Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sphalerit”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:08.3236501
Dòng 40:
 
==Biến thể==
[[FileTập tin:Sphalerite-221270.jpg|thumb|left|Các tinh thể spahlerit tứ diện hình dạng rõ ràng cùng với một số ít chalcopyrit cộng sinh ở Idarado Mine, Telluride, Ouray, Colorado, USA (kích thước: 2.3×2.3×1.2 cm)]]
Sphalerit có màu vàng, nâu, hoặc xám đến xám đen, và có thể mờ. Nó có ánh adamantin, nhựa đến bán kim đối với biến thể chứa nhiều sắt. Nó có màu vết vạch vàng hoặc nâu nhạt, độ cứng 3,5–4, và tỷ trọng 3,9–4,1. Một vài mẫu có màu ngũ sắc đỏ bên trong các tinh thể xám đen; các loại này được gọi là "ruby sphalerit." Các biến thể vàng hoặc đỏ nhạt có rất ít sắt và trong suốt, Loại đen hơn, càng mờ khi càng có nhiều sắt. Một số mẫu phát huỳnh quang khi bị chiếu tia tử ngoại. Hệ số khúc xạ của sphalerit (khi đo bằng ánh sáng natri, 589,3 nm) là 2,37. Sphalerit kết tinh theo hệ lập phương và thể hiện tính chất cát khai theo ba phương. Về mặc ngọc học, các mẫu màu nhạt ở [[Franklin, New Jersey]] có ánh huỳnh quang cam hoặc lam trong ánh sáng tử ngoại sóng dài và được gọi là ''cleiophane'', là một biến thể ZnS gần như tinh khiết.
 
==Làm đá quý==
[[FileTập tin:Sphalerite-Quartz-261762.jpg|thumb|left|Song tinh sphalerit màu đỏ cherry chất lượng đá quý (1,8 cm) ở Hồ Nam, Trung Quốc]]
[[FileTập tin:Sphalerit-G-EmpireTheWorldOfGems.jpg|thumb|right|Sphalerit đã được cắt gọt, 3.86ct, Tây Ban Nha]]
Các tinh thể có kích thước và độ trong suốt phù hợp được đánh bóng để làm [[đá quý]], thường được cắt theo kiểu của kim cương để thể hiện độ tán sắc lớn nhất của sphalerit đạt 0,156 (B-G interval)—hơn 3 lần độ tán sắc của [[kim cương]]. Các đá mới cắt có ánh adamantin. Do tính mềm và dễ vỡ nên nó thường không được các nhà sưu tập chú ý hoặc đặt trong bảo tàng. Loại chất lượng đá quý thường có màu vàng đến nâu vàng, đỏ đến cam hoặc lục.