Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính trị cánh hữu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tuantintuc17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:12.5715651
Dòng 8:
Từ những năm 1830 đến những năm 1880, tại [[châu Âu]] cơ cấu giai cấp xã hội và nền kinh tế đã chuyển đổi quyền lực từ tầng lớp quý tộc sang giai cấp tư sản. Sự thay đổi chuyển dịch sang chủ nghĩa tư bản bắt đầu khi Đảng Bảo thủ của Anh quay sang ủng hộ chủ nghĩa tư bản.
Mặc dù cánh hữu bắt đầu với những người theo [[chủ nghĩa bảo thủ duy truyền thống]], [[chủ nghĩa quân chủ]], nó dần chuyển thành các phong trào bao gồm [[ chủ nghĩa bảo thủ]], [[chủ nghĩa tân bảo thủ]], một số nhánh [[chủ nghĩa chuyên chế]], [[chủ nghĩa dân tộc]], [[chủ nghĩa phát xít]], [[chủ nghĩa thượng đẳng chủng tộc]], [[dân chủ Kitô giáo]], [[chủ nghĩa cơ yếu]] và [[chủ nghĩa tự do cổ điển]], tôn giáo cực đoan, phân biệt kỳ thị sắc chủng tộc. Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức, ví dụ tư hữu hóa biểu hiện chính trị cánh hữu, cộng hữu hóa là biểu hiện chính trị cánh tả, nhấn mạnh văn hóa tôn giáo là chính trị cánh hữu, văn hóa thế tục hay vô thần là chính trị cánh tả, mở rộng quyền nhiều hơn xuống tầng lớp dưới là biểu hiện chính trị cánh tả và ngược lại là cánh hữu, cắt giảm an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh hữu, tăng an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh tả, cấm nhập cư hay cấm kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, thông thoáng nhập cư hay cho kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh tả, thông thoáng đầu tư nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, chú trọng bảo vệ kinh tế nội là biểu hiện chính trị cánh tả, gia tăng nhà nước kiểm soát kinh tế là chính trị cánh tả, ngược lại là cánh hữu .v.v.
 
Chính sách của cánh hữu ở các nước đa nguyên đa đảng thường có lợi nhiều hơn cho tầng lớp trên hay trung lưu lớp trên trong xã hội, nhưng có khi chính sách kinh tế có hiệu quả của họ hấp dẫn cả một bộ phận tầng lớp dưới, hay các chính sách dân tộc chủ nghĩa khích lệ tinh thần dân tộc, chính sách tôn giáo hấp dẫn cả những bộ phận khác trong xã hội. Ví dụ ở Mỹ đảng Cộng hòa thường có xu hướng hạn chế người nhập cư hơn so với đảng Dân chủ, để bảo vệ phồn thịnh và văn hóa truyền thống của Mỹ.