiêu về việc binh phí. Thiếu tướng [[lục quân]] Bouet ở Nam Kỳ được phái ra làm ra thống đốc quân vụ ở Bắc Kỳ, Hải quân thiếu tướng Courbet được lệnh đem một đội chiến thuyền sang tiếp ứng, ông Harmand là sứ thần Pháp ở [[Thái Lan|Xiêm]] được cử ra làm toàn quyền. Ngày mồng 3 tháng 5, thiếu tướng Bouet đem 200 lính tây, 300 lính tập ra đến [[Hải Phòng]] và ngay lập tức chuẩn bị phòng ngự ở Hà Nội và Nam Định, đồng thời cho Georges Vlavianos (tên phiên âm: ông Kiều) là người theo Dupuis ngày trước, được phép mộ lính [[quân Cờ Vàng|Cờ vàng]] làm tiền quân. [[Chiến tranh Pháp-Thanh]] mở màn.
 
==Tham gia chiến tranh Pháp-Thanh==