Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hành cung Vũ Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
==Khu du lịch hành cung Vũ Lâm==
Nằm sâu trong khu vực rừng núi của [[Quần thể di sản thế giới Tràng An]], để đến khu du lịch Hành cung Vũ Lâm, du khách sẽ được ngồi trên các con thuyền truyền thống do người dân địa phương chèo lái, trải nghiệm sự gắn kết gần gũi với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết, lộng lẫy của hang kỳ, đá lạ và trở về nét vàng son của lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.<ref>[http://langsontv.vn/node/59443 Tham quan Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình]</ref>
 
Dưới triều của nhà Trần có danh thần [[Trương Hán Siêu]], ông gốc là người [[Ninh Bình]], là một danh sĩ nổi tiếng thời Trần, và là môn khách đắc lực của Trần Hưng Đạo. [[Trương Hán Siêu]] có tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn vua Trần Nhân Tông về vùng đất này để tu hành thì sau đó danh thần Trương Hán Siêu cũng đã lui về ẩn tu và lập am tu tập tại quê hương [[Ninh Bình]]. Chính vì vậy mà Trương Hán Siêu cũng được nhân dân thờ tại khu di tích này.<ref>[http://www.phatgiaoninhbinh.org.vn/chi-tiet/trang-an-le-an-vi-tuong-truong-han-sieu-tai-hanh-cung-vu-lam Tràng An: Lễ an vị tượng Trương Hán Siêu tại Hành cung Vũ Lâm]</ref>
 
Từ bến đò [[Tràng An]], đi thuyền khoảng 15 phút qua hang Lấm là có thể vào đến thung Nội Lấm với diện tích gần 90 nghìn m2. Tại đây, Viện khảo cổ học Việt Nam đã khai quật, thám sát thung đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật ở trên bề mặt và trong những hố đào. Tiến sỹ Lê Thị Liên, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Sau thời gian tiến hành khai quật, thám sát khảo cổ học thung Nội Lấm - một địa điểm thuộc hành cung Vũ Lâm thời nhà Trần, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều dấu tích đáng chú ý, như: Dấu tích khu vực chứa sét nguyên liệu làm gốm; dấu tích cây gỗ trong lớp bùn đen; dấu tích đá kè đường đi hoặc làm bến nước; dấu tích đường đắp đất…Kết quả này cho thấy khả năng đã có hoạt động sản xuất gốm tại khu vực này. Bên cạnh đó, còn có các di vật thu được với 5.525 mảnh vỡ nằm ở trên bề mặt và 940 mảnh di vật các loại xuất hiện trong các hố đào. Qua nghiên cứu, phân tích đã phát hiện nhiều di vật có giá trị rất lớn là các mảnh trang trí kiến trúc, vật thể: đồ gốm tráng men, đồ sành, các cục thóc, gạo hóa than… Các nhà khảo cổ đưa ra giả thiết: khu vực này là nơi sản xuất gốm men vào thời Trần. Ban Quản lý [[Quần thể danh thắng Tràng An]] đã phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật, thám sát thung Nội Lấm thuộc Hành cung Vũ Lâm nằm trong lòng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An. Việc phát hiện dấu tích khu dự trữ nguyên liệu sét và những dấu tích đồ phế thải cho thấy khả năng đã có hoạt động sản xuất gốm tại đây, có thể đưa ra giả thuyết là khu vực này là nơi sản xuất gốm men vào thời Trần. Đến thời kỳ muộn hơn đồ sành có thể là sản phẩm chính.<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/thung-noi-lam-tuyen-du-lich-moi-trong-long-di-san-trang-an-20150703101719560p15c43.htm Thung Nội Lấm, tuyến du lịch mới trong lòng di sản Tràng An]</ref>
 
Nằm giữa thung Nội Lấm - suối Tiên là các đền thờ vua quan nhà Trần. Dưới triều của nhà Trần có danh thần [[Trương Hán Siêu]], ông gốc là người [[Ninh Bình]], là một danh sĩ nổi tiếng thời Trần, và là môn khách đắc lực của Trần Hưng Đạo. [[Trương Hán Siêu]] có tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn vua Trần Nhân Tông về vùng đất này để tu hành thì sau đó danh thần Trương Hán Siêu cũng đã lui về ẩn tu và lập am tu tập tại quê hương [[Ninh Bình]]. Chính vì vậy mà Trương Hán Siêu cũng được nhân dân thờ tại khu di tích này.<ref>[http://www.phatgiaoninhbinh.org.vn/chi-tiet/trang-an-le-an-vi-tuong-truong-han-sieu-tai-hanh-cung-vu-lam Tràng An: Lễ an vị tượng Trương Hán Siêu tại Hành cung Vũ Lâm]</ref>
 
<ref>[http://nbtv.vn/truyen-hinh/chuyen-muc/van-hoa-xa-hoi/dat-nguoi-hoa-lu/201509/dat-amp-nguoi-hoa-lu-hanh-cung-vu-lam-trong-quan-the-di-san-trang-an-27092015-638343/ Đất & Người Hoa Lư: Hành cung Vũ Lâm trong quần thể di sản Tràng An - 27/09/2015]</ref>