Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hán Vũ Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 1.53.74.213 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Dòng 166:
{{chính|Dạ Lang}}
 
Ở phía tây nam nhà Hán thời đó có tồn tại một quốc gia tên gọi là Dạ Lang, chiếm một phần tỉnh Quảng Tây và phần lớn tỉnh Quý Châu hiện nay. Nước Dạ Lang giáp quận [[Tứ Xuyên|Ba Thục]] và một mặt thì giáp [[hồ Động Đình]], về phía tây giáp [[Điền quốc|nước Điền]] của [[người Lô Lô]] miền Tây tỉnh Vân Nam bấy giờ, phía đông hồ Vân Nam, từng phồn thịnh hàng trăm năm trên cao nguyên Quý Châu. Theo Sử kí, trong các bộ tộc Tây Nam, Dạ Lang có thế lực hùng mạnh nhất, có 100 nghìn lực lượng tinh nhuệ, tàu bè của người Dạ Lang đi lại trên mặt sông, quanh cảnh hết sức tấp nập<ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử kí, quyển 116: Tây Nam Di liệt truyện|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7116}}</ref>. Lúc đó Đại Hán thống trị phần lớn khu vực Trung Nguyên, Dạ Lang nằm trong miền núi xa xôi hẻo lánh.
 
Hán Vũ Đế muốn chinh phục vùng Dạ Lang để mở rộng lãnh thổ. Năm [[136 TCN]] ông cử [[Đường Mông]] làm Lang trung tướng dẫn 1000 binh sĩ và mấy vạn dân đem theo lương thực và công cụ sản xuất xuất phát từ Ba quận vượt qua Phù Quan<ref>Nay thuộc Hợp Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc</ref> đến Dạ Lang. [[Đường Mông]] ban tặng của cải để vua Dạ Lang và phô trương uy thế khiến Dạ Lang khiếp sợ, cho phép Đường Mông đặt cơ quan quản lý ở đó và cử con trai Dạ Lang hầu làm Lệnh (tương đương huyện lệnh).