Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyệt chủng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
Trong [[sinh học]] và [[hệ sinh thái]], '''tuyệt chủng''' là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một [[loài]].
 
Một [[loài]] hoặc [[phân loài]] bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. ''Thời điểm tuyệt chủng'' thường được coi là cái chết của cá thể cuối cùng của nhóm hay loài đó, mặc dù khả năng sinh sản và phục hồi có thể đã bị mất trước thời điểm đó. Bởi vì phạm vi tiềm năng của một loài có thể là rất lớn, nên việc xác định thời điểm tuyệt chủng là rất khó, và thường được thực hiện theo phương cách ''truy ngược về quá khứ''. Khó khăn này dẫn đến hiện tượng như ''[[Lazarus taxon]]'', một loài đã tuyệt chủng đột ngột "xuất hiện trở lại" (thường là trong các hóa thạch) sau một thời gian vắng mặt rõ ràng.
 
Trong [[hệ sinh thái]] hiện thời thì ''tuyệt chủng'' là một trạng thái bảo tồn của [[sinh vật]] được quy định trong [[Sách đỏ IUCN]].
Dòng 39:
 
===Tuyệt chủng hàng loạt===
Tuyệt chủng hàng loạt là khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Lịch sử sinh giới đã có nhiều [[sự kiện tuyệt chủng]] hàng loạt. Đợt tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ nổi tiếng nhất, là tuyệt chủng của các [[khủng long]]<ref name="archosaurs"/> xảy ra cách đây khoảng 65 triệu năm, vào [[kỷ Creta]]. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, và đưa ra giả thuyết chính là do [[thiên thạch]] va vào trái đất, đã gây ra thay đổi khí hậu tức thì, cùng với bụi khói và chất độc, làm tổn hại hệ thực vật vốn là thức ăn ở đầu chuỗi của hệ động vật<ref>[http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/43461_Nguyen-nhan-khien-khung-long-bi-tuyet-chung.aspx]</ref>.
 
== Tham khảo ==