Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tĩnh (nhà Đường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 24:
Mùa thu năm 621, Đường Cao Tổ hạ lệnh cho Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh đem đại quân diệt nước Lương, trong khi đó Lý Viện và các tướng khác tấn công ở các mặt trận khác. Cùng lúc này trời mưa to, mực nước sông Trường Giang rất cao, dòng chảy rất nhanh. Trong khi các tướng khác cho rằng nên tạm hoãn tiến công, Lý Tĩnh khuyên Lý Hiếu Cung nên nhân lúc nước chảy nhanh mà vượt sông đánh kinh đô của Tiêu Tiển là Giang Lăng. Lý Hiếu Cung theo kế, ngay hôm đó cùng Lý Tĩnh chỉ huy 2000 chiến thuyền vượt sông. Tiêu Tiển vì thấy mùa lũ nên đã cho quân lính giải tán lo việc nông canh, một mặt chỉ có thể huy động quân già yếu ra chống, một mặt sai người đi kêu gọi quân tiếp viện. Lý Hiếu Cung thấy kế của Lý Tĩnh ngay từ đầu thuận lợi nên nóng lòng muốn đánh, chư tướng ai cũng nhao nhao xin giết giặc. Chỉ có Lý Tĩnh nói:
 
- :"''Nhất thiết không được có thái độ khinh địch như các tướng mà xuất chiến. Lúc này Tiêu Tiển gọi quân cứu viện đến, tất sẽ thắng, quân ta cứ cho thuyền neo ở bờ nam, kiên quyết không có động tĩnh gì, khí thế quyết một trận tử chiến của quân địch sẽ tiêu tan trong chốc lát. Đợi đến khi quân địch nghĩ rằng quân ta không dám quyết chiến cùng chúng, rải binh khắp nơi, không giữ chắc được bờ bắc thì quân ta mới khởi binh, lý nào lại không thắng được?''".<ref name=":0">Đường Nhạn Sinh, Bao Thúc Diễm, Chu Chính Thư "''Mưu trí thời Tùy - Đường''"</ref>
 
Lý Hiếu Cung theo lời các tướng, chỉ để Lý Tĩnh ở lại giữ trại, còn mình dẫn theo quân sĩ ra đánh. Chẳng ngờ quân Lương sĩ khí đang hăng, lấy một chọi mười, đánh quân Đường thua thảm hại. Lý Hiếu Cung phải quay lại giữ bờ nam. Quân Lương thấy đại thắng thì mở cờ trong bụng, hồ hởi chèo thuyền ra giữa sông dể thu chiến lợi phẩm, quân Đường còn sợ không dám nhìn thẳng. Lý Tĩnh lúc này lại khuyên Lý Hiếu Cung nhân lúc quân địch đang không đề phòng, nên đánh ngay. Lý Hiếu Cung đồng ý, cho Lý Tĩnh cấp quân xông ra giết, quân Lương đang đắc ý không ngờ quân Đường lại đến đánh nên chỉ lo chạy thoát thân chứ không nghĩ đến việc đánh trả. Quân Lý Tĩnh thừa sức truy đuổi, giết ngược một mạch thẳng đến tận dưới chân thành Giang Lăng.
Dòng 30:
Sau khi đánh bại tướng Lương là Văn Thế Hồng, Lý Hiếu Cung cho quân vây hãm Giang Lăng, cắt đứt liên lạc của Tiêu Tiển với quân đội của mình trên khắp lãnh thổ. Quân Đường lúc này cướp được vô số chiến thuyền, ai cũng vui mừng, cho rằng chiến rằng chiến hạm quý báu khác thường như vậy mà dùng để đánh địch thì chỉ có toàn thắng. Chỉ có Lý Tĩnh không vui mừng gì, lại ra kế nên thả nổi chiến thuyền trên sông. Các tướng sĩ nghi hoặc, Lý Tĩnh giải thích:
 
- :"''Lãnh địa quân địch phía nam vượt qua Linh Biểu, phía đông là sông, quân ta lại tiến sâu vào. Nếu không thể công phá được Giang Lăng ngay lập tức, thì viện binh của địch đã tập trung ở dọc sông, lúc đó trong ngoài đều có địch, tiến thoái lưỡng nan, lúc đó dù có chiến thuyền tốt cũng chẳng để làm gì. Không khó để thấy rằng theo cách nghĩ thông thường của viện binh nếu phát hiện thấy ở hạ du một loạt chiến thuyền của quân Lương mà không có người để hỏi thăm thì tất sẽ nghĩ rằng kinh đô Giang Lăng đã bị ta đánh hạ, vì thế mà không dám tùy tiện tiến thêm. Do đó chúng ta phải dùng cách đi ngược lại với suy nghĩ thông thường càng thấy thành khó hạ thì càng phải thả số thuyền đó trôi sông để làm cho viện binh của địch nghi hoặc mà dừng lại. Viện binh đến chậm thì Giang Lăng đã là của chúng ta rồi.''"<ref name=":0" />
 
Quân cứu viện của Tiêu Tiển thấy dọc sông đều là thuyền bè không người, quả nhiên lầm tưởng rằng Giang Lăng đã thất thủ nên không tiến thêm nữa. Trong khi đó quan viên địa phương thấy Giang Lăng bị vây chặt thì ùn ùn kéo nhau ra lạy chầu quân Đường, Tiêu Tiển chờ mãi chẳng thấy quan viên lẫn viện binh đến nên đã đầu hàng Lý Hiếu Cung. Quân Đường vào Giang Lăng, ngang nhiên cướp bóc, lại viện dẫn lí lẽ: "''Tướng địch không chủ động đến hàng, chết là còn may chán, lẽ ra còn phải tịch thu hết gia sản khen thưởng cho tướng sĩ''." Lý Tĩnh lại khuyên Lý Hiếu Cung:
 
- :"''Vương sư vào thành nên để tiếng nghĩa bay xa, những người chết vì chủ, thực là trung thần, sao lại cho là phản nghịch? Nếu quân ta hậu đãi các trung thần này thì chẳng mất tí công sức nào mà vẫn được hàng loạt trung thần chắp tay đến xin hàng.''"<ref name=":0" />
 
Nhờ Lý Tĩnh và hàng thần của Tiêu Tiển là [[Sầm Văn Bản]] khuyên can nên Lý Hiếu Cung ra lệnh cấm cướp bóc dân chúng và không được trả thù quan tướng nước Lương. Các châu huyện nước Lương nghe tin Giang Lăng thất thủ nên đã đầu hàng nhà Đường. Hơn 10 vạn viện binh cũng cởi giáp ra hàng. Tiêu Tiển bị giải về [[Trường An]] và bị Đường Cao Tổ ra lệnh chém đầu. Lý Tĩnh vì lập công nên được thăng làm Vĩnh Khang huyện công. Sau đó Đường Cao Tổ sai Lý Tĩnh xuôi nam đi thuyết phục một số vùng nay thuộc [[Quảng Đông]] và [[Quảng Tây]], trước đó vốn theo Tiêu Tiển và một thủ lĩnh nghĩa quân khác là [[Lâm Sĩ Hoằng]], thần phục nhà Đường. Lý Tĩnh tiến quân đến Quế Châu và đã chiêu hàng được một số thủ lĩnh nghĩa quân lớn trong vùng. Lý Tĩnh sau đó được giữ chức thứ sử Quế Châu.
 
=== Diệt Phụ Công Thạch ===