Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Đổng Chi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
1933
n Đã lùi lại sửa đổi của 180.93.212.130 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của DanGong
Dòng 30:
* Ông sinh tại [[Phan Thiết]]; Ông quê ở xã Ích Hậu, [[can Lộc|huyện Can Lộc]] nay là huyện [[Lộc Hà]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]. sinh trưởng trong một gia đình [[nho giáo|nhà Nho]] yêu nước. Cha ông là [[Nguyễn Hiệt Chi]] tham gia [[phong trào Duy Tân]] ở [[Nghệ Tĩnh]], từng là đồng sáng lập [[Công ty Liên Thành]] và Trường [[Trường Dục Thanh|Dục Thanh]] ([[Phan Thiết]]), nhiều năm sau về dạy [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế|Trường Quốc học Huế]] và [[Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Vinh)|Trường Quốc học Vinh]]. Chú ruột [[Nguyễn Hàng Chi]] bị [[Pháp]] xử chém vì cầm đầu phong trào chống thuế ở [[Nghệ Tĩnh]] năm 1908. Mẹ là người thuộc dòng họ [[Hoàng giáp]] [[Nguyễn Văn Giai]]. Trong gia đình ông còn có Giáo sư, nhà dân tộc học [[Nguyễn Từ Chi|Nguyễn Đức Từ Chi]]; Bác sĩ [[Nguyễn Kinh Chi]] Thứ trưởng Bộ Y tế trong thời kháng chiến chống Pháp và Đại biểu Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I-IV, tác giả ''Du lịch Quảng Bình'' và ''Công nghệ Quảng Bình''; Giáo sư văn học [[Nguyễn Huệ Chi]]; Phó giáo sư, nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ [[Nguyễn Du Chi]].
* Từ năm [[1923]] đến [[1930]], ông theo học các trường tiểu học ở [[Vinh]], [[Hà Tĩnh]], [[Đồng Hới]], học trung học tại Vinh và học [[chữ Hán]], [[chữ Nôm]] tại nhà.
* Năm [[1934|1933]], ông theo anh trai lên [[Kon Tum]] nghiên cứu và cùng viết sách về tộc người [[Người Ba Na|Ba Na]].
* Năm [[1935]], ông làm phóng viên cho tờ ''Thanh-Nghệ-Tĩnh'', một [[tuần báo]] ở Vinh, cộng tác với nhiều báo chí trong Nam ngoài Bắc, bắt đầu viết truyện với biệt hiệu Nguyễn Trần Ai. Đồng thời viết phóng sự ''Túp lều nát'' nổi tiếng (1937) bị [[Mật thám]] Pháp theo dõi, nghiên cứu sử học và văn học, xuất bản nhiều công trình gây tiếng vang trong học giới, trong đó có công trình [[Đào Duy Từ]] được giải khuyến khích của Học hội [[Alexandre de Rhodes]] năm 1943.
* Từ [[1939]] ông tham gia phong trào dân chủ phản đế, tham gia lãnh đạo Đoàn thanh niên cứu quốc [[Can Lộc]], tổ chức Đội vũ trang cướp chính quyền Can Lộc thành công ngày 15-8-1945 sớm nhất trong toàn quốc. Cuối năm này ông làm Trợ bút báo ''Kháng địch'', Chủ bút báo ''Truyền thanh'' và giữ chức Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc [[Nghệ An]].