Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tẩy trống trang
Dòng 1:
{{FixBunching|beg}}
{{Infobox Military Conflict
| conflict = Trận chiến nước Pháp
| partof = [[Mặt trận phía Tây]] trong
[[Chiến tranh thế giới thứ hai]]
| image = [[Image:Nazi-parading-in-elysian-fields-paris-desert-1940.png|300px|]]
| caption = Quân đội Đức diễu hành qua đại lộ Champs Elysees tại Paris.
| date = 10 tháng 5 – 25 tháng 6, 1940
| place = [[Pháp]], [[vùng đất thấp]]
| result = [[Phe Trục]] giành được thắng lợi quyết định.
| combatant1 = {{flagicon|France}} [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]<br>{{flag|Anh}}<br>{{flag|Canada|1921}}<br>{{flagicon|Czechoslovakia}} [[chính phủ Tiệp Khắc lưu vong|Tiệp Khắc]]<br>{{flagicon|Poland}} [[chính phủ Ba Lan lưu vong|Ba Lan]]<br>{{flag|Bỉ}}<br>{{flag|Hà Lan}}<br>{{flag|Luxembourg}}
| combatant2 = {{flagicon|Nazi Germany}} [[Đức Quốc xã|Đức]]<br>{{flagicon|Italy|1861}} [[vương quốc Italy (1861–1946)|Italy]]
| commander1 = {{flagicon|France}} [[Maurice Gamelin]][[Image:White flag icon.svg|15px|Surrendered]]<br>{{flagicon|France}} [[Maxime Weygand]][[Image:White flag icon.svg|15px|Surrendered]]<br>{{flagicon|United Kingdom}} [[John Vereker, tử tước thứ 6 đất Gort|Lord Gort]] ([[quân đội viễn chinh Anh(Chiến tranh thế giới thứ hai)|quân đội viễn chinh Anh]])<br>{{flagicon|Belgium}} [[Leopold III của Bỉ|Leopold III]][[Image:White flag icon.svg|15px|Surrendered]]<br>{{flagicon|Netherlands}} [[H.G. Winkelman]][[Image:White flag icon.svg|15px|Surrendered]]<br>{{flagicon|Poland}} [[Władysław Sikorski]]
| commander2 = {{flagicon|Nazi Germany}} [[Gerd von Rundstedt]] (Cụm Tập đoàn quân A)<br>{{flagicon|Nazi Germany}} [[Fedor von Bock]] (Cụm Tập đoàn quân B)<br>{{flagicon|Nazi Germany}} [[Wilhelm Ritter von Leeb|Wilhelm von Leeb]] (Cụm Tập đoàn quân C)<br>{{flagicon|Italy|1861}} [[Umberto II của Italy|H.R.H. Umberto di Savoia]] (Cụm Tập đoàn quân Tây)
| strength1 = <br />144 sư đoàn,<br>13,974 súng,<br>3,384 xe tăng,<br>2,935 máy bay<ref>E.R Hooton 2007, p. 47-48: Hooton uses the National Archives in London for RAF records. Including "Air 24/679 Operational Record Book: The RAF in France 1939-1940", "Air 22/32 Air Ministry Daily Strength Returns", "Air 24/21 Advanced Air Striking Force Operations Record" and "Air 24/507 Fighter Command Operations Record". For the Armee de l'Air Hooton uses "Service Historique de Armee de l'Air (SHAA), Vincennes".</ref><br> 2,862,000 quân <br>'''vùng Alps ngày 20 tháng 6''' <br> ~150,000 quân Pháp
| strength2 = '''Đức''':<br>141 sư đoàn,<br>7,378 súng,<br>2,445 xe tăng,<br>5,638 máy bay<ref>E.R Hooton 2007, p. 47-48: Hooton uses the Bundesarchiv, Militärarchiv in [[Freiburg]].</ref><ref>Luftwaffe strength included gliders and transports used in the assaults on The Netherlands and Belgium</ref><br>3,350,000 quân <br>'''vùng Alps ngày 20 tháng 6''' <br>300,000 quân Italia
| casualties1 = 360,000 chết và bị thương,<br>1,900,000 bị bắt<br><br><br>~2,000 máy bay<ref>"Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg" Band 2</ref> <br><br> ~5,100 xe tăng
| casualties2 = '''Đức''':<br>27,074 chết,<br>110,034 bị thương <br> 18,384 mất tích<br> 1,236 máy bay bị mất 323 bị hỏng<ref>"Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg" Band 2</ref><br>753 tanks <ref>"Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg" Band 2</ref><br>'''Italy''':<br>1,247 chết hoặc mất tích,<br>2,631 bị thương,<br>2,151 chết bệnh<sup>1</sup>
| notes = <sup>1 </sup> Quân Italy tham chiến tại vùng núi [[Alps thuộc Pháp]], nơi mà nhiệt độ thường xuyên ở mức dưới 0 ngay cả trong mùa hè.
}}
{{Mattranphiatay}}
{{FixBunching|end}}
 
 
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], '''Trận chiến nước Pháp''', hay còn được gọi là '''sự sụp đổ của nước Pháp''', là cuộc xâm chiếm của nước Đức vào [[Pháp]] và [[vùng đất thấp]], bắt đầu ngày 10 tháng 5 năm 1940, kết thúc cuộc [[Cuộc chiến Cuội|Chiến tranh kì quặc]]. Cuộc chiến bao gồm hai diễn biến chính. Đầu tiên là chiến dịch ''Fall Gelb'' (Kế họach màu vàng), các đơn vị thiết giáp Đức băng qua dãy [[Ardennes]], chia cắt và bao vây các đơn vị [[Khối Đồng Minh thời Đệ nhị thế chiến|Đồng Minh]] đóng quân tại [[Bỉ]]. Tuy nhiên đoàn quân viễn chinh Anh (BEF) và nhiều lính Pháp đã trốn thoát từ [[Trận Dunkirk|Dunkirk]] trong [[chiến dịch Dynamo]]. Trong giai đoạn hai, chiến dịch ''Fall Rot'' (kế hoạch đỏ), diễn ra từ ngày 5 tháng 6, quân Đức đánh bạt sườn [[phòng tuyến Maginot]] nhằm tấn công vùng lãnh thổ rộng lớn hơn của nước Pháp. [[Italy]] khai chiến với Pháp ngày 10 tháng 6. Chính phủ Pháp tháo chạy về [[Bordeaux]], và [[Paris]] bị chiếm đóng ngày 14 tháng 6. Ngày 17 tháng 6, Pétain chính thức tuyên bố Pháp đề nghị đình chiến. Ngày 22 tháng 6, hiệp định đình chiến giữa Pháp và Đức được kí kết, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25 tháng 6. Chiến dịch này là một trong những thắng lợi ngoạn mục nhất của [[Phe Trục]].<ref>{{citation |last=Keegan |first=John |title=The Second World War |place=Glenfield, Auckland 10, New Zealand |publisher=Hutchinson |year=1989}}.</ref>
 
Pháp bị chia cắt thành vùng chiếm đóng của Đức ở miền bắc và miền tây, một vùng chiếm đóng nhỏ của Ý ở phía đông nam và khu vực chính phủ bù nhìn ở phía nam, [[chính phủ Vichy ]]. Miền nam nước Pháp bị chiếm đóng ngày 10 tháng 11 năm 1942 và nước Pháp nằm dưới sự chiếm đóng của Đức cho đến sau [[Trận Normandie|cuộc đổ bộ Normandie]] năm 1944; vùng đất thấp được giải phóng trong các năm 1944 và 1945.
{{TOClimit|limit=2}}
==Bối cảnh==
Sau [[Cuộc tấn công Ba Lan (1939)|chiến dịch Ba Lan]] tháng 9 năm 1939 mở màn [[chiến tranh thế giới thứ hai]], một thời kì tạm lắng gọi là cuộc [[Cuộc chiến Cuội|Chiến tranh kì quặc]] ("chiến tranh ngồi"-"Sitzkrieg" hay "chiến tranh buồn cười"-"Drôle de guerre") đã diễn ra giữa hai phe tham chiến. [[Adolf Hitler|Hitler]] hy vọng rằng Pháp và Anh sẽ chấp nhận sự xâm chiếm của mình và nhanh chóng đàm phán hoà bình. Điều đó là cần thiết cho ông ta vì dự trữ nguyên liệu thô của nước Đức — và cả ngoại tệ để mua chúng — đang còn hạn chế.{{Fact|date=April 2009}} Hiện tại Đức đang phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ [[Liên Xô]], một tình trạng mà Hitler cảm thấy khó chịu vì những lí do về mặt tư tưởng.{{Fact|date=April 2009}} Ngày 6 tháng 10 ông ta gửi một lời kêu gọi hoà bình đến cả hai cường quốc phía tây. Trước cả khi đối phương có thời gian để trả lời, ngày 9 tháng 10 ông ta đã vạch ra một phương hướng quân sự trong trường hợp bị cự tuyệt: bản ''tuyên bố Führer số 6'', hay "chỉ thị Führer số 6".{{Fact|date=April 2009}}
 
==Chiến lược của Đức==
Hitler luôn mơ tưởng về các chiến dịch quân sự lớn nhằm đánh bại các quốc gia Tây Âu như một bước chuẩn bị cho công cuộc xâm chiếm những vùng đất ở phía Đông, như vậy sẽ tránh được một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận, trước cả khi có sự ra đời của chỉ thị Führer số 6.<ref name="Frieser 2005, p. 61">Frieser 2005, p. 61.</ref> Kế hoạch này dựa trên cơ sở vững chắc về biểu hiện ngày càng rõ ràng rằng sức mạnh quân sự của Đức vẫn cần phải được tiếp tục xây dựng trong nhiều năm nữa và hiện tại mục tiêu tối đa có thể nhắm đến là cải tiến sức mạnh quân sự Đức để phục vụ cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn và lâu dài ở phía Tây.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 32</ref> Hitler chỉ thị cuộc xâm chiếm vùng đất thấp ([[Hà Lan]], [[Bỉ]] và [[Luxembourg]]) phải được tiến hành trong thời hạn ngắn nhất có thể. Việc đó sẽ ngăn chặn người Pháp chiếm cứ trước các quốc gia này rồi từ đó có thể đe doạ [[vùng Ruhr]], khu vực có tính quan trọng sống còn của Đức.{{Fact|date=April 2009}} Đồng thời nó còn đem lại các căn cứ quân sự phục vụ cho một chiến dịch lâu dài trên biển và trên không chống lại [[Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland|nước Anh]]. Chỉ thị Führer không đề cập đến một cuộc tấn công kế tiếp ngay sau đó nhằm chinh phục toàn bộ nước Pháp, dù rằng rất có khả năng các vùng biên giới ở bắc Pháp sẽ bị chiếm đóng.<ref name="Frieser 2005, p. 61">Frieser 2005, p. 61.</ref>
 
Trong khi đang soạn thảo chỉ thị, Hitler cho rằng một cuộc tấn công có thể được tiến hành trong vòng nhiều nhất là vài tuần lễ, nhưng thực ra ngày ra chỉ thị ông ta đã tỉnh ngộ về ảo tưởng này. Thực tế ông ta đã được báo cáo sai lệch về thực trạng sức mạnh của Đức.{{Fact|date=April 2009}} Những đơn vị mô tô cần phải được chỉnh trang lại trong vòng ba tháng nhằm khắc phục những tổn thất trong chiến dịch Ba Lan; những kho đạn dược đang bị cạn kiệt trầm trọng.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 25</ref>
 
===Kế hoạch Halder===
====Lặp lại kế hoạch Schlieffen?====
Ngày 10 tháng 10 năm 1939, người Anh từ chối lời đề nghị hoà bình của Hitler; ngày 12 tháng 10 người Pháp cũng tuyên bố tương tự. Ngày 19 tháng 10, [[Franz Halder]], tổng tham mưu trưởng Bộ tư lệnh tối cao Đức (OKH) đã trình bày bản kế hoạch đầu tiên của chiến dịch ''Fall Gelb'' ("Kế hoạch màu vàng"), mật danh của kế hoạch tấn công Vùng đất thấp : the ''Bản hướng dẫn triển khai số 1, Fall Gelb'', hay "Bản Chỉ dẫn Triển khai số 1, kế hoạch màu vàng". Kế hoạch của Halder thường được so sánh với [[kế hoạch Schlieffen]], được người Đức triển khai năm 1914 trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]].{{Fact|date=April 2009}} Điểm tương tự giữa hai kế hoạch này là đòi hỏi một cuộc đột phá qua trung tâm nước Bỉ, nhưng trong khi mục đích của kế hoạch Schlieffen là đạt đến một thắng lợi quyết định bằng cách bất ngờ tiến hành một cuộc bao vây khổng lồ quân đội Pháp, ''Bản hướng dẫn triển khai số 1'' dựa trên cơ sở một cuộc tấn công trực diện thiếu sáng tạo, dự kiến hi sinh nửa triệu lính Đức để đạt mục tiêu hạn chế là đẩy quân Đồng minh lui về [[sông Somme]]. Sau đó sức mạnh của quân Đức sẽ cạn kiệt trong năm 1940; chỉ đến năm 1942 mới có thể bắt đầu cuộc tấn công chính vào nước Pháp.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 67</ref>
 
====Phản ứng của Hitler====
Hitler rất thất vọng về kế hoạch của Halder. Ông ta hình dung cuộc xâm chiếm Vùng đất thấp sẽ nhanh chóng và ít tốn kém, nhưng theo kế hoạch này thì nó lại lâu dài và khó khăn. Người ta cho rằng Halder, vào lúc này đang chống đối lại Hitler và bắt đầu giấu một khẩu súng lục trong người để ám sát Hitler khi cần thiết, đã đề ra kế hoạch bi quan nhất có thể có nhằm làm Hitler tiêu tan hi vọng vào một cuộc tấn công toàn diện.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 75</ref> Hitler phản ứng lại bằng hai cách. Ông ta quyết định rằng quân Đức phải tấn công sớm hơn, bất kể đã sẵn sàng hay chưa, với hi vọng rằng việc quân Liên minh không chuẩn bị trước sẽ có thể đem lại chiến thắng dễ dàng và ấn định vào ngày 12 tháng 11 năm 1939.{{Fact|date=April 2009}} Chỉ thị này mở đầu một chuỗi vô tận những sự trì hoãn về thời gian khi các tướng lĩnh cố gắng thuyết phục Hitler rằng cuộc tấn công cần phải được gia hạn thêm vài ngày hay vài tuần nhằm sửa chữa một vài khuyết điểm nghiêm trọng trong khâu chuẩn bị, hay cần đợi điều kiện thời tiết tốt hơn. Thứ hai, vì kế hoạch này không thoả mãn yêu cầu của Hitler, ông ta đã cố gắng sửa đổi nó mà không có sự am hiểu tường tận về quân sự. Điều này dẫn đến một kế hoạch làm phân tán quân đội, khi mà ngoài hướng tấn công chính là ở trung tâm nước Bỉ, còn có cuộc tấn công thứ hai dự kiến sẽ diễn ra ở xa hơn về phía nam. Ngày 29 tháng 10, Halder đưa ra một kế hoạch hành động thứ hai, ''Bản hướng dẫn triển khai số 2, Fall Gelb'', có thay đổi về việc chú trọng một cuộc tấn công thứ hai theo hướng [[Liège]]-[[Namur]].{{Fact|date=April 2009}}
 
====Đánh giá của tướng lĩnh Đức====
Hitler không phải là người duy nhất phản đối kế hoạch Halder. Tướng [[Gerd von Rundstedt]], chỉ huy tập đoàn quân A, cũng không đồng ý với nó. Tuy nhiên không giống Hitler , von Rundstedt, một người lính lão luyện, hiểu được tường tận cách sửa đổi kế hoạch thế nào cho hợp lí. Thiếu sót chủ yếu của nó là không thích hợp với những nguyên tắc kinh điển của ''Bewegungskrieg'', "[[chiến tranh cơ động]]", đã trở thành nền tảng của chiến thuật quân sự Đức từ thế kỷ 19. Cần phải tiến hành một mũi tiến công chọc thủng phòng tuyến tạo điều kiện bao vây tiêu diệt các lực lượng chính của Đồng minh. Địa điểm thích hợp để tiến hành kế hoạch này là tuyến [[Sedan]], được giao cho tập đoàn quân A của von Rundstedt. Ngày 21 tháng 10, von Rundstedt tán thành với trung tướng tham mưu trưởng [[Erich von Manstein]] là cần phải soạn thảo một kế hoạch thay thế tương ứng theo những ý tưởng cơ bản đó, cần tạo cho tập đoàn quân A của ông có được sức mạnh lớn nhất có thể từ các lực lượng điều tới từ tập đoàn quân B ở phía bắc.{{Fact|date=April 2009}}
 
===Kế hoạch Manstein===
{{see|Kế hoạch Manstein}}
[[Image:1939-1940-battle of france-plan-evolution.jpg|thumb|right|350px|Diễn biến thực hiện ''Kế hoạch màu vàng'' của Đức. Chùm ảnh xem từ góc trên bên phải.]]
 
Trong khi von Manstein đang xây dựng kế hoạch mới ở [[Koblenz]], cùng lúc ấy trung tướng [[Heinz Guderian]], chỉ huy quân đoàn số 19, chuyên gia về lực lượng thiết giáp của Đức, đang ngụ tại khách sạn gần đó .<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 79</ref> Von Manstein cho rằng nên bàn bạc với Guderian về kế hoạch, vị tướng xe tăng này có thể đóng một vai trò nào đó cùng với quân đoàn của mình, và sau đó dẫn đến một sự thay đổi có tính quyết định về việc điều quân đoàn 19 từ tập đoàn quân B sang cho tập đoàn quân A theo yêu cầu của von Rundstedt.{{Fact|date=April 2009}}
Tại thời điểm này [[Kế hoạch Manstein]] bao gồm một sự di chuyển từ Sedan lên phía bắc, ngay phía sau lực lượng chủ chốt của quân Đồng minh, nhằm tấn công trực tiếp sau lưng đối phương trong trận chiến toàn diện. Khi Guderian được mời đến tham gia thảo luận một cách không chính thức, ông ta đã đề xuất một ý kiến mới có tính tiến bộ hơn.{{Fact|date=April 2009}} Không chỉ có quân đoàn của ông mà toàn bộ lực lượng thiết giáp cần phải tập trung ở Sedan. Lực lượng này sau đó sẽ không di chuyển về phía bắc mà là phía tây, nhằm thực hiện một cuộc tấn công thọc sâu, nhanh, có tính độc lập chiến lược về phía [[Biển Manche]] mà không cần đợi những sư đoàn bộ binh chủ lực. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ về mặt chiến lược của đối phương, tránh được con số thương vong cao do một cuộc "chiến tranh tiêu diệt" thông thường gây ra. Chiến lược sử dụng lực lượng thiết giáp độc lập một cách mạo hiểm này đã được thảo luận rộng rãi ở Đức trước chiến tranh nhưng chưa hề được đón nhận như một học thuyết quân sự chính thức; số đông các sĩ quan phục vụ trong bộ binh có thế lực đã gây ảnh hưởng cản trở việc sử dụng nó.{{Fact|date=April 2009}} Von Manstein đã phải chấp nhận chiến lược đó trong hoàn cảnh đặc biệt này; vì dù sao đó cũng là điều cần thiết. Điều khiến ông không vừa lòng là việc này tạo ra một khoảng hở sườn rộng hơn 300 km, tạo điều kiện cho quân Pháp có thể phản công. Guderian đoan chắc với ông rằng việc này có thể tránh được bằng cách mở đồng thời các cuộc tấn công phá rối xuống phía nam bằng các đơn vị thiết giáp nhỏ. Có thể ý kiến này bắt nguồn từ những quan niệm nền tảng trong bản "chỉ thị Führer số 6".{{Fact|date=April 2009}}
 
Von Manstein viết bản báo cáo đại cương đầu tiên về kế hoạch vào ngày 31 tháng 10. Trong đó ông đã cẩn thận không nhắc đến cái tên Guderian và hạ thấp phần về chiến lược thiết giáp nhằm tránh những phản ứng không cần thiết.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 87</ref> Sáu bản báo cáo nữa sau đó, từ ngày 6 tháng 11 năm 1939 đến ngày 12 tháng 1 năm 1940, từ từ được xây dựng hoàn thiện hơn về tổng thể. Tất cả đều bị OKH bác bỏ và không nội dung nào trong đó đến được với Hitler.{{Fact|date=April 2009}}
 
Trong mùa đông 1939-1940, tổng lãnh sự Bỉ tại [[Cologne]] đã bắt đầu đoán biết được tiển triển kế hoạch mà Von Manstein đang xây dựng. Họ suy ra, dựa vào các tin tình báo, rằng quân đội Đức đang tập trung dọc theo biên giới Bỉ và Luxembourg. Người Bỉ tin chắc rằng quân Đức sẽ đột phá qua dãy Ardennes và hướng đến eo biển Manche không ngoài mục đích cắt đôi chiến tuyến quân Đồng minh tại Bỉ và đông bắc Pháp. Nhưng những lời cảnh báo đã không được người Pháp lưu tâm để ý tới.<ref>Bond 1990, p. 36</ref>
 
===Kế hoạch sửa đổi===
Ngày 10 tháng 1 năm 1940, một máy bay [[Messerschmitt Bf 108]] của Đức bắt buộc phải hạ cánh tại [[Maasmechelen]], phía bắc [[Maastricht]] thuộc Bỉ ("[[sự cố Mechelen]]"). Trong phi hành đoàn của chiếc máy bay có một thiếu tá không quân Đức, Hellmuth Reinberger, người có mang theo bản sao của ''Bản hướng dẫn triển khai số 2''. Reinberger đã không kịp huỷ các tài liệu, và chúng đã nhanh chóng rơi vào tay các nhân viên tình báo Bỉ.<ref>Evans, Martin Marix, The Fall of France: Act with Daring, p. 10. Osprey Publishing, 2000</ref> Sự cố này thường được cho là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi toàn diện kế hoạch của Đức, nhưng thực tế đã có sự thay đổi kế hoạch mới từ ngày 30 tháng 1, ''Bản hướng dẫn triển khai số 3, Fall Gelb'', đã được chỉnh sửa căn bản từ những phiên bản trước.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 76</ref> Ngày 27 tháng 1, von Manstein bị thuyên chuyển từ chức vụ tham mưu trưởng tập đoàn quân A sang làm chỉ huy một quân đoàn ở Phổ, bắt đầu nhiệm vụ mới ở [[Stettin]] ngày 9 tháng 2. Sự thuyên chuyển này là do tác động của Halder nhằm thủ tiêu ảnh hưởng của von Manstein. Ban tham mưu của Von Manstein bất bình đã phản ánh gây được sự chú ý của Hitler, ông ta bắt đầu biết được thông tin về kế hoạch Manstein vào ngày 2 tháng 2. Von Manstein được mời đến trình bày riêng đề xuất kế hoạch của mình với quốc trưởng tại [[Berlin]] ngày 17 tháng 2. Hitler đã rất có ấn tượng, và hôm sau đã ra lệnh sửa đổi kế hoạch cho phù hợp với ý kiến của Manstein.<ref>Bond 1990, pp. 43-44.</ref> Những ý kiến đó hấp dẫn được Hitler chủ yếu bởi vì chúng đem lại những khả năng thực tế về một chiến thắng ít tốn kém.{{Fact|date=April 2009}}
 
Người phải thực hiện việc sửa đổi lại là Franz Halder — von Manstein không còn đóng vai trò gì hơn nữa trong việc này. Halder tán thành việc chuyển mục tiêu trọng tâm xuống phía nam.{{Fact|date=April 2009}} Kế hoạch Von Manstein đề xuất một mũi tấn công chính (từ một vị trí phòng ngự quan sát) qua vùng [[Ardennes]] rừng núi rậm rạp rậm và với mạnh lưới đường xá thô sơ, không phù hợp cho chiến dịch. Bởi vậy đó là một yếu tố bất ngờ trong thực tế. Điều cốt yếu là phản ứng của Đồng minh nhằm đối phó với kế hoạch ban đầu, đó là những đội quân chủ yếu của Anh và Pháp được đưa đến phía bắc để cứu nước Bỉ. Để đối phó với khả năng này, tập đoàn quân B của Đức phải thực hiện một cuộc tấn công phụ vào Bỉ và Hà Lan, tạo ấn tượng về mục tiêu chính của Đức, nhằm kéo các lực lượng đồng minh về phía đông tiến tới bao vây và giam chân chúng ở đó. Để hoàn thành nhiệm vụ này, 3 trong số 10 sư đoàn thiết giáp đã sẵn sàng vẫn được phân cho tập đoàn quân B.{{Fact|date=April 2009}}
 
Tuy nhiên, Halder không có ý định đi chệch ra khỏi học thuyết quân sự truyền thống với việc cho phép thực hiện cuộc đột nhập chiến lược độc lập với 7 sư đoàn thiết giáp của tập đoàn quân A.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 88</ref> Gần như xúc phạm Guderian, yếu tố này đầu tiên bị bác bỏ hoàn toàn trong kế hoạch mới, ''Bản hướng dẫn triển khai số 4, Fall Gelb'', được công bố ngày 24 tháng 2.{{Fact|date=April 2009}} Cuộc vượt sông [[Meuse]] tại Sedan phải được thực hiện bởi các sư đoàn bộ binh vào ngày thứ tám của chiến dịch. Chỉ sau nhiều cuộc thảo luận bản kế hoạch mới chuyển sang cho phép những trung đoàn bộ binh cơ giới của các sư đoàn thiết giáp thiết lập các đầu cầu vào ngày thứ tư, sớm hơn 4 ngày. Cả đến lúc này cuộc đột phá tiến về [[biển Manche]] cũng chỉ được bắt đầu vào ngày thứ chín, sau 5 ngày trì hoãn để cho một lực lượng đầy đủ các sư đoàn bộ binh được xây dựng nhằm liên kết với các đơn vị thiết giáp thành một khối thống nhất.{{Fact|date=April 2009}}
 
Ngay cả khi đã được sửa đổi theo các nguyên tắc truyền thống, chiến lược mới vẫn gây ra một làn sóng phản đối từ phần đông các tướng lĩnh Đức.{{Fact|date=April 2009}} Họ nghĩ rằng nó hoàn toàn vô trách nhiệm khi tập trung một lực lượng mạnh tại tại một vị trí không thể được tiếp tế đầy đủ, khi mà tuyến đường tiếp tế không phù hợp có thể dễ dàng bị người Pháp cắt đứt. Nếu phe Đồng minh không phản ứng như mong đợi thì cuộc tấn công của Đức sẽ trở thành một thảm hoạ.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 113</ref> Nhưng rồi sự phản đối này đã nhanh chóng bị bác bỏ. Halder lập luận rằng, dù sao vị trí chiến lược của Đức cũng xem ra vô vọng, thà hành động để nắm lấy một cơ may nhỏ bé về một chiến thắng quyết định cũng còn hơn ngồi yên chắc chắn chịu thất bại.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 116</ref> Tài liệu còn ngụ ý rằng rất có khả năng quân Đồng minh sẽ rút về phía nam. Halder nhấn mạnh rằng nếu điều đó xảy ra, chiến thắng của Đức sẽ càng ít tốn kém hơn, đồng thời là sẽ một đòn nặng giáng vào danh tiếng của phe [[Hiệp ước]] (như người ta vẫn gọi liên minh Anh-Pháp đến năm 1940) khi họ bỏ rơi các quốc gia vùng đất thấp. Hơn nữa như vậy sức mạnh tấn công của Đức sẽ không bị sứt mẻ gì, dẫn đến khả năng thực tế để tiến hành ngay sau đó chiến dịch ''Fall Rot'', cuộc tấn công chính vào nước Pháp. Tuy nhiên, mục đích quyết định này cần phải đợi cho đến khi hoàn thành thắng lợi chiến dịch ''Fall Gelb''. Trong thực tế Đức chỉ lên kế hoạch tỉ mỉ cho chiến dịch trong vòng 9 ngày đầu tiên; chứ hoàn toàn không có thời gian biểu cụ thể cho cuộc tiến quân ra eo biển. Phần còn lại sẽ được bàn bạc và quyết định bởi các tướng lĩnh trên chiến trường. Sự linh động này đã có hiệu quả rất lớn theo dòng diễn biến các sự kiện trong thực tế.{{Fact|date=April 2009}}
 
Tháng 4 năm 1940, vì những lý do chiến lược, Đức tiến hành [[chiến dịch diễn tập]] tấn công các nước trung lập [[Đan Mạch]] và [[Na Uy]]. Anh, Pháp và chính phủ Ba Lan tự do phản ứng lại bằng cách mở [[chiến dịch Na Uy của Đồng minh|chiến dịch Na Uy]] giúp đỡ Na Uy.
 
==Chiến lược của Đồng minh==
Tháng 9 năm 1939, Bỉ và Hà Lan vẫn là những nước trung lập. Họ cố gắng đứng ngoài cuộc chiến càng lâu càng tốt bằng cách dựa vào chính sách trung lập tuyệt đối. Dù có tiến hành thương lượng bí mật với phe Liên minh cho một sự hợp tác trong tương lai phòng khi người Đức xâm chiếm lãnh thổ của mình, họ vẫn không công khai chuẩn bị cho cuộc chiến. Tônge tư lệnh tối cao quân đội Pháp, [[Maurice Gamelin]], trong tháng đó có đề nghị quân Đồng minh nên tận dụng cơ hội Đức đang vướng chân ở Ba Lan mà tiến vào chiếm giữ vùng đất thấp trước. Tuy nhiên đề nghị này không được chính phủ Pháp hưởng ứng.{{Fact|date=April 2009}}
 
Tháng 9 năm 1939, với động thái [[cuộc tấn công Saar|tấn công Saar]] - chỉ được tiến hành một cách hình thức để theo đúng những cam kết trước chiến tranh với Ba Lan về việc mở một cuộc tấn công cứu viện ở phía tây - quân Pháp đã tiến sâu 5 km vào [[Saarland|Saar]] trước khi rút lui trong tháng 10. Trong thời điểm này, Pháp đã điều động 98 [[sư đoàn]] (hầu hết 28 trong số đó là quân dự trữ hay phòng thủ pháo đài) và 2,500 xe tăng để đối lại quan Đức bao gồm 43 sư đoàn(32 trong đó là sư đoàn dự bị) và không có xe tăng. Theo quyết định của [[Wilhelm Keitel]], sau này là trưởng Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Đức (OKW), quân đội Pháp đã có thể dễ dàng thâm nhập vào phòng tuyến của các lực lượng Đức hiện thời.<ref>Nuremberg Process, Vol. 10, p. 583.</ref>
 
Sau tháng 10, đã có quyết định sẽ không mở màn cuộc chiến trong năm 1940, cho dù nhiều bộ phận quan trọng của quân đội Pháp từ những năm 1930 đã được chuẩn bị nhằm tiến hành một cuộc tấn công. Đồng minh tin tưởng rằng cả khi không có [[chiến tranh Xô-Đức|mặt trận phía đông]] chính phủ Đức cũng sẽ bị mất ổn định bởi một cuộc phong toả như đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trường hợp chế độ Quốc xã không sụp đổ, khả năng này rất có thể xảy ra,<ref>Talbot Charles Imlay, "A reassessment of Anglo-French strategy during the Phony War, 1939-1940", ''The English Historical Review'' 2004 119(481):333-372''</ref> trong năm 1940 một chương trình hiện đại hoá và mở rộng quy mô lớn cho các lực lượng Đồng Minh sẽ được thực hiện, khai thác các lợi thế hiện tại vốn hơn hẳn Đức vào sản xuất quân sự nhằm xây dựng lực lượng cơ giới áp đảo, với khoảng 2 tá sư đoàn thiết giáp, rồi sẽ tiến hành một cuộc tấn công quyết định vào nước Đức trong mùa hè năm 1941. Nếu các quốc gia Vùng đất thấp cho đến lúc đó vẫn không tham gia với Đồng minh, các nước Hiệp ước cần xác định rõ ràng khả năng vi phạm thái độ trung lập của họ nếu cần thiết.{{Fact|date=April 2009}}
 
Rõ ràng là Đức có thể tấn công trước, và một chiến lược phải được chuẩn bị cho tình huống đó. Cả Pháp lẫn Anh đều không lường trước được thất bại nhanh chóng của Ba Lan, và chiến thắng chóng vánh của Đức đã làm họ hoang mang. Hầu hết tướng lĩnh Pháp đều tán thành đường lối thận trọng. Họ nghĩ rằng thật không khôn ngoan khi cho rằng có thể đoán chính xác được mục đích của Đức. Một lực lượng lớn cần được bố trí làm dự bị tại khu vực trung tâm, phía bắc Paris, để chuẩn bị cho bất kì sự cố bất ngờ nào có thể xảy ra. Nếu thực sự người Đức tiến hành một cuộc hành quân qua vùng Flanders, họ sẽ bị sa lầy ở miền bắc nước Pháp, khi mà bộ binh đã kiệt sức và cạn kiệt nguồn tiếp tế. Nếu họ cố gắng tấn công mặt trận trung tâm của Đồng minh, những lực lượng dự bị này sẽ được bố trí hợp lí để ngăn chặn. Nếu Đức tiến quân qua [[Thuỵ Sĩ]], một lực lượng lớn quân dự bị sẽ sẵn sàng để giáng một đòn bất ngờ.{{Fact|date=April 2009}}
 
 
===Kế hoạch Dyle===
{{see|Kế hoạch Dyle}}
Gamelin đã bác bỏ lối suy nghĩ này với nhiều lí do khác nhau. Trước tiên là về mặt chính trị, không hể có việc bỏ mặc các nước Vùng đất thấp với số phận của họ, cho dù đó có thể là một quan điểm hành động khôn ngoan, và chắc chắn là chính phủ Anh nhất quyết đòi bờ biển Flanders phải nằm dưới sự kiểm soát của Đồng minh. Thứ hai là cuộc tấn công năm 1941 không có thể quyết định cuộc chiến nếu phải bắt đầu từ bắc Pháp chống lại các lực lượng Đức cố thủ ở trung tâm nước Bỉ. Cuộc tấn công của Đức cần phải bị chặn lại xa nhất có thể về phía đông. Cuối cùng và cũng là lí do thuyết phục nhất đối với ông ta là Gamelin không tin rằng quân đội Pháp có khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến linh hoạt với quân đội Đức.<ref>Bond 1990, p. 28.</ref> Các sư đoàn bộ binh Pháp vẫn chưa được cơ giới hoá cẩn thận. Những sự kiện ở Ba Lan đã củng cố quan điểm của ông. Cần phải tránh đương đầu bằng mọi giá, và Gamelin dự định điều những đơn vị tinh nhuệ nhất của Pháp theo đoàn quân viễn chinh Anh lên phía bắc chặn quân Đức tại [[tuyến KW]], tuyến phòng ngự dọc theo sông [[Dyle]], phía đông nước [[Bỉ]], trên một mặt trận liên kết chặt chẽ sít sao quân đọi Anh, Bỉ và Pháp. Như vậy là kế hoạch này dự đoán Đức đã trù tính tập trung lực lượng của họ tại nơi có thể đáp ứng tiếp tế đầy đủ nhất nhờ hệ thống đường xá tốt ở phía bắc nước Bỉ.
Tuy nhiên Gamelin không có ảnh hưởng cá nhân trong việc tiến hành ý định của mình. Bước đầu tiên ông ta đề xuất đặt tên "[[Escaut]]" cho kế hoạch D (mật danh của cuộc tiến quân vào Vùng đất thấp) theo tên con sông ở Flanders. Bảo vệ bãi biển Flanders dường như là mục tiêu duy nhất của kế hoạch; mặt khác nó tạo ra một khúc lồi rất lớn, cho thấy rằng sẽ có ý nghĩa hơn khi phòng thủ dọc theo phòng tuyến Dyle ngắn hơn, phù hợp với nội dung đề xuất tiếp theo của Gamelin vào tháng 11, sau khi ông ta tin chắc rằng người Bỉ sẽ có đủ khả năng ngăn cản quân Đức. Nhưng điều này là quá rõ ràng. "[[Kế hoạch Dyle]]" thứ hai của ông vấp phải chống đối gay gắt, không phát triển được gì thêm cho đến khi sự cố Mechelen ngày 10 tháng 1 năm 1940 khẳng định rằng kế hoạch của Đức phù hợp với những gì Gamelin mong đợi. Ngoài ra, tướng [[John Vereker, 6th Viscount Gort|Lord Gort]], tư lệnh đội quân viễn chinh Anh, bắt đầu tin rằng bất cứ cuộc tiến công nào của Đức cũng sẽ không giống những gì ông ta đã dự đoán ban đầu. Nguyên nhân chính của sự phản đối là kế hoạch này quá mạo hiểm. Các lực lượng Đồng minh cần phải hoàn thành cuộc tiến quân và tổ chức phòng thủ trước khi người Đức đến được phòng tuyến Dyle, như vậy xem ra chỉ có vừa đủ thời gian. Khi cố thủ họ sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với bất ngờ chiến lược của Đức, cũng do nguồn tiếp tế nhiên liệu của họ cần phải được bổ sung. Vấn đề tiếp theo là phòng tuyến này rất dễ bị tổn thương do sức mạnh chủ lực của Đức, là lực lượng lớn máy bay ném bom chiến thuật. Dường như không có gì ngăn cản chúng phá vỡ phòng tuyến bằng một trận oanh kích ồ ạt, buộc quân Pháp phải lao vào một trận chiến trực diện sau đó.
 
Gamelin đã thành công trong việc chống lại những luận cứ này bằng cách giả định có vẻ hợp lý rằng dường như Đức sẽ cố gắng tập trung lực lượng cơ giới để nỗ lực tiến hành đột phá. Họ khó có thể hy vọng sẽ phá vỡ [[phòng tuyến Maginot]] ở sườn phải hoặc chiến thắng được các lực lượng Đồng Minh tập trung bên sườn trái. Chỉ còn lại khu trung tâm, nhưng hầu hết khu vực này đã được che chở bởi [[sông Meuse]]. Xe tăng sẽ không thể đánh bại được các vị trí kiên cố bên bờ sông. Tuy nhiên, tại [[Namur]] con sông lại đột ngột rẽ về phía đông, tạo thành một lỗ hổng giã nó và sông Dyle. Đó là khe hở Gembloux, là địa điểm lý tưởng cho chiến tranh cơ giới, là một điểm xung yếu hết sức nguy hiểm. Gamelin quyết định tập trung một nửa lực lượng thiết giáp dự trữ tại đây. Với giả thuyết cho rằng thời điểm quyết định của chiến dịch sẽ diễn ra dưới hình thức của một trận chiến xe tăng khổng lồ, ông ta bỏ qua vấn đề về lực lượng máy bay ném bom chiến thuật của Đức bởi những cuộc không kích được cho là có ít hiệu quả đối với các đơn vị thiết giáp di động, những chiếc xe tăng sẽ rất khó bị đánh trúng. Tất nhiên người Đức có thể cố gắng vượt sông Meuse bằng [[bộ binh]], nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được với lực lượng lớn [[pháo binh]] hỗ trợ, và sự tập hợp từ từ các lực lượng đó sẽ cho Gamelin có được cảnh báo sớm để ông ta có thể củng cố phòng tuyến Meuse.
 
Trong những tháng đầu năm 1940 quy mô và tính sẵn sàng của quân đội Pháp tiến triển đều đặn, và Gamelin bắt đầu cảm thấy đủ tự tin để đề xuất một chiến lược hơi nhiều tham vọng hơn. Ông ta không có ý định tấn công trực diện vào khu vực được củng cố vững chắc của Đức, phòng tuyến ''Bức tường Tây'' ([[tuyến phòng thủ Siegfried|tuyến Siegfried]]), trong năm 1941, thay vào đó là kế hoạch đánh bọc sườn từ phía bắc, jmà 4 năm sau đó [[Bernard Montgomery]] đã dự định tiến hành trong [[chiến dịch Market Garden]]. Để đạt được mục đích này, thích hợp nhất là có một bàn đạp trên bờ bắc sông Rhine, cho nên ông ta đã thay đổi mục đích của kế hoạch là quân đội Pháp cần phải duy trì mối liên hệ từ phía bắc [[Antwerp]] với chiến khu "pháo đài Hà Lan". Ông giao nhiệm vụ này cho lực lượng dự bị chiến lược duy nhất của mình, [[tập đoàn quân số 7 (Pháp)|tập đoàn quân số 7]]. Lúc này lực lượng dự bị duy nhất này bao gồm toàn các sư đoàn riêng lẻ. Lại có thêm nhiều phản đối về "kế hoạch Dyle-[[Breda]]" này từ bên trong quân đội Pháp, nhưng Gamelin được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía chính phủ Anh, vì [[Hà Lan]] rất thích hợp làm một căn cứ lý tưởng để người Đức mở một chiến dịch bằng không quân vào Anh quốc.
 
==Lực lượng và bố trí==
{{see|Tổ chức quân đội các bên trong Trận chiến nước Pháp}}
[[Image:1940-Fall Gelb.jpg|thumb|right|350px|Bố trí lực lượng và chiến dịch năm 1940 tại Pháp và Vùng đất thấp.]]
===Đức===
Đức đã huy động 3 triệu người vào cuộc chiến này. Do từ năm 1919 [[chế độ cưỡng bức tòng quân]] không được thực hiện theo [[hòa ước Versailles]], một điều khoản mà chính phủ Đức đã bác bỏ ngay từ năm 1935, vào tháng 5 năm 1940 chỉ có 79 trong tổng số 157 sư đoàn được tung ra đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự; tuy nhiên vẫn có 14 sư đoàn khác được huy động thẳng vào cuộc chiến, chủ yếu thuộc Cụm tập đoàn quân C đối diện với quân Hà Lan. Bên cạnh 93 sư đoàn ngoài mặt trận (trong đó có 10 sư đoàn thiết giáp, 6 cơ giới) còn có 39 sư đoàn dự trữ của OKH tại mặt trận phía Tây, khoảng 1 phần 3 trong số đó đã không cần phải huy động tới. Khoảng 1 phần 4 lực lượng tham chiến là cựu binh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng trên 40 tuổi.
 
Trong tháng 5 và tháng 6 quân Đức đã triển khai khoảng 2,700 [[xe tăng]] và [[pháo tự hành]] tính cả lực lượng dự bị; khoảng 7,500 khẩu pháo đã sẵn sàng với kho đạn dược dự trữ đủ cung cấp cho 6 tuần lễ tấn công. ''Luftwaffe'' chia lực lượng của mình làm 2 phần. 1,815 máy bay chiến đấu, 487 máy bay vận tải và 50 tàu lượn được huy động cho Cụm tập đoàn quân B, 3,286 máy bay chiến đấu khác đựoc giao cho Cụm tập đoàn quân A và C.<ref>E.R Hooton 2007 p. 47</ref>
 
Quân đội Đức chia làm 3 đạo:
*Cụm tập đoàn quân A do Gerd von Rundstedt chỉ huy, bao gồm 45½ sư đoàn trong đó có 7 sư đoàn thiết giáp, chịu trách nhiệm quyết định, tiến hành cuộc hành quân ''"Sichelschnitt"'' — không phải tên chính thức của chiến dịch mà là từ dịch sang tiếng Đức của cụm từ được đặt ra sau này bởi [[Winston Churchill]]<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 71</ref> là "Sickle Cut" — qua tuyến phòng thủ của Đồng minh tại [[Ardennes]]. Bao gồm 3 tập đoàn quân: số 4,số 12 và số 16. Có 3 quân đoàn xe tăng [[Panzer]]: quân đoàn số 15, được giao cho tập đoàn quân số 4, 2 quân đoàn khác (quân đoàn số 41 gồm sư đoàn bộ binh cơ giới số 2 và quân đoàn số 19) được hợp nhất với quân đoàn số 14 có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới, thành một bộ phận hoạt động độc lập đặc biệt trong "Tập đoàn Panzer Kleist"(''Panzergruppe Kleist''). Điều này được thực hiện để phối hợp cho phù hợp với cuộc hành quân tiếp cận sông Meuse; một khi các đầu cầu đã được thiết lập băng qua sông, bộ chỉ huy tập đoàn Panzer sẽ bị giải tán và 3 quân đoàn của nó sẽ được chia cho tập đoàn quân số 12 và 16.
*Cụm tập đoàn quân B dưới quyền chỉ huy của [[Fedor von Bock]], bao gồm 29½ sư đoàn trong đó có 3 sư đoàn thiết giáp, có nhiệm vụ tiến qua Vùng đất thấp và dụ các đơn vị phía bắc của quân Đồng minh vào một cái túi.Bao gồm 2 tập đoàn quân số 6 và số 18.
*Cụm tập đoàn quân C, gồm 18 sư đoàn do [[Wilhelm Ritter von Leeb]] chỉ huy, có nhiệm vụ bảo vệ sườn từ phía đông, và tiến hành cuộc tấn công nhỏ vào [[phòng tuyến Maginot]] và thượng nguồn [[sông Rhine]]. Bao gồm 2 tập đoàn quân số 1 và số 7.
 
===Đồng minh===
Do tỉ lệ sinh đẻ thấp, dân số lại suy giảm trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp lâm vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong khi dân số chỉ bằng một nửa nước Đức. Bù lại, Pháp đã huy động được khoảng 1 phần 3 dân số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45, nâng tổng số lực lượn vũ trang lên trên 6 triệu người, nhiều hơn tổng số quân của ''[[Wehrmacht]]'' với 5.4 triệu. Chỉ 2.2 triệu trong số này phục vụ trong các đơn vị quân đội ở phía bắc, tổng cộng có hơn 3.3 triệu quân được của quân đội Anh, Bỉ và Hà Lan. Ngày 10 tháng 5 có 93 sư đoàn Pháp, 22 sư đoàn Bỉ, 10 sư đoàn Anh và 9 sư đoàn Hà Lan ở phía bắc, tổng cộng 134 sư đoàn. Trong đó có 6 sư đoàn thiết giáp, 24 sư đoàn cơ giới. Hơn 22 sư đoàn còn đang trong quá trình huấn luyện hoặc được tập hợp khẩn cấp trong thời gian chiến dịch (không tính các đơn vị được tái tổ chức), trong số đó 2 sư đoàn [[quân đội Ba Lan tại Pháp (1940)|Ba Lan]] và 1 sư đoàn Tiệp Khắc. Bên cạnh các sư đoàn Đồng minh còn có nhiều đơn vị bộ binh độc lập nhỏ hơn: người Hà Lan có các lữ đoàn và tiểu đoàn độc lập tương đương 8 sư đoàn; người Pháp có 29 trung đoàn bộ binh pháo đài độc lập. Trong quân đội Pháp có 18 sư đoàn là quân tình nguyện thuộc địa; 19 lấy từ "sư đoàn B", trước kia đầy đủ các đơn vị được đào tạo bài bản nhưng bây giờ phần đông đã hơn 30 tuổi và cần được tái huấn luyện sau khi được động viên. Lực lượng tinh nhuệ nhất của Đồng minh là các sư đoàn Anh, được cơ giới hoá đầy đủ và có tỉ lệ lớn là lính chuyên nghiệp; yếu kém nhất là các đội quân Hà Lan được trang bị hết sức nghèo nàn.
 
Quân đội Đồng minh huy động một lực lượng cơ bản vào khoảng 3,100 xe tăng hiện đại và pháo tự hành vào ngày 10 tháng 5; thêm 1,200 nữa được điều động vào trận chiến trong các đơn vị mới hay từ các lực lượng dự bị; ngoài ra còn có 1,500 xe tăng [[FT-17]] đã lỗi thời được tung ra mặt trận nâng tổng số lên 5,800 chiếc. Họ có khoảng 14,000 khẩu pháo. Như vậy quân Đồng minh có ưu thế về số lượng rõ rệt trên mặt đất<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 41</ref> nhưng bị yếu thế trên không: [[Không quân Pháp]] có 1,562 máy bay, và [[Bộ chỉ huy tiêm kích RAF]] huy động 680 chiếc, trong khi [[Bộ chỉ huy ném bom RAF]] có thể đóng góp trên 392 máy bay.<ref>E.R Hooton, p47</ref> Hầu hết máy bay Đồng minh là loại cũ kĩ; trong đó chỉ có máy bay [[Hawker Hurricane]] của Anh và [[Dewoitine D.520]] của Pháp là có khả năng đương đầu với [[Messerschmitt Bf 109]] của Đức trong cùng điều kiện chiến đấu.<ref> A.J.P Taylor and Air Marshal Robert Saundby, p72 </ref>
 
Vào lúc mở màn chiến dịch ''Fall Rot'', nền công nghiệp hàng không Pháp đạt được mức sản xuất đáng kể, và ước tính số máy bay dự bị vào khoảng 2,000. Tuy nhiên, sự thiếu hụt thường xuyên các bộ phận dự phòng đã làm tê liệt hạm đội không quân dự trữ này. Chỉ 29% (599) số máy bay là sẵn sàng phục vụ, trong đó có 170 máy bay ném bom.<ref>E.R Hooton</ref>
 
Quân đội Pháp ở phía bắc có 3 cụm tập đoàn quân: cụm tập đoàn quân số 2 và số 3 phòng giữ phòng tuyến Maginot Line ở phía đông; cụm tập đoàn quân số 1 do [[Gaston-Henri Billotte]] chỉ huy tập trung ở phía tây và tiến thẳng vào Vùng đất thấp. Tại bờ biển có [[tập đoàn quân số 7(Pháp)|tập đoàn quân số 7]], được tăng cường bởi 1 sư đoàn cơ giới (thiết giáp) hạng nhẹ (DLM). Tập đoàn quân số 7 dự định di chuyển đến Hà Lan qua Antwerp. Gần đó về phía nam là 9 sư đoàn [[Quân đội viễn chinh Anh(Chiến tranh thế giới thứ hai)|quân viễn chinh Anh]] (BEF), đã tới phòng tuyến Dyle và đóng quân cạnh sườn phải của quân Bỉ. [[Tập đoàn quân số 1(Pháp)|Tập đoàn quân số 1]], được 2 sư đoàn cơ giới hang nhẹ yểm trợ, với 1 sư đoàn thiết giáp dự trữ (DCR), đến phòng thủ khe hở Gembloux. Đội quân xa nhất về phía nam tham gia tiến vào Bỉ là [[tập đoàn quân số 9(Pháp)|tập đoàn quân số 9]], kiểm soát toàn bộ quân khu Meuse giữa Namur và Sedan. Tại Sedan, [[tập đoàn quân số 2(Pháp)|tập đoàn quân số 2]] trở thành "bản lề" của lực lượng di chuyển và lực lượng ở lại phòng thủ.
 
Cụm tập đoàn quân thứ nhất có sư đoàn Pháp; tổng cộng 40 sư đoàn của các nước Đồng minh khác cung cấp nâng lực lượng của họ lên ngang bằng về số lượng với quân Đức thuộc tập đoàn quân A và B. Tuy nhiên, quân tiên phong của địch chỉ phải chạm trán với 18 sư đoàn của tập đoàn quân số 9 và số 2, và như vậy có được ưu thế cục bộ rõ rệt. Để tăng cường cho khu vực bị đe doạ Gamelin có sẵn 16 sư đoàn dự trữ chiến lược trực thuộc Tổng hành dinh, trong đó có 2 sư đoàn thiết giáp. Những sư đoàn chỉ có giá trị "dự trữ" này, thực tế lại bao gồm các đội quân chất lượng cao &mdash; hầu hết đã tại ngũ trong thời bình, hơn hẳn các sư đoàn dự trữ đang còn huấn luyện dở dang của Đức. Có một điều rắc rối là, tất cả các sư đoàn động viên của Pháp được phân loại chính thức thành các "sư đoàn dự bị" A hoặc B, mặc dù hầu hết được đưa vào phục vụ thẳng tại các đơn vị ngoài mặt trận.
 
==Tháng 5: ''Kế hoạch màu vàng'', Vùng đất thấp và bắc Pháp==
===Phía bắc===
Đức mở màn ''Kế hoạc màu vàng'' vào buổi tối trước đêm 10 tháng 5. Đêm 9 tháng 5, quân Đức chiếm [[Luxembourg]].<ref>Weinberg, ''A World at Arms'' p. 122</ref> Đêm hôm đó [[Tập đoàn quân B]] bắt đầu cuộc tấn công mồi nhử vào Hà Lan và Bỉ. ''Fallschirmjäger'' (quân nhảy dù Đức) thuộc sư đoàn dù số 1 và sư đoàn bộ binh không quân số 22 dưới sự chỉ huy của tướng [[Kurt Student]] sáng hôm đó đã bất ngờ đổ bộ vào [[Den Haag|La Hay]], trên con đường tới [[Rotterdam]], và [[pháo đài Eben-Emael]] của Bỉ nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc tiến quân của Cụm tập đoàn quân B.
 
Bộ tư lệnh quân đội Pháp lập tức phản ứng lại, bằng cách điều Tập đoàn quân số 1 của mình lên phía bắc theo đúng kế hoạch D. Sự di chuyển này đã lấy đi lực lượng mạnh nhất của họ, làm giảm sức mạnh tấn công do đánh mất tư thế sẵn sàng và sự cơ động do thiếu nhiên liệu. Đêm hôm đó Quân đoàn thứ 7 của Pháp vượt biên giới Hà Lan, nhưng chỉ gặp được quân Hà Lan lúc này đang rút lui toàn diện. Không quân Anh và Pháp hoạt động ít hiệu quả hơn như các tướng lĩnh mong muốn, và [[Không quân Đức]] nhanh chóng chiếm được ưu thế trên không, giành lấy khả năng trinh sát và phá vỡ sự liên lạc phối hợp của Đồng minh.
 
====Hà Lan====
{{main|Trận Hà Lan}}
Không quân Đức hoàn toàn làm chủ bầu trời Hà Lan. Luftwaffe đã điều động 247 [[máy bay ném bom hạng trung]], 147 [[máy bay tiêm kích]], 424 máy bay vận tải [[Junkers Ju 52]], và 12 [[thủy phi cơ]] [[Heinkel He 59]] vào vùng trời Hà Lan.<ref>Hooton 2007, p. 48.</ref> Lực lượng không quân Hà Lan, ''Cục Hàng không Quân đội'' (Militaire Luchtvaartafdeling - ML), bao gồm 144 máy bay chiến đấu, mà một nửa trong số đó đã bị tiêu diệt ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch.<ref>Hooton, p52</ref> Số còn lại phân tán tan tác và ước tính số máy bay Đức bị hạ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tổng cộng ML chỉ thực hiện được 332 lần xuất kích, mất 110 máy bay.<ref>E.R Hooton 2007, p. 49.</ref> [[Image:German PLane Destroyed.jpg|thumb|Một máy bay vận tải [[Junkers Ju 52]] của Đức bị bắn cháy nằm trên cánh đồng Hà Lan. 50 phần trăm ''lực lượng vận tải'' của ''Luftwaffe'' đã bị tiêu diệt trong cuộc tấn công]]
Quân đoàn số 18 của Đức đã chiếm được tất cả các cây cầu có tính quan trọng chiến lược sống còn ở trong và lân cận [[Trận Rotterdam|Rotterdam]], từ đó thâm nhập pháo đài Hà Lan và vòng qua [[đập nước Hà Lan]] từ phía Nam. Tuy nhiên, một cuộc hành quân khác được tiến hành độc lập bởi ''Luftwaffe'' vào [[trận Hague|La Haye]] nhằm đánh chiếm [[Den Haag|nơi đặt trụ sở của chính phủ Hà Lan]], đã bị thất bại hoàn toàn. Các phi trường xung quanh thành phố (Ypenburg, Ockenburg, và Valkenburg) mà quân Đức chiếm được sau những thiệt hại nặng nề cũng như những tổn thất của lực lượng không quân vận tải, đã lại bị mất trong cùng ngày hôm đó sau cuộc phản công của 2 sư đoàn bộ binh dự trữ Hà Lan. Quân Hà Lan bắt sống hoặc tiêu diệt 1,745 quân ''Fallschirmjäger'' (lính dù Đức), giải 1,200 tù binh tới Anh quốc.{{Fact|date=April 2009}}
 
''Lực lượng vận tải'' của không quân Đức (''Transportgruppen'') cũng phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Trong quá trình chuyên chở lính dù Đức đã có 125 máy bay Ju 52 bị tiêu diệt, 47 chiếc bị thương, tương ứng với 50% lực lượng của toàn phi đội<ref>E.R Hooton 2007, p. 50.</ref> Hầu hết trong số đó bị phá huỷ trên mặt đất, một số trong khi đang phải cố gắng hạ cánh trong vùng hoả lực, do quân Đức không kiểm soát được hoàn toàn các sân bay và khu vực đổ bộ.
 
Quân đoàn số 7 của Pháp đã thất bại trong việc ngăn chặn lực lương thiết giáp tăng viện từ sư đoàn xe tăng Panzer số 9 của Đức tới [[Rotterdam]] ngày 13 tháng 5. Cùng ngày hôm ấy ở phía đông, tiếp sau [[trận Grebbeberg]] tại đó một cuộc phản công nhằm ngăn cản mũi đột phá của Đức bị thất bại, quân Hà Lan rút lui từ [[tuyến Grebbe]] về Đập nước mới.{{Fact|date=April 2009}}
 
Quân đội Hà Lan hầu như còn nguyên vẹn đã đầu hàng tối ngày 14 tháng 5 sau trận [[Ném bom Rotterdam]] do phi đội ném bom [[Heinkel He 111]] số 54 của Đức (''Kampfgeschwader'' 54) thực hiện. Quyết định này được cân nhắc dựa trên tình thế chiến lược đã trở nên tuyệt vọng và sự lo sợ về khả năng huỷ diệt các thành phố chính của Hà Lan. Văn kiện đầu hàng được kí ngày 15 tháng 5. Mặc dù thế, các đạo quân Hà Lan tại [[Trận Zeeland|Zeeland]] và [[Đế quốc Hà Lan|các thuộc địa]] vẫn tiếp tục chiến đấu trong khi [[Wilhelmina của Hà Lan|Nữ hoàng Wilhelmina]] đã thành lập một [[chính phủ lưu vong]] tại Anh.{{Fact|date=April 2009}}
 
====Nước Bỉ====
{{main|Trận Bỉ}}
Người Đức đã dễ dàng thiết lập ưu thế trên không tại mặt trận Bỉ. Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chụp ảnh do thám, họ đã tiêu diệt 83 trong tổng số 179 máy bay của ''Aeronautique Militaire'' (không quân Pháp) chỉ trong vòng 24 tiếng đầu tiên của cuộc chiến. Người Bỉ thực hiện được 77 phi vụ bay nhưng chỉ góp một phần nhỏ cho chiến dịch trên không. Luftwaffe đã khống chế ưu thế về không quân trên bầu trời vùng đất thấp.<ref>E.R Hooton 2007, p. 48.</ref>
 
Vì cụm tập đoàn quân B yếu hơn so với kế hoạch ban đầu, đòn tấn công nhử mồi của [[Tập đoàn quân số 6 của Đức]] có nguy cơ phải ngừng lại ngay lập tức, khi đụng phải phòng tuyến của quân Bỉ tại [[sông đào Albert]] rất kiên cố. Tuyến đường hành quân chính bị án ngữ bởi [[pháo đài Eben-Emael]], một pháo đài lớn được đánh giá là có trang bị hiện đại nhất thế giới, kiểm soát liên lạc giữa Meuse và sông đào Albert. Một vài sự trì hoãn có thể gây nguy hiểm tới kết cục của toàn bộ chiến dịch, bởi cái thực tế là những cánh quân chủ lực của Đồng minh sẽ tham chiến trước khi cụm tập đoàn quân A có thể thiết lập các đầu cầu cần thiết.
 
Để vượt qua khó khăn này, người Đức đã sử dụng một biện pháp độc đáo trong [[Trận pháo đài Eben-Emael]]. Trong những giờ đầu tiên của ngày 10 tháng 5 những chiếc tàu lượn [[DFS 230]] đã đổ quân lên nóc pháo đài Eben-Emael những đội quân tấn công tiền trạm nhằm vô hiệu hoá các khẩu súng lớn trên mái vòm bằng [[lượng nổ lõm]]. Các cây cầu trên sông đào lần lượt bị lính dù Đức chiếm giữ. Choáng váng vì sự sụp đổ của công sự phòng thủ của pháo đài ngay tại vị trí được xem là kiên cố nhất, Bộ tư lệnh tối cao quân đội Bỉ rút các sư đoàn tại đây về [[tuyến KW]] sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch ban đầu. Tại thời điểm này BEF và Quân đoàn số 1 của Pháp vẫn chưa xây dựng xong thế trận phòng ngự. Khi tập đoàn xe tăng Panzer số 16 của [[Erich Hoepner]], bao gồm [[sư đoàn xe tăng Panzer]] [[sư đoàn xe tăng Panzer số 3 của Đức|số 3]] và [[sư đoàn xe tăng Panzer số 4 của Đức|số 4]] băng qua những cây cầu mới chiếm được tiến về "khe hở Gembloux", dường như đã đúng như tính toán của Bộ tư lệnh tối cao quân đội Pháp rằng trọng tâm tấn công của Đức là nhằm vào ví trí này. Hai sư đoàn cơ giới hạng nhẹ (DLM) số 2 và số 3 của Pháp được lệnh tiến lên đối đầu với quân thiết giáp Đức và yểm trợ cho Quân đoàn số 1. Kết quả là [[trận Hannut]] đã diễn ra ngày 12 và 13 tháng 5 , là trận đánh xe tăng lớn nhất cho đến thời điểm lúc bấy giờ với khoảng 1,500 [[phương tiện chiến đấu bọc thép]] tham chiến.{{Fact|date=April 2009}}
 
Người Pháp cho rằng đã loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 160 xe tăng Đức<ref>Major-General Pierre Genotte, ''Le 2e Régiment de Dragons'', p. 56-57.</ref> đổi lại 91 xe tăng [[Hotchkiss H35]] và 30 xe tăng [[Somua S35]] bị tiêu diệt hay bắt sống.<ref>Gunsburg 1992, p. 236.</ref> Tuy nhiên, do người Đức kiểm soát bãi chiến trường sau trận đánh, nên họ đã tìm lại sửa chữa và tái chế lại được rất nhiều xe tăng Panzer.<ref>Gunsburg 1992, p. 237.</ref> Tổng số thiệt hại không thể phục hồi của Đức là 49 xe tăng (20 thuộc sư đoàn xe tăng Panzer số 2 và 29 thuộc sư đoàn xe tăng Panzer số 3).<ref>Gunsburg 1992, p. 241.</ref> Người ta không thể xác định con số chính xác các xe tăng Đức bị vô hiệu hoá bởi quân Pháp. Trong ngày thứ hai quân xoay xở chọc thủng được đội hình xe tăng Pháp, và quân Pháp đã rút lui thành công ngày 14 tháng 5 sau khi tranh thủ cho Quân đoàn số 1 có đủ thời gian củng cố phòng ngự. Trái với mệnh lệnh của cấp trên Hoepner đã cố gắng tấn công nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ của Pháp trong ngày 15 tháng 5, thời điểm duy nhất trong toàn chiến dịch xe tăng Đức tấn công trực diện vào một vị trí phòng ngự vững chắc. Cuộc tấn công này đã bị đẩy lùi bởi sư đoàn bộ binh Maroc số 1, sư đoàn xe tăng Panzer số 4 bị tổn thất thêm 42 xe tăng, 26 trong số đó bị hỏng hoàn toàn.<ref>Gunsburg 1992, p. 242</ref><ref>Following the battle with the French First Army on 15 May, the war diary of the 4th Panzer Division noted irreparable losses that day of 9 PzKpfw I, 9 PzKpfw II, 6 PzKPfw III, 8 PzKpfw IV, and two command tanks; of an original total of 314 tanks, 137 machines, of which 20 PzKpfW IIIs and 4 PzKpfW IVs, remained combat-ready: Gunsberg p. 242.</ref>. Mặc dù vậy, thắng lợi có tính phòng ngự này của quân Pháp đã trở nên không hợp thời vì những sự kiện diễn ra ở xa hơn về phía nam.
 
===Trung tâm===
[[Image:10May-16May1940-Fall Gelb.jpg|thumb|right|350px|Cuộc tiến công của quân Đức đến trưa ngày 16 tháng 5 năm 1940]]
Tại mặt trận trung tâm, Cụm tập đoàn quân A của Đức bị đón đầu bởi bộ binh cơ giới Bỉ và các sư đoàn kỵ binh cơ giới hoá Pháp đã tiến vào vùng Ardennes từ trước đó. Tuy nhiên những lực lượng này do không được trang bị đầy đủ vũ khí chống tăng để đối phó với một số lượng xe tăng đông đến bất ngờ của quân Đức mà họ gặp phải,đã phải nhanh chóng chịu thua và rút lui về bên kia sông Meuse. Cuộc tiến công của Đức dù vậy nhanh chóng bị chững lại khi mà toàn bộ quân đội buộc phải di chuyển trên một hệ thống đường xá tồi tệ. ''Tập đoàn Panzer '' của tướng Kleist có trên 41,000 xe cộ.<ref>Krause & Cody 2006, p. 171.</ref> Để vượt qua dãy Ardennes Mountains, đội vận tải khổng lồ này chỉ có 4 tuyến đường hành quân.<ref>Krause & Cody 2006, p. 171.</ref> Thời gian biểu chiến dịch đã định xem ra là quá lạc quan, và chẳng mấy chốc tình trạng tắc nghẽn đã kéo dài suốt từ sông Rhine trở về phía đông, kéo dài hết 2 tuần lễ. Điều này đặt Cụm tập đoàn quân A trước nguy cơ sẽ phải chịu thiệt hại nặng khi không quân Pháp tấn công, nhưng rồi nó đã không xảy ra.<ref>Krause & Cody 2006, p. 171.</ref>
 
Dù Gamelin nhận định đúng tình hình, lực lượng ném bom chiến thuật Pháp vẫn còn yếu kém quá xa để có thể thách thức ưu thế trên không của Đức tại 1 khu vực ở quá gần biên giới Đức. Tuy nhiên, ngày 11 tháng 5 Gamelin đã ra lệnh cho nhiều sư đoàn dự trữ bắt đầu đến tiếp ứng cho quân khu Meuse. Trước nguy cơ do ''Luftwaffe'' tạo ra, sự di chuyển bằng hệ thống xe lửa phải giới hạn vào ban đêm, làm chậm bước quân tiếp viện, nhưng người Pháp cảm thấy rằng không cần thiết phải gấp rút bởi sư tập trung của các sư đoàn Đức cũng chậm chạp tương tự.{{Fact|date=April 2009}}
 
Các lực lượng tiên phong của Đức tới phòng tuyến Meuse vào chiều muộn ngày 12 tháng 5. Để cho từng đạo trong số 3 đạo quân của Cụm tập đoàn quân A băng qua, 3 đầu cầu chính đã được thiết lập: tại Sedan ở phía nam, tại [[Monthermé]] cách đó 20 km về phía tây bắc và tại [[Dinant]], 50 km nữa về phía bắc. Những đơn vị đầu tiên tới nơi gặp nhiều khó khăn về số lượng; chủ lực pháo binh vốn đã thiếu thốn lại bị hạn chế tiếp tế 12 vòng 1 lần.<ref>Karl-Heinz Frieser, ''Blitzkrieg-Legende'' p. 192</ref>
 
====Đức đột phá tại Sedan====
Tại Sedan phòng tuyến Meuse bao gồm 1 vành đai phòng thủ kiên cố, được xây dựng sâu 6 km theo nguyên tắc tuyến phòng thủ khu vực hiện đại, nằm trên đoạn dốc quan sát toàn bộ thung lũng sông Meuse và được củng cố bởi 103 công sự bê tông ngầm, do trung đoàn bộ binh pháo đài số 147 phòng giữ. Các vị trí phía sau được phụ trách bởi [[sư đoàn bộ binh số 55]] (55e DI). Chỉ có 1 sư đoàn dự trữ hạng “B”, nhưng sau đó có thêm quân tiếp viện: sáng ngày 13 tháng 5, [[sư đoàn bộ binh số 71 (Pháp)|71e DI]] đến án ngữ phía đông Sedan, để 55e DI có thể rút ngắn độ dài mặt trận đi 1 phần 3 và tăng cường cho vị trí hơn 10 km. Thêm nữa Pháp lại có lợi thế về pháo binh so với các đơn vị Đức tại thời điểm ngày 13 tháng 5.<ref>Karl-Heinz Frieser, ''Blitzkrieg-Legende'' p. 192</ref> Bộ tư lệnh Pháp hoàn toàn chắc chắn rằng Đức sẽ chỉ tấn công vào các công sự ghê gớm này một khi tập trung đủ một lực lượng lớn bộ binh và pháo binh, một công việc rõ ràng không thể hoàn thành trước ngày 20 tháng 5 do tình hình tắc nghẽn giao thông; một kỳ hạn rất gần với kế hoạch ban đầu của Halder. Thế là tất cả đều phải hết sức ngạc nhiên khi nỗ lực tiến công đã được hoàn thành sớm vào ngày thứ 4 của cuộc tấn công.{{Fact|date=April 2009}}
 
====Không quân Đức tham gia đột phá====
Ngày 13 tháng 5, quân đoàn số 19 của Đức tiến hành 3 cuộc vượt tuyến gần Sedan, thực hiện bởi các trung đoàn bộ binh cơ giới số 1, 2 và sư đoàn Panzer số 10, được tăng cường bởi [[trung đoàn bộ binh Großdeutschland]] tinh nhuệ. Để thay thế cho lực lượng pháo binh tập trung chậm, người Đức đã tập trung hầu hết lực lượng không quân ném bom chiến thuật nhằm tạo 1 lỗ hổng trong khu vực hẹp của phòng tuyến Pháp bằng [[đòn ném bom rải thảm]] thực hiện bởi các [[máy bay ném bom nhào lộn]]. [[Hermann Göring]] hứa với Guderian rằng sẽ tiến hành 1 cuộc không kích yểm trợ dữ dội đặc biệt kéo dài liên tục 8 tiếng đồng hồ, từ 8 giờ sáng cho đến lúc nhá nhem tối.<ref>E.R Hooton2007, p. 64.</ref> ''[[Hạm đội không quân Đức trong thế chiến 2|Hạm đội không quân]] (Luftflotte) số 3'', được hỗ trợ bởi ''[[Hạm đội không quân số 2]]'', đã tiến hành trận oanh tạc bằng không quân dữ dội nhất trong lịch sử cho tới thời điểm đó và cũng là phi vụ có cường độ lớn nhất mà ''Luftwaffe'' thực hiện trong chiến tranh. <ref>Karl-Heinz Frieser, ''Blitzkrieg-Legende'' p. 193</ref> Không quân Đức sử dụng 2 đội ném bom bổ nhào (''Stukageschwader'') tiến hành 300 phi vụ tấn công vào các vị trí của Pháp, riêng ''Stukageschwader'' 77 đã tiến hành 201 phi vụ.<ref>Weal, p46</ref>
Gần 9 đội ''Kampfgeschwader'' (đơn vị máy bay ném bom hạng trung) đã được huy động, thực hiện tổng cộng 3,940 phi vụ.<ref>E.R Hooton 2007, p. 65.</ref>
 
Các [[trung đội]] tiền tiêu và công sự bê tông ngầm của 147 RIF ít bị ảnh hưởng của cuộc oanh tạc và giữ vững các vị trí trong suốt cả ngày hôm đó, bước đầu đẩy lui những cố gắng đột phá của các sư đoàn Panzer sô 2 và số 10 tại cánh trái và cánh phải. Thế nhưng, đã có 1 lỗ hổng trong tuyến phòng thủ boong ke tại giữa khúc uốn của con sông. Chiều muộn ngày hôm ấy trung đoàn ''Großdeutschland'' xâm nhập vị trí đó, cố gắng nhanh chóng tận dụng cơ hội này. Tuyến phòng thủ khu vực chiều sâu của Pháp được bố trí để đối phó với cách tấn công [[đột nhập chiến thuật]]; nhưng giờ tinh thần chiến đấu của các đại đội ở vị trí phía sau thuộc sư đoàn bộ binh số 55 đã bị bẻ gãy bởi đòn tấn công của không quân Đức. Họ quá choáng váng để có thể tiến hành kháng cự có hiệu quả lâu hơn nữa. Những khẩu đội pháo binh phòng thủ của Pháp đã phải tháo chạy, khiến cho những toán quân phòng thủ chủ lực còn lại của sư đoàn bộ binh số 55 cảm thấy mình đã bị cô lập và bỏ rơi. Đến đêm khuya họ bắt đầu tháo chạy toán lọan. Chỉ với thiệt hại vài trăm người<ref>Karl-Heinz Frieser, ''Blitzkrieg-Legende'' p. 244</ref> bộ binh Đức tiến sâu {{convert|8|km|mi}} vào tuyến phòng ngự của Pháp cho đến nửa đêm. Dù vậy, phần lớn bộ binh vẫn chưa qua được, thành công chủ yếu là nhờ hoạt động của chỉ 6 trung đội, chủ yếu là lực lượng công binh xung kích.<ref>Karl-Heinz Frieser, ''Blitzkrieg-Legende'' p. 216</ref>
 
Tình trạng rối loạn bắt nguồn từ Sedan đã lan rộng ra toàn phòng tuyến Pháp theo những tốp lính phờ phạc đang rút lui. Lúc 19 giờ ngày 13 tháng 5, trung đoàn số 295 thuộc sư đoàn bộ binh 55, nắm giữ tuyến công sự phòng thủ cuối cùng trên đồi [[Bulson]], cách Meuse 10 km, hoảng sợ vì những tin đồn thất thiệt rằng xe tăng Đức đã bao vây sau lưng các vị trí của mình, đã bỏ chạy tạo nên một lỗ hổng trên tuyến phòng thủ của Pháp, trong khi chưa một xe tăng nào của Đức vượt qua sông. "Nỗi sợ Bulson" của các sư đoàn pháo binh đã khiến cho vị trí vượt sông ở không xa phạm vi các khẩu đội pháo của Pháp. Các sư đoàn này tan rã và bị vô hiệu hoá. Quân Đức không tấn công các vị trí, và không có hoạy động cụ thể gì trong 12 tiếng đồng hồ sau đó.<ref>Krause & Cody 2006, p. 172.</ref>
Sáng ngày 14 tháng 5, 2 tiểu đoàn xe tăng [[FCM 36]] Pháp và trung đoàn dự trữ của sư đoàn bộ binh 55 đã tiến hành phản công vào đầu cầu của Đức. Cuộc tấn công đã bị đánh lui tại Bulson bởi các đơn vị thiết giáp và chống tăng đầu tiên đã gấp rút vượt sông từ lúc 07:20 trên cây cầu phao đầu tiên.{{Fact|date=April 2009}}
 
====Không chiến trên sông Meuse====
Tướng [[Gaston-Henri Billotte]], chỉ huy Cụm tập đoàn quân thứ nhất đóng giữ chốt phòng ngự sườn phải tại Sedan, đã cố gắng kiến nghị về việc phá hủy các cây cầu bắc qua [[sông Meuse]] bằng không quân, và đoan chắc rằng "cuộc chiến bên trên chúng sẽ quyết định thắng bại!".<ref>E.R Hooton, p65</ref> Ngày hôm đó toàn bộ lực lượng máy bay ném bom hạng nhẹ sẵn có của Đồng minh đã được huy động để tấn công tiêu diệt 3 cây cầu, nhưng bị thất bại với tổn thất nặng nề. Lực lượng không quân xung kích của RAF (A.A.S.F) dưới quyền chỉ huy của phó nguyên soái không quân [[Patrick Playfair|P H L Playfair]], đảm nhiệm mũi tấn công chủ lực. Kế hoạch là RAF sẽ huy động máy bay ném bom tấn công và được bảo vệ bởi máy bay khu trục Pháp. Máy bay ném bom Anh đã không được yểm trợ đầy đủ và kết quả là 21 máy bay khu trục Pháp và 48 máy bay ném bom Anh, 44% lực lượng của A.A.S.F, đã bị phi đội ''[[Jagdfliegerführer 3]]'' của Oberst ([[đại tá]]) Gerd von Massow tiêu diệt.<ref>E.R Hooton, p65</ref> [[Không quân Pháp]] cũng cố gắng ngăn chặn những đoàn xe thiết giáp Đức, nhưng lực lượng máy bay ném bom nhỏ nhoi của Pháp vốn đã bị đánh cho tơi tả vào ngày hôm trước, chỉ ccòn có vài tá máy bay được huy động vào mục tiêu quan trọng này <ref>See article in "Revue Historiques des Armées, 1985/3 : http://commandantdelaubier.info/circonstances/article-RHA.PDF</ref>. 2 máy bay ném bom Pháp bị bắn hạ.<ref>Martin & Martin, ''Ils étaient là''</ref> Lực lượng phòng không Đức, với 198 đại bác 88 li, 44 pháo 37&nbsp;li và 81 pháo 20&nbsp;li đã giải thích tại sao có đến một nửa số máy bay ném bom của Đồng minh bị tiêu diệt.<ref>E.R Hooton, p65</ref> Chỉ trong 1 ngày Đồng minh mất 90 máy bay ném bom. Với ''Luftwaffe'' ngày này đã trở thành "Ngày của máy bay chiến đấu".<ref>Weal p. 22 </ref>
 
====Quân đội Pháp sụp đổ====
Tư lệnh quân đoàn số 19, Heinz Guderian, ngày 12 tháng 5 ngỏ ý muốn mở rộng đầu cầu thêm ít nhất 20 km nữa. Thế nhưng thượng cấp của ông ta, [[Paul Ludwig Ewald von Kleist|Ewald von Kleist]], đã ra lệnh cho ông phải đầu cầu trong khoảng tối đa 8 km trước khi tập hợp lại. Ngày 14 tháng 5 lúc 11:45, von Rundstedt phê chuẩn lệnh này,<ref>Karl-Heinz Frieser, Blitzkrieg-Legende p. 258</ref> như vậy về cơ bản ngụ ý rằng lực lượng xe tăng đã bắt đàu cần phải tiến hành mũi tấn công thọc sâu. Tuy nhiên Guderian không chấp hành mệnh lệnh ngay lập tức, phát triển tiến công về phía tây và phía nam.{{Fact|date=April 2009}}
 
Trong kế hoạch ban đầu của Manstein mà Guderian có tham gia vào, các đòn tấn công phụ sẽ được tiến hành ở phía đông nam, sau lưng chiến luỹ Maginot, nhằm làm rối loạn quân đội Pháp. Yếu tố này đã bị Halder cắt bỏ nhưng Guderian giờ đã điều [[sư đoàn Panzer số 10]] và trung đoàn ''Großdeutschland'' xuống phía nam để tiến hành đúng như cuộc tấn công mồi nhử,<ref>Karl-Heinz Frieser, Blitzkrieg-Legende p. 259</ref> chỉ sử dụng tuyến đường hành quân sẵn có ở phía nam trên cao nguyên [[Stonne]]. Nhưng rồi viên tư lệnh tập đoàn quân số 2 của Pháp, tướng [[Charles Huntziger]], dự định tiến hành một cuộc phản công cũng tại nơi đó bằng sư đoàn thiết giáp dự trữ (DCR) số 3 nhằm triệt phá đầu cầu Đức. Điều này dẫn đến 1 trận chiến xe thiết giáp, cả 2 phe đều cố gắng một cách vô ích trong việc kiểm soát chiến trường ở trận chiến kịch liệt từ 15 đến 18 tháng 5, ngôi làng Stonne bị giành đi giật lại nhiều lần. Huntzinger cho rằng ít nhất đây cũng là một thắng lợi có tính phòng ngự và tự giới hạn trong việc bảo vệ sườn của mình. Nhưng rồi tối ngày 16 tháng 5, Guderian đã rút sư đoàn Panzer số 10 ra khỏi kế hoạch của mình và tìm một vai trò hợp lí hơn cho nó.{{Fact|date=April 2009}}
 
Guderian thình lình điều 2 sư đoàn thiết giáp khác của mình, [[sư đoàn Panzer số 1]] và [[sư đoàn Panzer số 2|số 2]] về phía tây ngày 14 tháng 5. Chiều hôm ấy quân Pháp vẫn còn khả năng tấn công vào sườn phía nam trống trải của sư đoàn Panzer số 1 trước khi sư đoàn Panzer số 10 tiến vào được đầu cầu, nhưng cơ hội đã bị bỏ lỡ khi kế hoạch tấn công với 3 sư đoàn thiết giáp dự trữ bị trì hoãn do không đủ thời gian chuẩn bị.<ref>A.J.P Taylor and [[Alistair Horne]] 1974, p. 55</ref>
 
Ngày 15 tháng 5, bằng một cuộc tấn công mạnh mẽ, lực lượng bộ binh cơ giới của Guderian đã đánh tan quân tiếp viện của [[tập đoàn quân số 6 (Pháp)|tập đoàn quân số 6 của Pháp]] mới thành lập tại khu vực tập kết của họ ở phía tây Sedan, thọc sâu vào sườn phía nam của tập đoàn quân số 9 Pháp gần 40 km và ép sư đoàn pháo đài số 102 phải rời bỏ cứ điểm đã ngăn chặn lực lượng xe tăng của quân đoàn số 16 tại Monthermé. Tập đoàn quân số 2 của Pháp bị thiệt hại nghiêm trọng và trở nên bất lực. Cùng lúc ấy, tập đoàn quân 9 Pháp cũng bắt đầu tan rã hoàn toàn. Đội quân này bị suy giảm quân số do một số sư đoàn của nó vẫn còn lưu tại Bỉ.{{Fact|date=April 2009}} Họ không có thời gian để củng cố và bị đẩy lùi sang bên kia sông do áp lực tấn công không ngừng của bộ binh Đức.{{Fact|date=April 2009}} Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho [[Erwin Rommel]] cùng với [[sư đoàn Panzer số 7]] ào ạt tấn công như đi vào chỗ không người. Rommel tiến quân nhanh chóng đến nỗi liên lạc giữa ông ta với cấp trên là tướng [[Hermann Hoth]] và tổng hành dinh đã bị gián đoạn. Phớt lờ các mệnh lệnh của cấp trên và không cho quân Pháp có thời gian thiết lập một tuyến phòng thủ mới, ông ta tiếp tục tấn công. [[Sư đoàn cơ giới số 5 (Pháp)|Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 của Pháp]] được cử đến ngăn chặn ông, nhưng quân Đức tiến nhanh đến không ngờ, và Rommel qua mặt đoàn cơ giới Pháp trong khi họ còn đang tiếp nhiên liệu ngày 15 tháng 5. Người Đức có thể tấn công trực tiếp vào đoàn xe vận tải xếp hàng ngăn nắp của Pháp và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ của mình. Quân đội Pháp "tan vỡ theo đà chạy trốn; bị giày xéo dễ dàng trong giấc ngủ của họ".<ref>Krause & Phillips 2006, p. 176 </ref> Đến ngày 17 tháng 5, Rommel đã bắt được 10,000 tù binh và chỉ chịu tổn thất có 36 người.<ref>Krause & Phillips 2006, p. 176.</ref>
 
===Phản ứng của Đồng minh===
[[Image:1940FranceBlitz.jpg|thumb|right|350px|Cuộc tiến công của Đức đến ngày [[21 tháng 5]] năm 1940]]
Tốc độ hành quân của các quân đoàn Panzer giờ đã chậm lại đáng kể và bị đặt vào trong một tình thế rất dễ bị tấn công. Họ bị dàn mỏng ra, mệt mỏi, thiếu hụt nhiên liệu , và nhiều xe tăng đã bị hư hỏng. Hiện giờ lại đã có một khoảng trống hết sức nguy hiểm ngăn cách họ với bộ binh. Một cuộc tấn công quyết liệt với một lực lượng cơ giới vừa đủ lớn là có thể chia cắt và tiêu diệt hoàn toàn các xe tăng Panzer.{{Fact|date=April 2009}}
 
Thế nhưng Bộ tư lệnh tối cao Pháp, choáng váng bất ngờ trước cuộc tiến công đột ngột này, giờ đang mang nặng tâm lí chiến bại. Sáng ngày 15 tháng 5 [[thủ tướng Pháp]] [[Paul Reynaud]] gọi điện cho [[thủ tướng Anh]] [[Winston Churchill]] và nói "Chúng ta đã thất bại. Chúng ta đã thua; chúng ta đã bại trận." Churchill, để cố gắng động viên Reynaud, đã nhắc lại cho vị thủ tướng rằng quân Đức đã từng vượt qua phòng tuyến quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cuối cùng đã bị chặn lại. Nhưng rồi Reynaud vẫn thấy lo lắng bất an.{{Fact|date=April 2009}}
 
Churchill bay tới Paris ngày 16 tháng 5. Ông lập tức hiểu ra tính nghiêm trọng của tình hình hiện tại khi thấy rằng chính phủ Pháp đã thiêu huỷ các tài liệu lưu trữ chuẩn bị sơ tán khỏi thủ đô. Trong một cuộc gặp gỡ ảm đạm với các viên chỉ huy Pháp, Churchill đã hỏi tướng Gamelin, "Où est la masse de manoeuvre?" ["Quân dự bị chiến lược ở đâu?"] lực lượng mà đã cứu nguy cho Paris trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Gamelin trả lời: "Aucune" ["Không còn"]. Sau chiến tranh, Gamelin xác nhận câu trả lời của mình "Không còn gì hơn nữa."<ref>''L'Aurore'', Paris, November 21, 1949.</ref> Về sau, Churchill mô tả việc nghe thấy điều này là cú sốc thực sự duy nhất trong cuộc đời mình. Churchill hỏi Gamelin về thời gian và địa điểm mà vị tướng này dự định sẽ bắt đầu cuộc phản công vào sườn chỗ lồi của quân Đức. Gamelin trả lời đơn giản rằng "yếu thế về số lượng, yếu thế về trang bị, yếu thế về phương pháp".<ref>Churchill,''Their Finest Hour'' pp. 42-49</ref>
 
Gamelin đã đúng. Hầu hết các sư đoàn dự trữ Pháp giờ đều đã được huy động. Chỉ còn 1 sư đoàn thiết giáp dự bị duy nhất, sư đoàn DCR số 2, đã tham chiến ngày 16 tháng 5. Nhưng các sư đoàn thiết giáp dự trữ cuả Pháp, ''Divisions Cuirassées de Réserve'', không như cái tên của mình, là các đơn vị chuyên về tấn công, có triển vọnh trong việc tấn công vào các vị trí phòng ngự kiên cố. Trong một chừng mực nàp đó, chúng có thể hữu ích trong việc phòng thủ, nhưng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong một cuộc chiến đấu tấn công. Chúng không thể tiến hành phối hợp chiến thuật bộ binh - xe tăng đơn giản bởi vì không có bộ phận bộ binh cơ giới quan trọng. Chúng còn có khả năng di chuyển chiến thuật hạn chế do các xe tăng [[Char B1 bis]] có tải trọng lớn, chiếm một nửa số xe tăng được điều động, cần tiếp liệu 2 lần 1 ngày. Cho nên sư đoàn thiết giáp dự bị số 2 bị buộc phải tự chia nhỏ trong một lớp màn phòng thủ. Các đơn vị nhỏ trong sư đoàn này chiến đấu dũng cảm nhưng chỉ thu được rất ít thành quả chiến lược.{{Fact|date=April 2009}}
 
Vài đơn vị mạnh nhất ở phía bắc lại gặp ít giao tranh. Giữ chúng làm lực lượng dự bị có thể sử dụng cho cuộc phản công quyết định. Thế nhưng, họ lại bị hao tổn nhiều sức mạnh tấn công trong khi di chuyển lên phía bắc và nếu buộc phải tức tốc trở về phía nam sẽ còn phải trả giá nhiều hơn nữa. Sư đoàn mạnh nhất của Đòng minh, sư đoàn cơ giới hạng nhẹ số 1 của Pháp, được bố trí ở gần [[Dunkirk]] ngày 10 tháng 5. Các đơn vị tiên phong của nó đã di chuyển 220 km về phía đông bắc, qua thành phố [['s-Hertogenbosch]] của Hà Lan chỉ trong 32 tiếng đồng hồ. Khi nhận thấy quân đội Hà Lan đã tháo chạy về hướng bắc, họ rút lui và lại di chuyển về nam. Khi trở lại trận tuyến của Đức, chỉ còn lại 3 trong số 80 xe tăng [[SOMUA S 35]] còn hoạt động, còn lại hầu hết đã hư hỏng.{{Fact|date=April 2009}}
 
Mặc dù vậy, một quyết định cấp tiến về việc rút lui về phía nam, đồng thời tránh giao chiến, vẫn có thể cứu được hầu hết các sư đoàn cơ giới và thiết giáp, bao gồm cả lực lượng của BEF. Nhưng điều đó có nghĩa là phải để mặc khoảng 30 sư đoàn bộ binh với số phận của họ. Thất bại đơn độc của nước Bỉ được xem như một đòn nghiêm trọng về mặt chính trị. Bên cạnh đó, Đồng minh không biết chắc được hành động tiếp theo của Đức. Đối phương giờ có thể đe doạ theo 4 hướng: về phía bắc, tấn công trực tiếp vào quân chủ lực của Đồng minh; về phía tây, chia cắt họ ra; về phía nam, chiếm [[Paris]] và về phía đông, di chuyển sau lưng chiến luỹ Maginot. Người Pháp đối pó bằng cách xây dựng một đội quân dự bị mới dưới quyền chỉ huy của tướng Touchon, gồm có tập đoàn quân số 7 được xây dựng lại từ tất cả các đơn vị có thể rút lui an toàn từ phòng tuyến Maginot về để chặn con đường đến Paris.{{Fact|date=April 2009}}
 
Đại tá [[Charles de Gaulle]], chỉ huy sư đoàn thiết giáp dự bị số 4 vừa được thành lập vội vàng, đã cố gắng tiến hành một cuộc tấn kích từ phía nam và giành được một thắng lợi hạn chế. Cuộc tấn công này đã đem lại cho ông danh tiếng đáng kể và được thăng chức thiếu tướng. Tuy nhiên cuộc tấn công của de Gaulle trong 2 ngày 17 và 19 tháng 5 đã không thể đem lại biến đổi căn bản của cục diện tình hình lúc đó.{{Fact|date=April 2009}}
 
===Quân Đức tiến ra eo biển===
Quân Đồng minh không còn làm được gì nhiều để uy hiếp các quân đoàn xe tăng Panzer Corps hay thoát khỏi mối nguy hiểm mà chúng mang tới. Cacs đội quân Panzer dùng cả ngày 17 và 18 tháng 5 để nạp nhiên liệu, ăn uống ngủ nghỉ và nhận thêm xe tăng tiếp viện. Ngày 18 tháng 5 Rommel khiến quân Pháp phải từ bỏ [[Cambrai]] chỉ đơn giản bằng một đòn tấn công nghi binh của xe thiết giáp về phía thành phố.
 
Phe Đồng minh dường như không có khả năng nắm bắt được tình hình đang diễn ra. Ngày 19 tháng 5, tướng [[William Edmund Ironside, Nam tước Ironside|Ironside]], [[tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu đế quốc Anh]], họp bàn với tướng Gort, tư lệnh quân đội viễn chinh Anh tại tổng hàh dinh của ông ta ở gần [[Lens, Pas-de-Calais|Lens]]. Gort báo cáo rằng tư lệnh cụm tập đoàn quân bắc của Pháp, tướng Billotte, không gửi cho ông ta một mệnh lệnh nào từ 8 ngày nay. Ironside đã đến gặp mặt Billotte, người đóng tổng hành dinh của mình cách đó không xa, và nhận thấy rằng hình như ông ta không thể thực hiện được một hành động quyết định nào nữa.
 
Ironside bắt đầu thúc giục Gort cứu quân đội viễn chinh Anh bằng cách tấn công về phía tây nam tại Amiens. Gort trả lời rằng 7 trong số 9 sư đoàn của ông ta đang mắc kẹt trên [[sông Scheldt]], và chỉ còn lại 2 sư đoàn có thể tổ chức tấn công. Ironside trở lại Anh trong lỗi lo âu về tình trạng bi đát mà quân đội Anh đang phải đương đầu, và khẩn cấp ra lệnh tiến hành [[sự chuẩn bị chống xâm lược của nước Anh trong thế chiến 2|các biện pháp chống xâm lược]].
 
Lúc này, Bộ chỉ huy tối cao Đức đã trở nên vô cùng tự tin. Họ tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có một mối đe doạ nghiêm trọng nào đến từ phía nam. Trong thực tế, tướng Franz Halder đã bỡn cợt ý kiến tấn công Paris ngay lập tức nhằm loại Pháp ra khỏi cuộc chiến chỉ bằng một đòn. Các toàn quân Đồng minh ở phía bắc đang rút về [[sông Scheldt]] đã để lộ sườnn phải của họ trước các sư đoàn Panzer số 3 và số 4. Thật là ngu ngốc cho người Đức nếu tiếp tục bất động để cho quân Đồng minh tổ chức lại tuyến phòng thủ hay chạy thoát. Giờ là lúc Đức phải cố gắng cắt đứt đường rút lui của Đồng minh. Hôm sau các quân đoàn Panzer bắt đầu tiếp tục di chuyển và đập tan sư đoàn quân địa phương yếu ớt số 18 và 23 của Anh. Xe tăng Panzer chiếm [[Amiens]] cây cầu xa nhất về phía tây trên sông [[Somme]] tại [[Abbeville]]. Cuộc tiến quân này đã cô lập các lực lượng Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ ở phia bắc. Tối hôm ấy, một đơn vị trinh sát thuộc sư đoàn Panzer số 2 đã tới [[Noyelles-sur-Mer]], cách đó 100 km về phía tây. Từ đó họ có thể nhìn thấy cửa sông Somme chảy ra biển Manche.
 
[[Quân đoàn không quân thứ 8 (Đức)|Quân đoàn không quân thứ 8 của Đức]] (VIII. Fliegerkorps) dưới quyền chỉ huy của [[Wolfram von Richthofen]] đã điều động đơn vị số 77 và số 2 để thực hiện cuộc "tiến ra bờ eo biển" này. Được báo trước "giờ tốt" của [[Stuka]] các đơn vị này đã đáp lại qua một hế thống liên lạc thông tin vô cùng hiệu quả từng yêu cầu hỗ trợ của các sư đoàn Panzer, giúp họ mở thành công đường đi cho quân đội. Máy bay Ju 87 đã có hiệu quả đặc biệt trong việc đánh tan các cuộc tấn công dọc theo sườn của quân Đức, tiêu diệt các vị trí kiên cố, và phá vỡ hệ thống tiếp tế từ hậu phương địch.<ref>Weal, p47</ref> Không quân Đức còn được giúp ích rất nhiều từ hệ thống liên lạc đất-không tuyệt vời trong suốt chiến dịch. Radio cho sĩ quan liên lạc ở tiền tuyến có thể gọi lên các máy bay Stuka và điều khiển họ tấn công vào các vị trí của đối phương dọc theo trục tiến quân. Trong một vài trường hợp máy bay Stuka đáp lại mệnh lệnh chỉ sau 10-20 phút. Oberstleutnant ([[trung tá]]) Hans Seidmann ([[tham mưu trưởng]] của Richthofen) nói rằng "chưa từng có hệ thống thảo luận và lên kế hoạch chung cho chiến dịch nào đạt đến khả năng hoạt động trơn tru đến như vậy".<ref>E.R Hooton, p67</ref>
 
===Kế hoạch Weygand===
[[Image:21May-4June1940-Fall Gelb.jpg|thumb|right|350px|Tình hình cho đến ngày [[4 tháng 6]], 1940 và diễn biến từ ngày 21 tháng 5.]]
Ngày 20 tháng 5 thủ tướng Pháp Paul Reynaud cách chức Maurice Gamelin do những thất bại của ông ta trong việc ngăn chặn quân Đức và thay thế bằng [[Maxime Weygand]]. Weygand đã ngay lập tức cố gắng đề xuất một sách lược mới nhằm ngăn chặn quân Đức.{{Fact|date=April 2009}} Thế nhưng nhiệm vụ chiến lược của ông ta cấp bách hơn nhiều, cho nên ông ta đã trình bày những điều mà sau này được biết đến như là kế hoạch Weygand. Ông ta lệnh cho các lực lượng của mình bẻ gẫy mũi nhọn của Đức bằng cách phối hợp tấn công từ 2 phía bắc và nam. Nhìn trên bản đồ đây có vẻ là một nhiệm vụ khả thi: tuyến hành quân mà 2 quân đoàn Panzer của von Kleist đã đi qua về phía eo biển chỉ rộng có 40 kilomet.{{Fact|date=April 2009}} Trên giấy tờ Weygand có đủ lực lượng để tiến hành kế hoạch này: ở phía bắc có 3 sư đoàn cơ giới hạng nhẹ và quân viễn chinh Anh, phía nam có sư đoàn cơ giới số 4 của de Gaulle.{{Fact|date=April 2009}} Những đơn vị này có lực lượng tổng cộng khoảng 1,200 xe tăng, còn các sư đoàn Panzer đang rất dễ bị tổn thương khi các xe tăng của họ phải chịu tình hình máy móc xuống cấp nhanh chóng. Thế nhưng tình hình của các sư đoàn Đồng minh còn tồi tệ hơn nhiều. Trên thực tế ở cả phía bắc và nam họ chỉ có thể tập trung một dúm xe tăng. Mặc dù vậy ngày 21 tháng 5 Weygand vẫn bay tới [[Ypres]] nhằm cố gắng thuyết phục quân Bỉ và Anh về tính đúng đắn của kế hoạch của mình.{{Fact|date=April 2009}}
 
Cùng ngày hôm ấy, một bộ phận độc lập của đội quân viễn chinh Anh dưới quyền chỉ huy của trung tướng [[Harold Edward Franklyn]] đã cố gắng để ít ra là làm chậm của tiến công của quân Đức và có thể là tiêu diệt quân tiên phong của địch. Kết quả [[trận Arras (1940)|trận Arras]] đã cho thấy khả năng của các xe tăng [[Matilda ii]] hạng nặng của Anh (súng chống tăng 37&nbsp;mm của Đức tỏ ra vô dụng đối với chúng) và cuộc đột kích hạn chế này đã loại khỏi vòng chiến 2 trung đoàn Đức. Sự sợ hãi (chỉ huy quân Đức tại Arras, [[Erwin Rommel]], đã báo cáo là bị tấn công bởi 'hàng trăm' xe tăng, trong khi chỉ có 74 (trên 60 là của Pháp) trong trận chiến) đã tạm thời ngăn bước quân Đức.{{Fact|date=April 2009}} Rommel buộc phải trông cậy vào súng phòng không 88&nbsp;mm và pháo 105&nbsp;mm để mở đường chặn đứng cuộc tấn công này. Quân tiếp viện Đức ngày hôm sau ép được quân Anh trở lại phải lui về [[trận Vimy Ridge|đỉnh Ridge]].{{Fact|date=April 2009}}
 
Dù cuộc tấn công này không đạt được mục đích cố gắng tiêu diệt các quân đoàn Panzer, Bộ chỉ huy tối cao Đức còn lo lắng hơn cả Rommel. Trong một thời gian họ sợ rằng quân Đức sẽ bị phục kích tiêu diệt. Họ nghĩ hàng trăm xe tăng Đồng minh đang ở xung quanh sắp đập tan quân chủ lực của mình.<ref>Karl-Heinz Frieser ''Blitzkrieg-Legende'' p. 360</ref> Nhưng rồi hôm sau Bộ chỉ huy tối cao đã tự tin trở lại và ra lệnh cho quân đoàn Panzer số 19 của Guderian đánh dồn lên phía bắc và tràn vào các cảng [[Boulogne-sur-Mer|Boulogne]] và [[Calais]]. Các vị trí này đều nằm sau lưng quân Anh và các lực lượng Đồng minh ở phía bắc.{{Fact|date=April 2009}}
 
Cho đến tận ngày 22 tháng 5, quân Pháp vẫn cố gắng tấn công vào phía đông nam lực lượng bộ binh và xe tăng hạn chế. Nhưng giờ bộ binh Đức đã bắt kịp quân thiết giáp và cuộc tấn công đã bị chặn đứng với nhiều tổn thất bởi [[sư đoàn bộ binh số 32 Đức]].{{Fact|date=April 2009}}
 
Cuộc tấn công yếu ớt đầu tiên từ phía nam được tiến hành ngày 24 tháng 5 khi quân đoàn DIC số 7, được yểm trợ bởi một ít xe tăng, đã thất bại trong việc chiếm lại Amiens. Ngày 27 tháng 5 [[sư đoàn thiết giáp số 1 (Anh)|sư đoàn thiết giáp số 1 Anh]] không đầy đủ, được vội vàng điều đến từ [[Évrecy]] tại [[Normandy]] trong khi còn đang được tập hợp dở dang, đã tấn công có hiệu quả Abbeville nhưng bị phản kích tơi tả. Hôm sau de Gaulle cố gắng tấn công lần nữa nhưng cũng chịu hậu quả tương tự, nhưng bây giờ một dù có chiến thắng hoàn toàn đi nữa cũng không thể cứu nổi các lực lượng Đồng minh ở phía bắc.{{Fact|date=April 2009}}
 
===Quân Anh tại Dunkirk===
{{see|Trận Dunkirk|Chiến dịch Dynamo}}
 
Trong những giờ đầu tiên của ngày 23 tháng 5 Gort ra lệnh rút quân ra khỏi Arras. Đến lúc này ông ta không còn niềm tin vào kế hoạch Weygand, càng không tin vào kiến nghị của Weygand về khả năng tạo ra một cái túi phòng thủ trên bờ biển Flanders, gọi là ''Réduit de Flandres'', bởi Gort biết rằng các cảng biển cần thiết cho sự tiếp tế đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ. Ngày hôm ấy sư đoàn Panzer số 2 tấn công [[Boulogne-sur-Mer|Boulogne]]. Quân Anh đồn trú tại Boulogne đầu hàng ngày 25 tháng 5, dù 4,368 quân đã được sơ tán. Quyết định của người Anh về việc rút lui về sau đã bị chỉ trích gay gắt tại Pháp.{{Fact|date=April 2009}}
 
Ngày 24 tháng 5, sư đoàn Panzer số 10 bắt đầu tấn công Calais. Quân tiếp viện Anh ([[trung đoàn xe tăng hoàng gia số 3]], được trang bị xe tăng tuần tiễu, và [[lữ đoàn bộ binh số 30 Anh]]) đã tức tốc đổ bộ 24 giờ trước khi có cuộc tấn công của Đức. Cuộc [[bao vây Calais (1940)|bao vây Calais]] kết thúc 4 ngày sau đó. Quân phòng thủ Anh cuối cùng bị áp đảo và phải đầu hàng vào khoảng 4 giờ chiều ngày 26 tháng 5 trong khi những toán lính Pháp cuối cùng chạy thoát vào sớm ngày 27.
 
Sư đoàn Panzer số 1 đã sẵn sàng tấn công [[Dunkirk]] ngày 25 tháng 5, nhưng Hitler đã ra lệnh dừng tiến công một ngày trước đó. Đây là một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của toàn cuộc chiến. [[Hermann Göring]] đã thuyết phục Hitler rằng ''Luftwaffe'' có thể ngăn ngừa được cuộc sơ tán và von Rundstedt cảnh báo ông ta rằng bất kì cố gắng nào nữa của các sư đoàn thiết giáp cũng sẽ đẩy lực lượng này đến quá kì hạn sửa chữa. Ngoài ra tấn công các thành phố không phải là nhiệm vụ thông thường của các đơn vị thiết giáp theo học thuyết chiến dịch của Đức.{{citation needed|date=April 2009}}
 
Ngày 25 tháng 5 cụm tập đoàn quân A đã báo cáo: "Giai đoạn tiến quân đã kết thúc với nhận định: Nhiệm vụ của Cụm tập đoàn quân A có thể xem là đã được hoàn tất về căn bản", quan điểm này giải thích rõ hơn sự miễn cưỡng của Rundstedt đối với việc sử dụng các sư đoàn thiết giáp của ông ta cho cuộc tấn công quét sạch cuối cùng trong thời kỳ đầu của chiến dịch. Thiệt hại của họ cho đến giờ là rất lớn. Tập đoàn quân của Kleist báo cáo ngày 23 rằng thiệt hại về xe tăng đã lên đến trên 50%. Nhật ký chiến trường của quân đoàn số 39 thuộc tập đoàn quân của Hoth, bao gồm sư đoàn thiết giáp số 5, số 7 và sư đoàn cơ giới số 20, có ghi vào ngày 24 tháng 5: "Thiệt hại của mỗi sư đoàn thiết giáp là khoảng chừng 50 sĩ quan, 1,500 hạ sĩ quan và binh lính bị chết hoặc bị thương; xe thiết giáp vào khoảng 30%. Do chạm trán thường xuyên với xe tăng địch, thiệt hại về vũ khí nặng nhất là súng máy hạng nặng trong các trung đoàn bộ binh". Nếu các sư đoàn thiết giáp khác cũng chịu tổn thất tương tự thì đó là lý do tốt để chúng khỏi phải tham gia chiến dịch đỏ. Ngày 25 tháng 5, trong khi các đơn vị tiên phong của sư đoàn thiết giáp số 1, 3, 4, 6, 7 và 8 quay đầu hướng về phòng tuyến kênh Albert, sư đoàn số 2 vẫn đóng giữ Boulogne và sư đoàn số 10 được điều động cố gắng chiếm Calais. Sẽ hay hơn nếu theo dõi diễn biến những gì xảy ra tại các cảng biển này trước khi tiếp tục cuộc tiến công chính.<ref>Ellis 2009, trang 151.</ref>
 
Cùng lúc đó, người Anh, Bỉ và Pháp mở [[chiến dịch Dynamo]] giải cứu quân Đồng minh bị kẹt tại Bỉ và [[Pas-de-Calais]], bắt đầu từ ngày 26 tháng 5. Khoảng 198,000 lính anh đã được cứu thoát, cùng với gần 140,000 lính Pháp<ref>A. J. P. Taylor: "Lịch sử nước Anh, 1914 - 1945". 1965 </ref>; hầu hết trong số đó sau này đã được trở lại Pháp. TÌnh thế của quân Đồng minh càng thêm rắc rối do sự đầu hàng của vua Bỉ [[Léopold III của Bỉ|Léopold III]] vào ngày hôm sau, được hoãn thông báo cho đến 28 tháng 5.
 
Trong trận Dunkirk Luftwaffe đã cho xuất kích 1,882 máy bay ném bom và 1,997 máy bay chiến đấu. Tại đây người Anh chịu tổn thất chiếm 6% tổng thiệt hại của họ trong chiến dịch tại Pháp, trong số đó có 60 phi công chiến đấu nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên không quân Đức đã thất bại trong nhiệm vụ ngăn cản cuộc sơ tán, dù đã gây được tổn thất nghiêm trọng cho Đồng minh. Tổng cộng 89 tàu buôn bị mất; [[Hải quân Hoàng gia Anh]] thiệt 29 trong số 40 tàu khu trục bị chìm hay hư hại nặng.<ref>E.R Hooton 2007, trang 74</ref>
 
Đến sớm ngày 16 tháng 5, tình thế của Pháp trên đất liền và trên không đều đã trở nên vô vọng. Hoàn cảnh này đòi hỏi Anh phải huy động thêm nhiều phi đội chiến đấu cơ của RAF vào cuộc chiến. [[Hugh Dowding]], tổng tư lệnh [[bộ chỉ huy tiêm kích RAF]] từ chối, viện cớ rằng nếu Pháp sụp đổ, lực lượng máy bay chiến đấu của Anh sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Lực lượng của RAF từ 1,078 giảm xuống chỉ còn 475 máy bay. Hồ sơ của RAF cho thấy chỉ có 179 máy bay [[Hawker Hurricanes]] và 205 máy bay [[Supermarine Spitfires]] có thể sử dụng được trong ngày 5 tháng 6 năm 1940.<ref>E.R Hooton 2007, trang 74</ref>
 
Hỗn loạn vẫn tiếp tục bao trùm. Sau cuộc rút lui ở Dunkirk và trong khi Paris đang phải chịu đựng cuộc bao vây chớp nhoáng, một phần của [[sư đoàn bộ binh Canada số 1]] được gửi đến Brittany (Brest) và hành quân được 320 km về phía Paris trước khi nghe tin Paris thất thủ và nước Pháp đã đầu hàng.{{Fact|date=April 2009}} Họ rút lui và lại lên tàu trở về Anh. Còn [[sư đoàn thiết giáp số 1 (Anh)|sư đoàn thiết giáp số 1 của Anh]] dưới quyền tướng Evans (không có lực lượng bộ binh do đã bị phân công đi Dunkirk nhằm làm giảm áp lực cho quân viễn chinh Anh) đã tới Pháp tháng 6 năm 1940 và sau đó tạo thành lực lượng đầu tiên của "đội quân lao động" của [[sư đoàn bộ binh Highland số 1 (thế chiến 2)|sư đoàn bộ binh Highland]] và buộc phải tiến hành một cuộc giao tranh hậu tập với địch. Các đạo quân Anh khác sau đó đổ bộ tại Cherbourg và vẫn vẫn mong đợi việc thành lập một đạo quân viễn chinh thứ hai.{{Fact|date=April 2009}}
Vào cuối chiến dịch Erwin Rommel đã khen ngợi sự kháng cự ngoan cường của quân đội Anh, dù phải chiến đấu trong tình trạng trang bị kém và thiếu đạn dược.<ref>Harman 1980, trang 82.</ref>
 
Ngày 26 tháng 2 năm 1945, Hitler đã nhận là ông ta đã để cho quân viễn chinh Anh chạy thoát như là một hành động "thượng võ", với hy vọng Churchill sẽ chấp nhận tiến hàh đàm phán. Rất ít nhà sử học chấp nhận lời nói của Hitler dưới ánh sáng của Chỉ thị số 13, trong đó đòi hỏi "sự tiêu diệt lực lượng Pháp, Anh và Bỉ trong cái túi [Dunkirk]".<ref>Bond 1990, trang 105</ref>
 
==Tháng 6: ''Kế hoạch đỏ'', Pháp==
[[Image:1940FaguoLiuYue.jpg|thumb|350px|Cuộc tấn công của Đức trong tháng 6 đánh dấu thất bại của nước Pháp.]]
===Khó khăn của Pháp===
Những đội quân tinh nhuệ được trang bị hiện đại nhất của Pháp được điều lên phía bắc giờ đã bị loại khỏi vòng chiến do kết quả của cuộc bao vây; Pháp đã bị tổn thất rất nhiều vũ khí hạng nặng và các lực lượng thiết giáp tốt nhất.{{Fact|date=April 2009}} Weygand đang phải đương đầu với viễn cảnh phai chống giữ một mặt trận dài (trải dài từ [[Sedan, Ardennes|Sedan]] đến [[biển Manche]]), với quân đội Pháp đã bị suy yếu nghiêm trọng giờ lại thiếu sự trợ giúp cần thiết của Đồng minh. 60 sư đoàn phải phòng giữ trận tuyến dài 600 kilomet, Weygand chỉ còn lại 64 sư đoàn Pháp và 1 sư đoàn Anh sót lại ([[sư đoàn bộ binh Highland số 51]]) còn khả năng chiến đấu.{{Fact|date=April 2009}} Cho nên, không giống như quân Đức, ông ta không có lực lượng dự bị quan trọng để tiến hành phản công thay thế các đạo quân trên trận tuyến khi họ đã mệt mỏi vì trận đánh kéo dài. Trận tuyến ngày càng bị đẩy lui xuống phía nam, không thể tránh được tình trạng kéo quá dài để có đủ người phòng giữ. Một vài bộ phận lãnh đạo Pháp công khai tỏ ra mất tinh thần, đặc biệt khi mà quân đội Anh rút lui. Cuộc tháo chạy ở Dunkirk đã làm tiêu tan nhuệ khí của nước Pháp vì nó được xem như hành động bỏ rơi.{{Fact|date=April 2009}}
 
===Italy tham chiến===
{{main|Italia xâm chiếm Pháp}}
Để tình hình càng thêm nghiêm trọng, ngày 10 tháng 6, [[Kingdom of Italy (1861–1946)|Kingdom of Italy]] tuyên chiến với Anh và Pháp. Tuy nhiên, Italy không được chuẩn bị cho chiến tranh và chỉ tham chiến một cách hạn chế trong 12 ngày cuối cùng của cuộc chiến. Lãnh tụ Italia [[Benito Mussolini]] nhận thấy điều đó và kiếm lợi từ chiến thắng của người Đức.<ref>A.J.P Taylor & G. Warner 1974, p. 63.</ref> Mussolini hạn chế xung đột cho đến cuối cuộc chiến. Như ông ta đã noi với tham mưu trưởng của mình, [[Pietro Badoglio|thống chế Badoglio]]:
:"Tôi chỉ cần vài nghìn cái chết để có thể ngồi vào bàn hội nghị hoà bình như một người đã chiến đấu."<ref>Frans De Waal, ''Peacemaking Among Primates'', Harvard University Press, 1990, ISBN 067465921X, [http://books.google.com/books?id=5at0TN8U6RMC&pg=PA244&lpg=PA244&dq=%22I+only+need+a+few+thousand+dead+so+that+I+can+sit+at+the+peace+conference+as+a+man+who+has+fought%22&source=web&ots=vvQ3lEE7yZ&sig=zk1SvqlN7czfNtxpw2zAMbXWsss&hl=en&sa=X&oi=book_result&resnum=1&ct=result] Google Print, p.244</ref>
Mussolini có mục tiêu chiến tranh trước mắt về sự mở rộng thuộc địa của Italia tại Bắc Phi bằng cách chiếm đoạt các thuộc địa của Anh và Pháp.
 
===Cuộc tấn công mới của Đức và sự sụp đổ của Paris===
[[Image:Bundesarchiv Bild 101I-126-0350-26A, Paris, Einmarsch, Parade deutscher Truppen.jpg|thumb|Quân Đức duyệt binh tại Paris]]
Người Đức tiếp tục cuộc tấn công của mình ngày 5 tháng 6 tại [[Somme]]. Cuộc tấn công đã đánh tan lực lượng dự bị nhỏ bé mà Weygand đặt giữa quân Đức và thủ đô, và đến ngày 10 tháng 6 chính phủ Pháp bỏ chạy về [[Bordeaux]], tuyên bố bỏ ngỏ Paris.{{Fact|date=April 2009}} Churchill trở lại Pháp ngày 11 tháng 6 và hội kiến với Hội đồng chiến tranh Pháp tại [[Briare]]. Người Pháp yêu cầu Churchill cung cấp tất cả phi đội máy bay chiến đấu sẵn có để cứu vãn cuộc chiến. Chỉ còn lại 25 phi đội, Churchill từ chối, vì tin rằng sắp tới cuộc [[không chiến tại Anh Quốc]] sẽ xảy ra.{{Fact|date=April 2009}} Trong cuộc gặp, Churchill nhận được lời bảo đảm từ đô đốc [[François Darlan]] rằng hải quân Pháp sẽ không rơi vào tay người Đức. Ngày 14 tháng 6, Paris, chiến lợi phẩm mà quân Đức để vuột mất trong [[đệ nhất thế chiến]] (''xem [[trận sông Marne lần thứ nhất]]''), đã lọt vào tay [[Wehrmacht]]. Đây là mốc đánh dấu [[cuộc bao vây Paris|lần thứ hai]] trong vòng một thế kỷ Paris bị các lực lượng quân sự Đức chiếm đóng (lần đầu tiên là trong [[chiến tranh Pháp-Phổ]] 1870-1871).
 
===Thế thượng phong của không quân Đức===
Đến lúc này tình hình chiến sự trên không đã trở nên hết sức nguy cấp. ''[[Luftwaffe]]'' đã chiếm được ưu thế tuyệt đối trong khi sức mạnh không quân Pháp ở bên bờ vực sụp đổ.<ref>E.R Hooton 2007, p. 86.</ref> Lực lượng không quân Pháp lúc này mới bắt đầu tiến hành những đợt ném bom lớn nhất, và từ ngày [[5 tháng 6|5]] đến [[9 tháng 6]], hơn 1,815 phi vụ, trong đó có 518 đợt ném bom, đã được thực hiện. Thế nhưng, tổn thất trong những phi vụ này giờ không thể thay thế được. [[Không quân Hoàng gia Anh]] (RAF) cố gắng đỡ đòn cho Pháp với 660 đợt tấn công vào các mục tiêu ở vùng Dunkirk nhưng bị tổn thất nặng nề; tính riêng trong ngày 21 tháng 6 đã mất 37 máy bay [[Bristol Blenheim]].<ref>E.R Hooton 2007, p. 84-85.</ref> Sau ngày 9 tháng 6, sự kháng cự trên không của Pháp hầu như chấm dứt và nhiều máy bay còn khả năng chiến đấu đã rút chạy sang [[Bắc Phi]] thuộc Pháp. Không quân Đức giờ đã được "xả láng" hoành hành. Những cuộc tấn công giờ tập trung vào hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp quân đội Đức trên bộ. ''Luftwaffe'' tập trung vào các tuyến phòng thủ để công kích dữ dội, khiến cho chúng phải nhanh chóng sụp đổ dưới đòn tấn công thiết giáp sau đó.
 
''Luftwaffe'' gần như đã tiêu diệt hoàn toàn ''Armée de l'Air'' trong thời gian chiến dịch và giáng một đòn nặng nề vào lực lượng của RAF. Ước tính Pháp mất 1,274 máy bay, Anh thiệt 959 chiếc (trong đó có 477 tiêm kích).<ref>E.R Hooton 2007, p. 90.</ref> Trong chiến dịch nước Pháp không quân Đức mất 28% lực lượng đã tung ra, tức là khoảng 1,428 máy bay bị tiêu diệt (1,129 bị quân địch phá huỷ, 299 là do tai nạn). Ngoài ra có 488 máy bay bị hư hỏng (225 là do quân địch, 263 do tai nạn), nâng tổng số thiệt hại của Đức lên đến 36% sức mạnh của ''Luftwaffe''.<ref>E.R Hooton 2007, p.90.</ref><ref>Murray, 1983. p. 40.</ref> Chiến dịch này là một thành công ngoạn mục của không lực Đức. ''Luftwaffe'' đã huỷ diệt một cách có hiệu quả 3 thế lực không quân Đồng minh và gây thiệt hại nặng cho lực lượng không quân thứ 4 (không quân Anh).
 
===Cuộc sơ tán thứ 2 của đội quân viễn chinh Anh===
Hầu hết quân đội Anh còn tham chiến đã tới tập trung tại [[Saint-Valery-en-Caux]] để chuẩn bị rút lui, nhưng quân Đức đã chiếm được các cao điểm xung quanh cảng khiến cho việc rút lui không thể thực hiện được và ngày 12 tháng 6 tướng Fortune phần còn lại của quân đội Anh đã đầu hàng tướng Rommel. Cuộc sơ tán của đội quân viễn chinh thứ 2 của Anh đã diễn ra trong [[chiến dịch Ariel]] từ 15 đến 25 tháng 6. Không quân Đức, làm chủ tuyệt đối bầu trời nước Pháp, đã kiên quyết ngăn chặn các cuộc sơ tán khác của Đồng minh sau lần thất bại ở Dunkirk. [[Quân đoàn không quân số 1 (Đức)|Phi đội ''Fliegerkorps'' I]] được phân công phụ trách vùng [[Normandy]] và [[Brittany]]. Trong 2 ngày 9 và 10 tháng 6 cảng Cherbourg đã phải hứng chịu 15 tấn bom Đức, trong khi [[Le Havre]] có 10 đợt ném bom đã đánh chìm 2,949 grt dung tích các tàu sơ tán Đồng minh. Ngày 17 tháng 6 năm 1940 máy bay [[Junkers Ju 88]] (chủ yếu thuộc phi đội ''Kampfgeschwader 30'') đã đánh đắm "10,000 tấn tàu" dung tích 16,243 grt [[RMS Lancastria|''Lancastria'']] ngoài khơi St Nazaire và giết chết khoảng 5,800 người<ref>E.R Hooton 2007, p. 88.</ref>. Tuy nhiên, không quân Đức lại một lần nữa thất bại trong việc ngăn chặn cuộc sơ tán với chừng 190 - 200,000 quân Đồng minh trốn thoát.
 
===Đầu hàng và đình chiến===
{{main|Hiệp định đình chiến với Pháp (hiệp định Compiègne lần thứ 2)}}
[[Image:Hitler and german-nazi officers staring at french marechal foch statue june25 1940.png.png|right|thumb|190px|[[Hitler]] (tay chống nạnh) nhìn chằm chằm vào bức tượng của Foch trước khi ký hiệp định đình chiến tại Compiègne, Pháp (22 tháng 6 năm 1940)]]
Thủ tướng Paul Reynaud buộc phải từ chức do không tán thành việc chấm dứt chiến tranh.{{Fact|date=April 2009}} Người kế nhiệm ông là [[thống chế Pháp|thống chế]] [[Philippe Pétain]] đã tuyên bố trên radio cho nhân dân Pháp biết ý định của mình về đề nghị đình chiến với Đức. Khi Hitler nhận được đề nghị đình chiến, ông ta đã chọn rừng Compiègne làm địa điểm tiến hành đàm phán. Compiègne là nơi ký kết [[hiệp định đình chiến với Đức (Compiègne)|hiệp đình chiến năm 1918]], kết thúc [[chiến tranh thế giới thứ nhất]] với thất bại nhục nhã của Đức, Hitler thấy lực chọn này là sự rửa nhục tốt nhất của Đức đối với Pháp.{{Fact|date=April 2009}} Hiệp định đình chiến được ký ngày 22 tháng 6 trên cùng toa xe lửa mà tại đó hiệp đình chiến năm 1918 được ký kết (đã được mang ra từ bảo tàng và đặt lại đúng nơi nó đã nằm năm 1918), Hitler ngồi đúng tại chiếc ghế mà thống chế [[Ferdinand Foch]] đã ngồi trước các đại diện của nước Đức chiến bại. Sau khi nghe đọc nghi thức, Hitler, trong một cử chỉ tỏ ý khinh miệt có tính toán với các đại biểu của Pháp, đã rời toa xe, để cuộc đàm phán lại cho thủ lĩnh [[OKW]], tướng [[Wilhelm Keitel]].{{Fact|date=April 2009}} Cụm tập đoàn quân số 2 của Pháp dưới quyền chỉ huy của [[Andre Gaston Pretelat|tướng Pretelat]], đã đầu hàng cùng ngày hôm đó và lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25 tháng 6 năm 1940.{{Fact|date=April 2009}}
 
== Kết quả ==
[[Image:France map Lambert-93 with regions and departments-occupation-fr.svg|thumb|upright=1.6|Bản đồ nước Pháp dưới sự chiếm đóng của Đức.]]
Nước Pháp bị phân chia thành khu vực chiếm đóng của Đức ở phía bắc và phía tây và một nhà nước độc lập trên danh nghĩa ở phía nam, đóng tại thị trấn [[Vichy]], gọi là [[Chính phủ Vichy]]. Quốc gia Pháp mới này, do Pétain cầm đầu, chấp nhận hoàn cảnh một quốc gia bại trận và cố gắng giành thiện cảm của Đức bằng cách hoà hoãn và thụ động. [[Charles de Gaulle]], được Reynaud cử làm thứ trưởng bộ quốc phòng, đang ở London vào thời điểm đầu hàng, đã đưa ra [[lời kêu gọi ngày 18 tháng 6]]. Trong bài phát thanh này ông từ chối công nhận tính hợp pháp của chính phủ Vichy và bắt đầu tổ chức thành lập [[chính phủ nước Pháp tự do]]. Nhiều thuộc địa Pháp ở nước ngoài ([[Guyane thuộc Pháp]], [[xích đạo châu Phi thuộc Pháp]]) gia nhập cùng với de Gaulle hơn là chính phủ Vichy.
 
Người Anh bắt đầu nghi ngờ lời hứa của đô đốc Darlan với Churchill là không để cho hạm đội Pháp tại Toulon rơi vào tay Đức do nội dung của hiệp định đình chiến{{Fact|date=April 2009}}; bởi vậy họ đã [[cuộc tấn công Mers-el-Kebir|tấn công hạm đội hải quân Pháp]] tại châu Âu và châu Phi, từ đó dẫn đến tình trạng thù địch và nghi ngờ giữa hai đồng minh cũ Anh và Pháp.{{Fact|date=April 2009}}
 
== Thương vong ==
===Đức===
Có khoảng 27,074 lính Đức chết và 111,034 người khác bị thương, hơn 18,384 mất tích trong tổng số 156,000 người thiệt hại của Đức.{{Fact|date=April 2009}}
 
===Đồng minh===
Đổi lại, Đức đã đánh bại hoàn toàn Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan và đánh bật được quân Anh ra khỏi lục địa. Tổng tổn thất của Đồng minh tính cả số lượng quân Pháp bị bắt sống lên đến 2,292,000 người.
*Pháp - 90,000 chết, 200,000 bị thương và gần 1,800,000 bị bắt. Trong tháng 8 năm 1940, 1,575,000 tù binh đã bị đưa sang Đức và ước tính chỉ còn lại 940,000 người được quân Đồng minh giải thoát năm 1945. Trong thời gian bị Đức giam cầm, 24,600 tù binh Pháp chết, 71,000 người trốn thoát, 220,000 được phóng thích theo nhiều thoả thuận khác nhau giữa chính phủ Vichy với Đức, và vài trăm nghìn người khác được tha bổng bởi lí do ốm yếu tàn tật.<ref>Durand, ''La Captivité'', p. 21</ref> Hầu hết tù nhân trong thời gian giam giữ đều bị bắt buộc làm lao động nô lệ.{{Fact|date=April 2009}}
*Anh - 68,111 chết, bị thương và bị bắt {{Fact|date=April 2009}}
*Bỉ - 23,350 chết hoặc bị thương {{Fact|date=April 2009}}
*Hà Lan - 9,779 chết hoặc bị thương {{Fact|date=April 2009}}
*Poland - 6,092 chết, bị thương hay bị bắt {{Fact|date=April 2009}}
*Tiệp Khắc - mất 1,615 người, trong đó 400 bị chết.{{Fact|date=April 2009}}
 
== Historiography ==
[[Image:Bundesarchiv Bild 101I-126-0347-09A, Paris, Deutsche Truppen am Arc de Triomphe.jpg|thumb|Quân Đức diễu hành qua [[Khải hoàn môn Paris]]]]
Sau chiến tranh, Quốc hội Pháp đã thành lập một ủy ban điều tra nguyên nhân thất bại; nhưng khi công việc còn chưa hoàn thành thì uỷ ban đã bị giải tán năm 1951.<ref>Jackson, p.189</ref> French interest in the events was afterwards rather limited with few major histories appearing.<ref>Jackson, p.190</ref> Lĩnh vực này được để lại cho cho các tác gia Anh và Mĩ. Ba tác phẩm lớn đã ra đời trong những năm 1960: ''Tại sao nước Pháp sụp đổ'' của [[Guy Chapman]] (1968); ''Thua trận: nước Pháp 1940'' của [[Alistair Horne]] (1969) và ''Sự sụp đổ của nền cộng hoà thứ ba: nghiên cứu về sự thất thủ của nước Pháp năm 1940'' của [[William Shirer]] (1969).<ref>Jackson, p.192</ref> Hai tác phẩm sau đã được dịch ra tiếng Pháp, also translated into French, có một ảnh hưởng rộng lớn đối với nhận thức nói chung của mọi người về chiến dịch.<ref>Jackson, p.193</ref> Chúng thống nhất với vài tác phẩm trước đó của Pháp, như ''Étrange Défaite'' ("Thất bại lạ kỳ"), tác phẩm xuất bản sau khi mất của [[Marc Bloch]] năm 1946, và ''Soixante jours qui ébranlèrent l'occident'' ("60 ngày rung chuyển phía Tây") năm 1956 của [[Jacques Benoist-Méchin]] trong việc mô tả Pháp như một quốc gia bị khủng hoảng tinh thần với một bộ máy lãnh đạo yếu kém và người dân bị chia rẽ do những tranh chấp về chính trị.{{Fact|date=April 2009}} Theo quan điểm này, những cuộc đình công và những giới hạn ngân sách đã ngăn cản một chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh .{{Fact|date=April 2009}} Nước Pháp, rốt cục đi đến suy yếu, trở nên mang tâm lí chiến bại và thụ động, đièu này thể hiện rõ trong thái độ của một Bộ Tư lệnh "xơ cứng", không có khả năng thích nghi với những chiến thuật hiện đại. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với nước Đức, nơi đã chấp nhận chiến thuật ''đánh nhanh thắng nhanh'' làm cho chiến thắng của Đức là gần như không thể tránh khỏi. Một tác giả hiện đại [[Eugen Weber]] đã sử dụng cốt lõi nhận thức này trong tác phẩm ''Những năm tháng giả dối: nước Pháp thập niên 30'' (1994).{{Fact|date=April 2009}}
 
Tại Pháp việc tiếp cận chủ đề này vẫn luôn luôn phổ biến, được htể hiện ở những tác phẩm sau này như ''La Décadence'' (''Suy tàn'') của [[Jean-Baptiste Duroselle]] (1979). Đặc biệt ở bên ngoài nước Pháp <ref>Jackson, p.196</ref> trong việc chống đối lại các "tác gia suy tàn" một trường phái xét lại đã phát triển.<ref>Peter Jackson, "Post-War Politics and the Historiography of French Strategy and Diplomacy Before the Second World War", ''History Compass'' '''4''' (5), 870–905</ref> Các sử gia xét lại một mặt nhấn mạnh sự rất bất lợi về kinh tế và cấu trúc dân số của Pháp, làm cho nước Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc ngang hàng với Đức trong nhiều vấn đề, từ tình trạng dân chúng, lãnh đạo đến tướng lĩnh; và mặt khác sự ngẫu nhiên căn bản của lịch sử, cho thấy lựa chọn thực tế một chiến thuật là nguyên nhân chính của thất bại. Khi cách tiếp cận vấn đề này chiếm ưu thế nó thường dẫn đến cái nhìn về thất bại của Pháp như là đã bịo dịnh trước bởi hoàn cảnh, trong ki nhiều quan điểm "ngẫu nhiên" hơn có khuynh hướng cho rằng thắng lợi phòng ngự của Pháp là hoàn toàn có thể.{{Fact|date=April 2009}}
 
An early revisionist work was [[Adolphe Goutard]]'s ''La Guerre des occasions perdues'' ("The War of Lost Opportunities", 1956), claiming that the war could have been won with a correct strategy. In the 1960s the "international history" school around [[Pierre Renouvin]] saw the low birth rate, the manpower losses in the previous war and a slow industrial innovation cycle as the main factors. At the same time Canadian historian [[John Cairns]] in a number of articles warned against the tendency to read the defeat into all previous events.{{Fact|date=April 2009}} In the 1970s, [[Robert J. Young]] argued in his ''In Command of France: French Foreign Policy and Military Planning, 1933-1940'' (1978) that the French leadership in its military planning rationally adapted to the conditions present in preparing for a long war of attrition against Germany.{{Fact|date=April 2009}} The Israeli-American historian [[Jeffrey Gunsburg]] in his ''Divided and Conquered: The French High Command and the Defeat of the West, 1940'' (1979) saw the failure of France's allies to match the French war effort in proportion to their population as the main Allied weakness.{{Fact|date=April 2009}} French historian [[Robert Frankenstein]] in his ''Le prix du réarmement français, 1935–1939'' (1982) showed that France made an enormous rearmament effort, in the end surpassing German production in both tanks and aircraft.{{Fact|date=April 2009}} In 1985 [[Robert Doughty]] in his ''The Seeds of Disaster: The Development of French Army Doctrine, 1919–1939'' tried to replace the image of a merely stagnant French military doctrine with that of an as such understandable adaptation to manpower shortages in form of very methodical tactics, as opposed to the flexible German ''[[Auftragstaktik]]''.{{Fact|date=April 2009}}The traditional presumed antithesis with German ''Blitzkrieg'' tactics was made even more problematic by [[Karl-Heinz Frieser]]'s ''Blitzkrieg-Legende'' (1995), which claimed that ''Blitzkrieg'' was neither the basis of German long term geostrategy nor the tactical basis of the official German attack plan of May 1940.{{Fact|date=April 2009}} Pointing out that in strategic battlefield simulations of the campaign it is hard to make the Allied side lose, American historian [[Ernest May (historian)|Ernest May]] in his ''Strange Victory: Hitler’s Conquest of France'' (2000) emphasizes the failure of Allied intelligence to predict the German strategy.{{Fact|date=April 2009}}
 
== Xuất hiện trong văn học ==
Trận chiến nước Pháp và sự chiếm đóng sau đó đã được mô tả trong ít nhất 2 tác phẩm văn học đáng chú ý: ''[[Những ngọn nến vàng cho Paris]]'' của [[Bruce Marshall]] và công trình nghiên cứu mới đây của [[Irène Némirovsky]], ''Suite française'' (Đoàn tuỳ tùng nước Pháp).
 
Cả 2 cuốn sách đều thảo luận về những năm trước chiến tranh, "[[Cuộc chiến cuội]]" và sự xâm chiếm cũng như ảnh hưởng của nó đói với dân thường ở [[Paris]]. Cả 2 đều được viết chính trong giai đoạn (hoặc ngay sau) những sự kiện xảy ra, và còn là những tác phẩm nghiên cứu, hơn là một cuốn nhật ký các sự kiện, do được cho là có thể dựa trên những kinh nghiêm cá nhân của chính tác giả tại thời kỳ đó.{{Fact|date=April 2009}}
 
==Xem thêm==
*[[Tổ chức Đội quân viễn chinh Anh năm 1940]]
*[[Blitzkrieg]]
*[[Lịch sử quân sự Pháp trong Đệ nhị thế chiến]]
*[[Trận Hà Lan]]
*[[Trận Bỉ]]
*[[Chính phủ Vichy]]
*[[Mặt trận phía tây]]
 
==Chú thích==
{{reflist|2}}
 
==References==
<!-- For texts consulted in writing -->
<div class="references-small">
 
*ed. Blatt, Joel. (1998). ''The French Defeat of 1940: Reassessments''. Breghahn Books. ISBN 1-57181-109-5
*[[Brian Bond|Bond, Brian]]. (1990) ''Britain, FrancE and Belgium, 1939-1940''. Brassy's, London. ISBN 0-08-037700-9
*Churchill, Winston S. <cite>''The Second World War: Their Finest Hour (Volume 2)''</cite>. Houghton Mifflin Company, Cambridge, 1949
*[[Durand, Yves]]. ''La Captivite, Histoire des prisonniers de guerre francais 1939 - 1945'', Paris, 1981. Best available study of the French prisoners of war in German captivity.
*Frieser, Karl-Heinz <cite>''Blitzkrieg-Legende—Der Westfeldzug 1940''</cite>. Oldenbourg, 2005.
*Gunsburg, Jeffrey A., 'The Battle of the Belgian Plain, 12-14 May 1940: The First Great Tank Battle', ''The Journal of Military History'', Vol. 56, No. 2. (Apr., 1992), pp. 207–244.
*Harman, Nicholas. (1980) ''Dunkirk; the necessary myth''. London: Hodder and Stoughton. ISBN 0 340 24299 X
*Hooton, E.R. (2007). ''Luftwaffe at War; Blitzkrieg in the West''. London: Chervron/Ian Allen. ISBN 978-1-85780-272-6.
*[[Julian T. Jackson|Jackson, Julian T.]]. <cite>''The Fall of France: The Nazi Invasion of 1940''</cite>. Oxford UP, 2003.
* Krause, M. and Cody, P. (2006) ''Historical Perspectives of the Operational Art''. Center of Military History Publication. ISBN 978-0-16072-564-7
*Taylor, A.J.P. and Mayer, S.L., eds. ''A History Of World War Two''. London: Octopus Books, 1974. ISBN 0-70640-399-1.
*Weal, John (1997). Junkers Ju 87 ''Stukageschwader'' 1937-41. Oxford: Osprey. ISBN 1-85532-636-1
*Weinberg, Gerhard L. <cite>''A World at Arms: A Global History of World War II''</cite>. Cambridge UP, 1995.
*Martin, J. and Martin, P. <cite>''Ils étaient là: l’armée de l’Air septembre 39 - juin 40''</cite>. Aero-Editions, 2001. ISBN 2-9514567-2-7
</div>
 
==Further reading==
<div class="references-small">
* [[Martin Alexander|Alexander, Martin]]. <cite>Republic in Danger, General Maurice Gamelin and the Politics of French Defence, 1933-1940</cite>, Cambridge: Cambridge University Press, 1992. An examination of Gamelin’s career and French military preparations during the 1930’s. Highly complimentary work stressing French rational preparations for the war.
* {{cite book|title=Destination Dunkirk|last=Blaxland|first=Gregory|year=1973|publisher=Military Book Society|pages=436pp.}} This was the first detailed account of the B.E.F. in France. The fight for survival finished with the return from France in the little ships
* [[Marc Bloch|Bloch, Marc]]. <cite>Strange Defeat, A Statement of Evidence Written in 1940</cite>, Hopkins, New York: W.W. Norton & Co., 1968. Written in 1940 by a veteran of the campaign. Considered one of the early key works on understanding how the French saw this defeat. Author killed in 1943 by Gestapo due to resistance work.
* {{cite book|title=The Battle Of France Then And Now|last=Cornwell|first=Peter D.|year=2008|publisher = Battle of Britain International Ltd.}} Six nations locked in aerial combat - September 1939 to June 1940.
*[[Robert Allan Doughty|Doughty, Robert Allan]]. <cite>The Seeds of Disaster: The Development of French Army Doctrine, 1919-1939</cite>, Archon, 1986. Examination of errors the French made in military doctrine during the inter-war years and how this, not defeatism or lack of quality equipment, led to the defeat of 1940.
*[[Robert Allan Doughty|Doughty, Robert Allan]]. <cite>The Breaking Point: Sedan and the Fall of France, 1940</cite>. Archon, 1990. Classic study on the events of 13 and [[14 May]].
* Gerard, Lt. Robert M. <cite>Tank-Fighter Team</cite>, 1943
*[[Alistair Horne|Horne, Alistair]]. <cite>To Lose a Battle, 1940</cite>, Boston: Little Brown and Co., 1969. Narrative account of the Fall of France in 1940. Very readable but also dated in terms of its non-critical acceptance of the defeatism argument.
*[[Eugenia C. Kiesling|Keisling, Eugenia C.]] <cite>Arming Against Hitler: France and the Limits of Military Planning</cite>. UP of Kansas, 1996. Study stressing the weaknesses of the French reserve, mobilization and training system. Rejects the defeatism interpretation.
*[[Klaus A. Maier|Maier, Klaus A.]] <cite>Germany and the Second World War: Germany's Initial Conquests in Europe</cite>. Oxford UP, 1991. English translation of a thorough collective German academic study, giving a detailed account of all events.
*[[Ernest R. May|May, Ernest R.]] <cite>Strange Victory: Hitler's Conquest of France</cite>. Hill & Wang, 2001. A modern account for the general public focusing on politics, strategy and intelligence.
*[[John Mosier|Mosier, John]]. <cite>The Blitzkrieg Myth: How Hitler and the Allies Misread the Strategic Realities of World War II</cite>. HarperCollins, 2003. Strongly revisionist interpretation, denying that the concept of Blitzkrieg can even be applied to this campaign.
*Shepperd, Alan. ''France 1940'', Blitzkrieg in the West; Osprey Campaign Series #3, Osprey Publishing, 1990.
*[[William L. Shirer|Shirer, William L.]]. <cite>Berlin Diary: The Journal of a Foreign Correspondent, 1934-1941</cite>. Johns Hopkins UP, 2002. In the period just before the surrender, Shirer worked for CBS News under [[Edward R Murrow]], moving around Europe as events dictated. This is his written account of the period.
* [[Robert J. Young|Young, Robert J.]] <cite>In Command of France: French Foreign Policy and Military Planning, 1933-1940, </cite> Cambridge: Harvard University Press, 1978.
 
</div>
 
== Liên kết ngoài ==
*[http://www.bbc.co.uk/history/interactive/animations/wwtwo_map_fall_france/index.shtml BBC - Lịch sử thế chiến 2: Thất bại của chiến dịch nước Pháp] (Hoạt hình màu về chiến dịch)
* [http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/facts01.htm Hồ sơ chính thức của Đức về Trận chiến nước Pháp (xuất bản năm 1940)]
*[http://www.kbismarck.com/frencharmistice.html Đình chiến giữa Đức và Pháp, ngày 22 tháng 6 năm 1940]
* [http://www.waroverholland.nl Cuộc xâm lược Hà Lan tháng 5 năm 1940]
 
[[Category:Đệ nhị thế chiến|Đệ nhị thế chiến]]
 
{{Link FA|he}}
[[ar:معركة فرنسا]]
[[bg:Битка за Франция]]
[[ca:Batalla de França]]
[[cv:Францине тапăнса кĕни]]
[[cs:Bitva o Francii]]
[[da:Slaget om Frankrig]]
[[de:Westfeldzug]]
[[el:Εισβολή και κατάληψη της Γαλλίας - 1940]]
[[es:Batalla de Francia]]
[[fr:Bataille de France]]
[[ko:프랑스 전투]]
[[id:Pertempuran Perancis]]
[[it:Campagna di Francia]]
[[he:המערכה על צרפת]]
[[lv:Kauja par Franciju]]
[[lt:Mūšis dėl Prancūzijos]]
[[nl:Slag om Frankrijk]]
[[ja:ナチス・ドイツのフランス侵攻]]
[[no:Slaget om Frankrike]]
[[pl:Kampania francuska 1940]]
[[pt:Batalha de França]]
[[ru:Французская кампания (1940)]]
[[simple:Battle of France]]
[[sk:Bitka o Francúzsko]]
[[sl:Primer Rumeni]]
[[fi:Taistelu Ranskasta]]
[[sv:Slaget om Frankrike]]
[[tr:Fransa Seferi]]
[[uk:Французька кампанія]]
[[zh:法國戰役]]
{{DEFAULTSORT:Battle Of France}}