Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George I của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 119:
 
== Di sản ==
[[File:GeorgeIThornhill.jpg|right|thumb|Chân dung George I và gia đình ông, tác phẩm của [[James Thornhill]].]]
[[File:Georg I. Ludwig (George Louis), Kurfürst von Braunschweig-Lüneburg, König von Großbritannien und Irland und Titularkönig von Frankreich, Skulptur vom Bildhauer Carl (Karl) Rangenier, um_1862, Welfenschloss Hannover.jpg|right|thumb|Tượng George I ở Carl Rangenier thuộc Hanover.]]
 
George đã bị nhạo báng bởi người dân Anh<ref>Hatton, p. 291</ref>. Một số nhân vật đương thời, chẳng hạn như [[Mary Wortley Montagu|Lady Mary Wortley Montagu]], cho rằng ông là người không thông minh và đờ đẫn, lúng túng trước công chúng<ref>Hatton, p. 172</ref>. Mặc dù ông không được lòng dân Anh, do khả năng nói tiếng Anh của ông khá hạn chế, tuy nhiên có tài liệu thừa nhận rằng vào những năm cuối triều đại của mình, ông đã có thể nói, hiểu và viết được một số lượng lớn từ vựng tiếng Anh<ref>Hatton, p. 131</ref>. Ông nói thạo tiếng Đức, tiếng Latin, tiếng Pháp, một ít tiếng [[Hà Lan]] và tiếng [[Ý]]<ref>Gibbs, G. C. (September 2004; online edn, January 2006) "George I (1660–1727)", Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, doi:10.1093/ref:odnb/10538. Retrieved 30 July 2007 (subscription required)</ref>. Cuộc hôn nhân của ông và Sophia Dorothea là một tai tiếng khá lớn trong cuộc đời của ông<ref>Ashley, Mike (1998).''The Mammoth Book of British Kings and Queens''. London, UK: Robinson. p. 672. ISBN 1-84119-096-9.</ref>.
 
Đối với người Anh, George I là một vị quân vương dành phần lớn tình cảm của mình cho nước Đức. Theo ý kiến của sử gia [[Ragnhild Hatton]], George đã có rất nhiều tình nhân là người Đức<ref>Hatton, pp. 132–136</ref>. Tuy nhiên tại châu Âu lục địa, ông được xem như là một người cai trị tiến bộ khi ủng hộ [[trào lưu Khai sáng]], ông cho phép các nhà phê bình để xuất bản sách mà không phải đối mặt với nguy cơ bị kiểm duyệt gắt gao, và che chiwr cho Voltaire khi nhà triết học đã bị lưu đày từ Paris năm [[1726]]. Cả người Anh và châu Âu đều thừa nhận rằng George là người dè dặt, biết giữ chừng mực và thận trọng trong chi tiêu<ref>Gibbs, G. C. (September 2004; online edn, January 2006) "George I (1660–1727)", Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, doi:10.1093/ref:odnb/10538. Retrieved 30 July 2007 (subscription required)</ref>. Ông không thích xuất hiện ở nơi công cộng tại các sự kiện quan trọng, thường lẩn tránh các công việc trong hoàng gia bằng cách dành thời gian đến nhà hát, và đi vi hành đến nhà những người bạn để chơi bài. Mặc dù có một số sự chê trách, George, một người Kháng Cách được đa số người Anh nhìn nhận là xứng đáng cho ngôi vua hơn là giáo dân Công giáo James. [[William Makepeace Thackeray]] cho biết thái độ của ông là vừa yêu vừa ghét đối với nhà vua:
:''Trái tim của ông ta ở Hanover... Ông đến với đất nước chúng ta khi đã qua tuổi 50, chúng có có được ông ta bởi vì chúng ta muốn có, bởi vì sự cai trị của ông ta có lợi cho chúng ta. Chúng ta chế nhạo lối xử thiếu văn minh kiểu Đức của ông ta, và chế nhạo ông ta. Ông ta đã giành được lòng trung thành của chúng ta cho những gì có giá trị, hớt tay trên những món tiền ông có thể hớt; giữ cho chúng ta không một lần nữa lệ thuộc vào Giáo hội Roma. Tôi, có thể đã từng đứng về phía ông trong những ngày đó. Đa nghi và ích kỉ, nhưng ông vẫn khá hơn nhiều so với vị vua bên ngoài [[St. Germains]] (James Stuart), tên tay sai của vua [[Pháp]] và một đám tu sĩ [[dòng Tên]] được hắn ta rèn luyện.''<ref>Thackeray, W. M. (1880) [1860]. The Four Georges: Sketches of Manners, Morals, Court and Town Life. London: Smith, Elder. pp. 52–53.</ref>
 
Một hà văn thế kỷ XIX, chẳng hạn [[Thackeray]], [[Walter Scott|Sir Walter Scott]] và Lord Mahon, dựa vào sự tường thuật ban đầu được xuất bản trong thế kỉ trước như hồi kí của [[Lord Hervey]], và dành cảm tình cho những người Jacobite. Các tác gia vào thế kỉ XX cũng chịu ảnh hưởng này, như GK Chesterton, người mang tư tưởng chống Đức và chống đạo Tin Lành để phê phán những hành vi của George. Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, các sử gia nửa sau thế kỷ XX đã không còn mang chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa căm thù Đức quá nặng nề như trước nữa. Cuộc đời và triều đại của George đã được xem xét lại bởi các học giả như Beattie và Hatton, và con người ông đã được đánh gia lại bằng cái nhìn khoan dung hơn:
:''Một số nhà sử học đã phóng đại sự thờ ơ của nhà vua đối với tiếng Anh và chỉ ra sự thiếu hiểu biết tiếng Anh của ông có nhiều tác hại hơn thực tế. Ông đã gặp chút ít khó khăn trong việc giao tiếp với các bộ trưởng của ông ở Pháp, và ông đã dành nhiều sự quan tâm ho tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại và triều đình.''<ref>Plumb, J. H. (1967). "George I". ''Collier's Encyclopedia'' 10. p. 703.</ref>.
 
Tuy nhiên, vẫn còn khá khó để nhận xét về con người của George I vốn thất thường; ông đã tỏ ra vui tính và tình cảm trong những lá thư ông trao đổi với con gái mình, nhưng lại tỏ ra ngốc nghếch và vụng về trước công chúng. Có lẽ chính mẹ của ông đã đúng khi nhận xét về ông, bà giảng giải rằng ông ông là lạnh lùng và có chút nhút nhát, nhưng cũng có thể trở nên vui vẻ cởi mở, điều mà ông cần là tình yêu thương, mà ông cảm nhận sâu sắc, chân thành và rất nhạy cảm hơn là biểu thị nó ra ngoài<ref>Hatton, p. 29</ref>.". Dù gì đi nữa, những năm tháng ngồi trên ngai vàng của ông cũng đầy sống gió, nhưng ngờ vào sự quản lí khôn ngoan và một chút thủ đoạn, hoặc với những sự tình cờ và sự hờ hững, ông đã kết thúc 13 năm cai trị của mình một cách khá yên ổn<ref>Gibbs, G. C. (September 2004; online edn, January 2006) "George I (1660–1727)", Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, doi:10.1093/ref:odnb/10538. Retrieved 30 July 2007 (subscription required)</ref>.
 
== Danh hiệu, huy hiệu ==
=== Danh hiệu ===