Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử thuyết tương đối rộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
Sự hợp tác của họ, được lưu lại trong 'cuốn sổ Zürich' của Einstein,<ref>[http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol4-doc/223 Research notes on a Generalized Theory of Relativity, Volume 4: The Swiss Years: Writings 1912-1914 Page 201]</ref> cho kết quả được công bố trong bài báo đứng tên hai người vào tháng Sáu năm 1913, gọi là bài báo Entwurf ('phác thảo').<ref>{{chú thích tạp chí|title=Entwurf einer Verallgemeinerten Relativitätstheorie und einer theorie der gravitation|author=Einstein, Grossmann|year=1913|url=http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol4-doc/325?ajax|journal=Teubner, Leipzig Press}}</ref> Sự tiến triển lớn giữa lý thuyết Entwurf này với thuyết tương đối tổng quát tháng Mười Một năm 1915 đó là phương trình trường hấp dẫn, nó xác định mối liên hệ giữa vật chất với độ cong động lực của không-thời gian. Phương trình trường này tuân theo tính 'hiệp biến tổng quát': chúng vẫn giữ nguyên dạng đối với mọi loại hệ tọa độ được chọn dùng để biểu diễn chúng. Ngược lại, tính hiệp biến của phương trình trường trong lý thuyết Entwurf bị giới hạn rất nhiều.
 
====Hai lý thuyết====
Tháng Năm 1913, khi ông và Grossmann đặt bút viết cho bài báo về lý thuyết Entwurf, Einstein được mời giảng tại hội nghị thường niên của Hiệp hội các Nhà khoa học Tự nhiên và Thầy thuốc [[Đức]] được tổ chức vào tháng Chín tại [[Wien]], một lời mời phản ánh sự tôn trọng cao của các đồng nghiệp dành cho người đàn ông 34 tuổi.
 
Tháng Bảy 1913, [[Max Planck]] và [[Walther Nernst]], hai nhà vật lý đứng đầu ở Berlin, đã đến Zürich đề nghị với Einstein một vị trí được trả thù lao hậu hĩnh và tự do về giảng dạy tại Viện Hàn lâm Khoa học Phổ ở Berlin, mà ông đã chấp nhận và chuyển tới vào tháng Ba 1914. Lực hấp dẫn không phải là vấn đề trọng tâm đối với Planck và Nernst; họ chủ yếu quan tâm tới Einstein cho những vấn đề của [[vật lý lượng tử]].
 
=== Einstein và Hilbert ===